Hoàng tấp xe vào lề, mở cửa đi xuống, lấy tờ tiền ra bước lại gần bà lão ăn mày, cúi chào bà đàng hoàng, rồi đặt tờ tiền vào tay bà, rồi nói gì bên tai bà, rồi quay lại xe lái đi tiếp. Bà lão ngẩng đầu lên đưa cặp mắt lờ đờ nhìn theo Hoàng và mấp máy đôi môi gì đó. Hồng hỏi:
– Anh cho tiền ăn mày mà sao vất vả vậy?
Hoàng đáp:
– Vì đó là hạnh phúc của anh mà. Anh cho tiền ai mà không trân trọng, tối về ray rứt ngủ không được.
– Nhưng như vậy có mất thời gian quá không?
– Đúng là có mất thời gian em ạ, nhưng mình cũng không có cơ hội tặng cho nhiều người đâu. Chỉ mỗi khi tặng cho ai thì cố gắng tặng cho với thái độ tôn trọng, sau đó mình đỡ mất thời gian mất ngủ. Thà không cho thì thôi, cho thì phải làm cho người ta cảm thấy có giá trị. Đừng cho mà lại làm cho người ta giảm bớt giá trị. Hồi xưa khi còn sống, bố anh dạy kỹ mấy việc này nên anh nhớ mãi.
– Chắc bố tuyệt vời lắm anh nhỉ?
– Khỏi nói luôn. Bố là vị thánh trong lòng anh. Bố dạy anh em của anh từng điều nhỏ nhặt tốt đẹp. Hồi đó trong xóm có 3 gia đình nghèo, mỗi khi bố mua cho tụi anh bánh kẹo gì thì cũng mua cho các bạn bên 3 gia đình đó giống như vậy. Bố hay bảo anh đem quà sang các nhà ấy tặng cho mà phải nói những lời tình cảm. Nói như là người ta không cần, chỉ tại mình quý mến họ nên đem quà sang biếu, chứ không phải tại người ta nghèo mà mình bố thí. Những đạo đức của bố dạy trở thành máu của anh. Bây giờ bố mẹ mất rồi mà anh em nhà anh vẫn giữ những lời răn dạy đó để sống. Anh tin trời đất có sự công bằng, sống đạo đức như bố dạy thì đời anh cứ thành công. Đôi khi bị trắc trở, đôi khi bị mưu hại, nhưng rồi có cái gì may mắn giúp mình vượt qua.
Hôm nào em vào công ty của anh ngày phát lương cho nhân viên em sẽ thấy, đích thân anh gửi từng người cái bao thư đựng tiền lương và nói lời cám ơn rất trân trọng. Nhân viên nhận tiền lương và nhận luôn tình cảm quý mến của tổng giám đốc. Vài người tìm được việc khác có mức lương cao hơn nên nghỉ bên anh qua làm chỗ mới. Chưa được hai tháng là họ quay lại xin làm lại. Họ nói lương cao hơn nhưng không hạnh phúc như bên này. Lúc đó anh rất khổ tâm. Vị trí công việc họ đã có người thay thế, họ quay lại mình chẳng biết sắp làm sao.
Đời anh chỉ có niềm vui là được giúp ai đó, được tặng biếu ai đó, và tặng biếu trong tình cảm tôn trọng. Đến bây giờ anh vẫn chưa lấy được vợ vì chẳng ai đồng ý cách sống của anh.
Hồng cười nói:
– Tiếc là em đã có gia đình, nếu chưa, chắc em sẽ theo anh. Em có vẻ thích cách sống như thế này. Bên công ty em cũng không có được tình cảm nội bộ gắn bó lắm. Có lẽ tại sếp hơi lạnh lùng 👴

Ông bà ta có nói “Của cho không bằng cách cho” cũng là đạo lý này. Nếu ta có đạo đức sâu sắc, khi ta tặng cho ai trong lúc khó khăn, ta sẽ không cho theo cách giúp đỡ ban bố, mà ta sẽ cho theo cách “ta mong muốn được tặng cho” ta cần cho, chứ không phải người kia cần nhận. Tặng cho như thế, ta giữ gìn được phẩm giá và lòng tự trọng của mọi người.

Tặng cho đã là khó, tặng cho với sự tôn trọng khéo léo còn khó gấp đôi. Và dĩ nhiên cái gì lũy thừa hai lên đều rất lớn, phúc lũy thừa hai lên thì không lường được kết quả. Năm nhân với hai thành mười, 5×2=10, nhưng năm lũy thừa hai sẽ thành hai mươi lăm, 5×5=25. Cái thái độ ân cần tôn trọng khi ta tặng cho đã làm cho phúc của ta khuếch đại ra, và làm cho cuộc đời này trở nên đáng sống.

Nhiều người giàu có tìm mua nhà nơi “đáng sống”, vì đó là nơi có cảnh trí đẹp, khí hậu ôn hòa, tiện ích đầy đủ. Nhưng không phải, nơi đáng sống chính là nơi con người có thể tặng cho nhau với tấm lòng tôn trọng yêu thương. Nơi đáng sống không phải là nơi mà ai cũng giàu và ngấm ngầm thi đua sự giàu có. Nơi đáng sống là nơi người giàu và người nghèo tôn trọng giúp đỡ nhau.

#tangcho
#gift
#donation
#tontrong
#nentangdaoduc

Bài viết liên quan

“ Tu là dừng, chuyển và sạch nghiệp “. Hoà Thượng Thích Thanh Từ

Trong kinh Phật dạy rất rõ: “ Chúng sanh tạo nghiệp từ thân, miệng ,...

Trị bệnh như thế nào cho đúng

Tất cả chúng ta có bệnh, Phật dạy lấy thuốc mà trị chớ không phải...

Tâm thư từ lá gan

TÂM THƯ GỬI TỪ GAN Gửi anh – bạn NGƯỜI thân mến, Tôi Lá Gan...

Thiền tông Việt Nam cuối thể kỷ 20

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX (tiếp-3) SƠ TỔ TRÚC LÂM (1258-1308) Vua...

TẬP LUYỆN ĐỂ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

CƠ HỘI DUY NHẤT DÀNH CHO CÁC BẠN ĐANG BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG. KHÔNG ĐẾN...

Tại sao Phật Tử phải tu Thiền – HT.Thích Thanh Từ

Hôm nay chúng tôi nói thẳng về đường lối tu Thiền mà hiện chúng tôi...

Trả lời