Dưới triều đại nhà Trần, Trần Nhân Tông (1258-1308) không chỉ là một vị vua anh minh mà còn là một thiền sư vĩ đại, sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm – một di sản tinh thần vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Ngài không lựa chọn hoàn toàn con đường thế tục hay con đường xuất gia ngay từ đầu, mà dung hòa cả hai. Đến tuổi trưởng thành, Đời và Đạo trong ngài hòa hợp, để rồi đến trung niên, hai con đường ấy hợp nhất, đưa ngài đến sự giác ngộ trọn vẹn. Qua những bài thơ và triết lý của ngài, cuốn sách Trần Nhân Tông, Đời – Đạo không hai đã phản ánh sâu sắc tư tưởng ấy.
Điểm đặc biệt của cuốn sách nằm ở góc nhìn của tác giả – một tu sĩ Phật giáo, người vừa sống trong đời, vừa hành trì Đạo pháp. Điều này tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa tác giả và thiền sư Trần Nhân Tông, giúp những lời bình giảng trở nên chân thực và thấm đẫm tinh thần giác ngộ. Tác giả không chỉ diễn giải thơ của ngài mà còn giúp người đọc cảm nhận được hành trình “đãi cát tìm vàng” cho đến khi “khám phá khuôn mặt chúa xuân” – một hành trình khai sáng đầy cảm hứng.
Với lối diễn giải gần gũi và sâu sắc, cuốn sách giúp người đọc hiểu rằng, chỉ cần “chuyên nhất dồi mài”, ai cũng có thể nhận ra bản tâm thanh tịnh trong chính mình.
Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua tài ba, một nhà quân sự kiệt xuất, một nhà ngoại giao khéo léo, mà còn là một nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Ngài vừa là bậc quân vương vừa là một thiền sư lỗi lạc, người đã làm rạng danh thời đại nhà Trần. Chính cuộc đời và tư tưởng của ngài đã để lại một dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn cảm hứng cho bao thế hệ sau này.
❀ Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng
❀ Khổ: 13×19 (cm)
❀ Số trang: 144 trang
❀ Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Tác giả:
Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của chùa Tây Tạng ở Bình Dương. Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử, mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài. Tổ khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.
Cuốn sách này dành cho:
– Những ai quan tâm, tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và dòng Thiền Trúc Lâm nói riêng
– Những ai quan tâm đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng, mang bản sắc Việt Nam nhưng có tầm ảnh hưởng thế giới
– Những ai muốn tự hoàn thiện bản thân, hướng tới chân – thiện – mỹ
– Ai đó muốn đóng góp cho đất nước và thế giới trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, có thể coi Trần Nhân Tông là một con người lý tưởng để noi theo
Trích đoạn sách hay
Đây là câu đầu tiên trong bài Xuân Vãn của ngài. Bài này nói sơ qua về con đường tâm linh cá nhân:
Niên thiếu chưa từng rõ sắc – Không,
Một xuân tâm ở tại trăm hoa
Khuôn mặt chúa Xuân nay khám phá
Giường gỗ, đệm thiền ngắm rụng hồng.
Niên thiếu chưa từng rõ Sắc – Không. Vào thời niên thiếu, chưa từng rõ (liễu), chưa từng ngộ (liễu ngộ), chưa từng biết trực tiếp tánh Không là gì.
Chưa có kinh nghiệm tâm linh trực tiếp về tánh Không, nhưng không phải ngài không có kiến thức và không học hỏi về tánh Không, bởi vì ông nội ngài là vua Trần Thái Tông (1218 – 1277) và cha ngài là vua Trần Thánh Tông (1240 – 1292) đều là những người ngộ đạo, và ngộ đạo khi đang làm vua.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.