LỜI ĐẦU SÁCH
“Cô ơi! Làm ơn in sách size chữ to, tụi con lớn tuổi không xem chữ nhỏ được!” – Đó là lờiyêu cầucủa cácđộc giảtừ bên kiađại dươnglẫnViệt Nam.
Tất nhiên điều này sẽ khiến sách dày, do quá trìnhbiên dịch, chỉnh sửa dịch phẩm này cũng hơn hai năm.Vì vậy, xin quý vị cóthói quenưa đọc hết sách trong một-vài ngày, hãychịu khóbỏ rathời giandài để đọc dần, như thế sẽ không thấy ngán và có thể thu đượclợi íchkhi xem.
Ngoàigiai thoạikỳ bí ra, những điều ngàiHư Vânlàm rất đáng chochúng talưu tâm, ngưỡng mộ. Trong công cuộc hoằng đạo, Ngài đã bỏ côngnghiên cứutỉ mỉ cáctông phái, lo đàođạo nhântàinối nghiệp, để cáctông pháiđó không bịtuyệt diệt. Ngài đi đến đâu làchấn chỉnhđạo phong,cứu vãnsựtu hànhtuột dốc, vực dậy tệ trạng… Ngài lập“Phật Học Xã” cho người muốnnghiên cứuPhật giáo, xây“Phật Học Viện, Viện Học Giới”chochư TăngNi trẻ, dựng các ngôi kiến trúcchuyên tuThiền, Tịnh, cất việnDiên Thọ Đườngđể nuôi người già yếu, xây Viện chẩn bệnhtừ thiện,lập TrườngTiểu Họcmiễn phícho con em dân nghèo…
Một cảnh chùa Ngài cất đến mười năm, hoành tráng,công phu, tinh xảo,tôn nghiêm. Trong đây có“Báo Ân Đường” dành chophụ mẫutu sĩ, có “Công Đức Đường” dành chođàn việt. Cõi âm cõi dương đều được Ngàiquan tâm, Không những lo chocõi ngườisống anmà cảđến loài vật Ngài cũngưu áidành riêng khu vực“Ao Phóng Sinh” cho chúng.
Khi bị đánh,tra tấntới ngất, Ngài mộng lêncõi trời Đâu Suấtngồi vào hàng dầu, vị thứ Ba, kế ngài A-nan. Gần ngài A-nan?- Tức là ở vào hàng Thánh vị? – Tôi đã từng thắc mắc không biết Ngài là bậc Thánh nào trong mười vịĐại đệ tửcủa Phật? Đọc sử Ngài,chúng tathấy có rất nhiều điềuthần bí, khi Ngài viếng núi Kê Túc thì chuông mõ tự ngân, lên chùa Cao Đảnh thì lan tiên tỏa hương thơm ngào ngạt, lúcgiảng kinhthì cây khôsống lại, mai trổ sen, rau cải trong vườn trổ sen, thậm chí tất cả nến thắp trongđạo tràngcũng nở hình sen.Cầu mưađược mưa, cầu tuyết được tuyết, toan tính gì đều có thần ngầm phò trợ: giúp dời đá, lấp sông… Khi Ngài bắt buộc phải đốn câycổ thụthì cây đổ cũng lựa hướngbình ancho chùa. Lúc Nhật nhắm vào chùa Ngài dội bom thì bom lại rơi xuống chỗ vắng, khôngthiệt mạngai nhưng phi cơ Nhật tử nạn, vỡ nát. Nhật sợ đến độ sau đó hễ cóviệc phảibay thì cũng đi đường vòng chứ không dám bay ngang chùa Ngài. Con vật nào được Ngàiqui ythìlập tứcăn chay, tánh hung dữ hiếu chiến bỗng chuyển thànhhiền lành. Bò cũng tìm đến Ngàicầu cứu, hổ cũng biết tìm Ngài cầu giới… Thọ thần,Long vươngđềuhóa hiệnthân người tìm tới xin thọ giới… Ngàiphát tâmtriều lễ núiNgũ Đài, ba bước lạy một lạy, lễ ĐứcVăn Thùsuốt từ Nam đến Bắc để cầubáo âncho mẹ. Trên giường bệnh nặng suýt chết, khiến ngài Văn Thù“chịu hết nổi” phải xuống trần dướithân phậngãăn màyđểcứu nguy, gánh đồ, nấu nướng, phụ việc cho Ngài…
Những điểm kỳ bítrong đờiNgài khiến nhiều người đọc không tin, cho làhoang đường, chẳng thật. Nhưngngày xưakhi đọc sử Phật có rất nhiều chuyệnhoang đườnghuyền bí hơn gấp mười gấp trăm, tavẫn cóthểchấp nhận. Có một điều Ngài rất giống chư Phật,Bồ Tát– giống ở chỗhoạn nạnquá nhiều! – Thuở xưa ngàiMục Kiền Liêntừng bị ngoại dạo đánhtơi tảtới vong thân – dù Ngài biếtthần thông, có thể bay lên trời, lặn xuống biển,Địa ngụcThiên dường gì cũng tới được –Vậy màphải chết về tayngoại đạo. Còn ngài Hư Vân? – Bị đánh, đấm, dày xéo tàn bạothê thảmvậy màvẫn phải…tiếp tục sống oằn oại với những vết tử thương (cái này mới là khổ hơn!) và Ngài vẫntiếp tụchoằng phápcho đếnlúc xả báo thân…
Đọc sửPhật giáo, ta thấy Phật bịĐề Bà Đạt Đalăn đá mưu hại, bị ngoại dạo vu khống đủ cách, tổBồ Đề Đạt Macũng bị ngườiâm mưuđầu dộc,Lục Tổcũng bị ngườiám sát, truy đuổi đến phải trốn trong làng thợ săn…Cuộc đờicác bậc Thánh hầu nhưgian truân,hoạn nạndẫy dầy, nhiều vàdữ dộihơn thường nhân, song các Ngàichịu đựngrất giỏi… và ngàiHư Vânchỉ nhẹ nhànggiải thích:“Tát cả đều là nghiệp quả”…
NgàiHư Vânrất thích lạyVạn Phật,ngộ đạoxong vẫn lễVạn Phậtvà Ngài bắtchúng Tăngphảithực hành phápsám này (khi Ngàichấn chỉnhđạo tràngNam Hoa). Lúc Ngài bị đánh tới xỉu và mộng lêncung trời Đâu Suất,“vềnhân gianlại” những công việc sau đó Ngàitiếp tụclàm vẫn là: Xây chùa,độ Tăng, giúp dân… không bỏ mộtviệc lànhnào.Học hạnhNgài cố lẽchúng taphải học về sứckham nhẫnvà tấmlòng từyêu thươngchúng sinhvô bờ bến. Tấmlòng từvàđức độấy, ngay cả loài vật còn cảm nhận được, nên khi Ngàiqui y, chúnglập tứctrường trai,“giữ giới”,sửa tánhhiền hòa.
Chỉ cócon ngườilà khó bảo(?) -Vìcon ngườiqui yxong vẫntiếp tụcăn mặn– Phải đợi Ngãi nhắc nhở rất nhiều lần trong các thời pháp, khuyến khích cổ vũ “hãy ăn chay” (mà không biết có kết quả hữu hiệu chăng)? Nhưng Thọ thần,Long vươngrõ ràngđã quá hiểu cáimay mắn:“Chẳng mấy khi Bồ-tát xuống trần” nên không bỏ lỡ cơ hội, đội lốt người tìm đến Ngài thiết tha cầu giới.
Đọc các bàibáo chíviết về Ngài, trước những lời tâm sự,phát biểu:“Chỉ cần nhìn Ngài thôi là cũng thấy lòngan lạc hạnhphúc,vọng niệmdừng lặng. Dù Ngài nói hay nín,thuyết pháphay không…
Những xúc cảm dâng tràn trong lòng người đượcdiện kiếnNgài, khó mà tả hết”… những người được gặp Ngài xúc dộng, mừng vui, cho làquý báu,hi hữuđến thế…Vậy thì tại sao lại có những kẻ đành lòng đánh đập, giáng dòn Ngài như mưa? – Phật xưa cũng chỉ có thểđộ ngườihữu duyên– tức là những ai có duyên với Ngài. NgoàiLuật nhân quảra, còn thuyết “Đồng thanhtương ứngđồng khí tương cầu”, một bợm nhậu không thể nào khoái các vị thanh tu, mà phải tìm người có tửu lượng khá đểkết bạn. Những tên cướp không thích gặphay nóichuyện với ngườiđạo đứcmà chỉ thích săn tìm các tayanh chịcao cơ, thủ thuậtsiêu đẳngđể qui phục,sùng bái. Đó làlý docó người gặp Phật thìgiác ngộngay, song có người gặp Ngài còn ngoảnh mặt than: “Không biết có tội gì mà phải gặp…” – chẳng hạn nhưbà giàkhó độ thời Phát – Phật và Thánh đều bó tay, không thểđộ ngườikhông có duyên. Nhưng điềumay mắnlà ngườihữu duyênvới các Ngài có rất nhiều.Vìvây mà tôi mạnh dạnthực hiệncuốn sách này. Bởi, cho dù ngàiHư Vânkhông còntại thế, songdi ngônvàcông hạnhcủa Ngài vẫn là tấmgương sáng, dầy ắp bài học quý chochúng tanoi theo. Bằng chứng là, khi tôi cho một người không biết gì về đạo, đọc chuyện đời ngàiHư Vân, em đãxúc động, thay đổi cảcách sốngvà lối nhìn, thăng hoa theo chiều thiện, can trọng từng nhân gieo, không những chobản thânem mà còn cho cả tổ ấm của mình, em thay đổihoàn toàntheo chiều hướng tốt.Vậy thìsẽ đáng tiếc biết bao nếu như ít người biết đến đời Ngài. Tự truyệnHư Vân, tất nhiên có nhiều bản dịch, song tôi vẫnthực hiệntác phẩmnày, bởi đây là mơ ước được ấp ủ từ lâu. Tôilý luậnrằng – Chỉ có mộtđức Phật, nhưng hình vẽ Ngài rất nhiều – dù không có bức họa nào giống nhau, song tất cả đều được vẽ bằng tâm tư chắt chiu,trân trọngcủa nhà họa sĩ.
Thuật lại đời ngàiHư Vân, tôicăn cứ vàonguyên tác Hán văn của sầmHọc Lữ(bản thứ ba, dày 348 trang, đượcxác nhậnlà bản đầy đủ, hoàn chỉnh nhất, sau khi Ngàinhập diệt). Gọi là bản hoàn chỉnh, song như sầmtiên sinhnói, vào thời loạn thuở đó, việc cất chứa, thu thậptài liệukhông phải là chuyện dễ. Tôi đãxem quacác nguyên tác chữ Hán của chưđệ tửviết về Ngài. Tất nhiên các vị ấy kể lại từ góc nhìn vàchứng kiếncủa mình nên về điểm chung thì đồng, song lại có những điểm riêngđặc sắckhác nhau… Bài người này viết chứa những điểm hay mà bài người kia không có – và ngược lại – Dovậy màtôi bắt buộc phảitham khảo,đối chiếu, tuyển chọn… đúc kết lại những điều dị biệt, gâyấn tượngtừ các hài viết đó… để bổ sung cho việc thuật lại đời Ngài đầy đủ hơn. Thế nhưng, theothị hiếuriêng vàyêu cầucủa phần ôngđộc giả, tôi cũng lược bỏ bớt những tình tiết chính trịrườm rà, những bài ký có đề tài trùng lập. Chuyện kể có thể cũ, song hi vọngđộc giảsẽ đồng cảm với tôi, thu được nhiềuích lợikhi xem. Điều đáng nói là khitham khảocác bản dịch Việt tôi thấy ngày sinh củaHòa thượngHư Vânghi không đồng nhất, bản thì ghi sinh 30 tháng 7, bản thì ghi sinh 20 tháng 7. Nhưng trong nguyên tác Hán văn “Hư Vân Niên Phổ” bản in thứ ba, nơi trang 1 hàng 3 đã ghi rõ: “Ngày 29 tháng 7 giờ dần tôi sinh ra tại phủ Tuyền Châu” (thất nguyệt nhị thập cửu nhật dần thời, dư đản sinh ư Tuyền Châu phủ)…Nguyên nhânbất đồng này có lẽ như sầmHọc Lữnói: “Cácbản nguyêntác in lần một và hai còn nhiều sai sót chưa chỉnh. Chỉ bản thứ ba là được ngàiHư Vânđích thânxem xétvà cho chỉnh sửa lại.
Sau khi Ngàiviên tịch, cáctài liệuchưacông bốđượckết tậpvà ghi thêm vào rất nhiều. Trước đâyThân phụvà Bàotỷ NhưThủy đã từng dịch ấn bản hai và tôi nhân đấyphối hợpthành bản dịch chung. Cuốn “Hư Vân Niên Phổ” khá dày, để tiện cho người xem tôi chia làm 7 chương và cáctiêu đềnhỏ.
Xinchân thànhcảm ơnthầy Thiện Trung, huynh Thông Lai và chưthân hữu, độc giả… đãcung cấptư liệu, hình ảnh… động viên khuyến khích tôi.Cảm ơnchị Hạnh Nghiêm, chị Tịnh Niệm, Viên An, Hoàng Thị Hương đãphụ giúpchỉnh sửa…Cảm ơnsự hỗtrợ âmthầmhữu tìnhvô tình của chị Chơn Hiền, DươngBích Thủy, Võ Thu Tâm, Dương Thúy Nga, côNguyên Tâm, Diệu Tịnh, Trần Thị Thu Vân, chúMinh Chung, Diệu Ân… tuytình cờvàngẫu nhiênnhưng đã giúp tôi có đủphương tiệnđểhoàn thànhcuốn sách này.Cảm ơnchú Thanh Nguyên, họa sĩ Mai Quê Vũ đã nhiệt tình thiết kế, giúp ấn bản đượchoàn mỹhơn. Tất cảân nghĩađó thật là quý giá, lớn lao.Chắc chắntác phẩmnày không tránh được sai sót, mong quý vị rộng lònglượng thứ. Hi vọng truyện đời ngàiHư Vânđượcphổ biếnkhắp nơi đểmọi ngườicùng được hưởnglợi ích.
Phật Lịch 2553, đầu năm 2009
Hạnh Đoan
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.