…Chúng ta thấy rất nhiều người trong xã hội ngày nay mê muội và vô tri, không những không muốn chấp nhận tiền tài danh lợi hư ảo là những thứ có thể có được hôm nay nhưng ngày mai sẽ mất đi trong chốc lát hoặc trở thành tiền bạc và kho báu của người khác, họ không những không chịu vứt bỏ, thậm chí bỏ cả mạng sống của mình để điên cuồng chiếm đoạt, nhưng rồi lại nhắm mắt làm ngơ với cái thiện tâm, cái cuộc sống bình an, bình yên nhưng tự do tự tại mà mình vốn có được.
Tại sao nói bình an là phước? Quý vị bình bình an an ngồi đây là đã có phúc khí, nên biết rằng, có biết bao nhiêu người đang chịu đau khổ, bao nhiêu người tàn tật sau tai nạn xe cộ, có biết bao nhiêu người chết vì ung thư. Vì vậy, một người học Phật chân chính nên như vị xuất gia Tỳ kheo này, có thể cảm nhận được chân tướng của khổ không vô thường trong thế gian, mọi thứ sinh không mang đến, chết không mang theo, ta mang theo đồng tiền vô thường bên người thực chất là một gánh nặng. Chỉ khi chúng ta nhận thức đúng đắn mọi thứ trên đời này đều là khổ không vô thường, và mọi thứ đều là hư ảo không thực, có như thế chúng ta mới có thể buông xuống chính mình và tinh tấn tu hành.
Bất kể chúng ta làm gì, chúng ta phải học cách sống có đạo đức, và chúng ta phải giải quyết các vấn đề đạo đức của chính mình. Khởi tâm động niệm mỗi ngày sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều nghiệp chướng. Chúng ta không cần nghiệp chướng, và chúng ta không thể mang những suy nghĩ bẩn thỉu của mình đi phá hủy sự trong sạch và thuần khiết tự nhiên trong nội tâm chúng ta.
Cũng giống như trong lòng có một loại vẻ đẹp tự nhiên, rất nhiều người mỗi ngày đều tham, sân, si, mạn, nghi, cái gì cũng muốn, liều mạng truy cầu danh lợi, chính là tự tạo thiên tai cho chính tâm mình, cho nên mỗi một phần thiên tai nào cũng có cộng nghiệp của mình. Vì vậy, con người phải nhận ra tâm hồn dơ bẩn của chính mình, rồi mới có thể học làm Phật để loại bỏ những tâm hồn dơ bẩn đó.
…
…Phải nổ lực học tập và hiểu Phật pháp Phật lý, đừng tùy tiện trách móc người khác, và đừng tùy tiện cống cao ngã mạn. Bởi vì khi ta trách móc người khác, ta sẽ gây nên một nhân quả lớn, mà nhân quả đó hoàn toàn là do chính bản thân mình gây ra, có khi cái nhân quả gây ra quá lớn sẽ tạo thành cái nhân quả là ta phải bị đọa địa ngục.
Muốn thành đạo, trước tiên phải quy đạo. Nếu hôm nay quý vị muốn lái xe trên đường cao tốc và đến được con đường này, trước tiên chẳng phải là từ đường nhỏ từ từ lái lên đường chính sao? Đó gọi là quy đạo. Đạo là người đắc được đạo, một loại trí tuệ. Người ta nói, “Cậu đã thành đạo rồi.” Vậy thành đạo là gì? Thành đạo nghĩa là hiểu được đạo lý rồi, biết được sự việc này rồi, biết cách hành xử như thế nào, cách học Phật ra sao và cách sống trong thế giới này như thế nào. Đây gọi là đắc đạo.
Từ trong tri kiến của bản thân, sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ trên thế giới này một cách minh bạch rõ ràng. Chúng ta có hiểu tâm của mình không? Nhiều người hoàn toàn không hiểu bản thân mình chút nào. Đó là lý do tại sao sư phụ muốn quý vị gạt bỏ những tạp niệm của mình sang một bên, hoằng pháp lợi lạc chúng sinh và cứu độ chúng sinh cho thật tốt.
Thành đạo là gì? Tránh xa những ích kỷ và những tạp niệm trong thế gian, mọi sự đều không thể xoay quanh Pháp Giới mà chuyển động. Mười pháp giới này bao gồm cả nhân gian của chúng ta, gọi là pháp giới. Đôi khi việc chúng ta theo đuổi vật chất, theo đuổi danh lợi sẽ khiến chúng ta mất đi chính mình. Lấy một ví dụ đơn giản, nhiều người xem phim truyền hình trong một thời gian dài, ăn bánh mì quết mứt mỗi ngày, xem hết tập này đến tập khác, ngày nào cũng nằm đó, không đi làm và nói rằng họ phải xem đến kết thúc bộ phim này. Cuối cùng đã xem bao nhiêu tập rồi? Hàng chục tập, xem đến nổi mắt kém đi, lưng cũng bị đau nhức và cuối cùng cũng bị béo lên, bởi vì một người ngồi yên không hoạt động sẽ phát béo.
Vì vậy, trong cuộc đời nên làm người cho tốt, học cách vô ngã và nghĩ về tất cả chúng sinh, thì sẽ có được một thế giới vô tận. Chúng ta nên học Phật cho tốt, lễ Phật cho tốt, học cách nhìn thấu và buông xả. Mong mọi người nổ lực cố gắng, tu tâm cho tốt, cuộc đời vô thường. Sư phụ thường nói với mọi người rằng cuộc sống là vô thường và dường như nó là hữu thường. Con người sống trên đời, có rất nhiều điều khó hiểu, nhưng chúng ta phải học cách để hiểu nó. Nếu ta không có kiên nhẫn đối với nhiều thứ, thì ta sẽ không bao giờ hiểu được nó. Cho nên con người sống ở đời phải nhẫn nhục, người nóng vội không thể thành tựu được Phật đạo. Kiên nhẫn là gì? Kiên nhẫn là sự chuẩn bị tinh tấn. Chuẩn bị là gì? Khi còn nhỏ, chúng ta ở trường học thường hô: “chuẩn bị – đứng dậy!”. Chuẩn bị, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Chuẩn bị (ở đây có nghĩa là) kiên nhẫn, và chuẩn bị ở đây có nghĩa là tinh tấn mà chuẩn bị. Chúng ta có được tính kiên nhẫn thì mới nói đến tinh tấn, người không có tính kiên nhẫn thì nhất định học Phật không tốt được, và chắc chắn là sẽ không tinh tấn được. Học Phật phải học trí tuệ, học Phật tốt là học trí tuệ của Đức Phật, học Đức Phật năm ấy truyền bá đạo Phật đến thế gian như thế nào và khi học Phật lại có thể làm cho chúng ta hiểu được Phật pháp thâm sâu đến như vậy. Mọi người thực sự cần phải hiểu rằng: “Vạn cảnh bổn nhàn, duy nhân tự triệu”. Trên thực tế, cảnh giới này là để không và không thay đổi, và chỉ có con người mới có thể gây ra nhiều rắc rối. “Tâm nhược bất sinh, cảnh tự như như”, cho dù người khác có làm gì, nếu tâm như như bất động, thì có điều gì mà thay đổi được bản thân ta? Lấy một ví dụ đơn giản, khi quý vị ở nhà lấy máy điện thoại di động ra tự chụp ảnh mình, thì lúc này người xung quanh có nói gì quý vị cũng không phản ứng, có phải là đã như như bất động rồi không?
Bài viết liên quan
10 điều răn dưỡng sinh – Hải Thượng Lãn Ông
Vệ sinh phép giữ thân mình Sao cho khoẻ mạnh an ninh mới là Mười...
Th9
Thiền sư Ajahn Chah hướng dẫn thiền căn bản
Bạn phải không được suy nghĩ quá nhiều. Nếu suy nghĩ, bạn phải suy nghĩ...
Th8
Xuân
Lũ mục đồng xua Xuân về lối cũ Phía núi xa ráng quái nuốt tầng...
PHẬT PHÁP TRỊ TẬN GỐC TÂM BỆNH
Lần này cũng như các lần trước, đoàn bác sĩ lên thăm bệnh cho Tăng...
Th5
Cuộc đời tôn giả MỤC KIỀN LIÊN
Cuộc đời tôn giả MỤC KIỀN LIÊN Tác giả: HELLMUTH HECKER Dịch giả: NGUYỄN ĐIỀU Lời nói...
Th5
Thuyết luân hồi
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh...
Th5