Bạn đã biết gì về món natto của Nhật Bản chưa? Đây là một món ăn truyền thống của xứ sở hoa anh đào, được làm từ hạt đậu tương lên men và ngày nay đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Do độ dính và hương vị đặc trưng của nó mà nhiều người không thích nhưng thực ra natto lại thực sự bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe đó.


Natto có từ khi nào?
Theo những câu chuyện dân gian thì natto có từ khoảng thế kỷ 10 trước Công nguyên đến giữa thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Người ta cho rằng natto được bày bán như là một sản phẩm trong thời Edo và dần dần là một phần không thể thiếu trong bữa sáng của người Nhật. Ngày nay, bạn có thể mua 3 gói natto với giá xấp xỉ 100 yên tại các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản. Nó cực kỳ phổ biến như là một món ăn lành mạnh chứa nhiều vitamin K, protein và chất xơ.

Natto đã xuất hiện từ rất sớm.

Có bao nhiêu loại Natto?

Có hai loại natto là itohiki natto và tera natto. Các loại natto có thể khác nhau về hương vị và cấu trúc, vì vậy hãy nếm thử và tìm ra loại natto yêu thích của bạn nhé!

  • Itohiki natto

Đây là loại natto thông thường mà chúng ta biết, bao gồm ba loại nhỏ là marudaizu natto, hikiwari natto và goto natto.

Marudaizu natto 

Loại Marudaizu Natto này phổ biến nhất, sử dụng toàn bộ đậu nành nguyên hạt để lên men. Kích thước của hạt sẽ ảnh hưởng đến độ dính của natto, hạt đậu càng to khi trộn càng ít dính. Vậy nên nếu bạn mới lần đầu ăn natto, chọn những hạt lớn là hợp lý nhất. Marudaizu natto được làm bằng đậu nành đen có hương vị thơm ngon hơn so với đậu nành vàng, phù hợp với cả những người không thích hương vị đặc trưng của natto. Đậu nành đen thường sử dụng nước tương và wasabi làm toppings.

Hikiwari natto

Loại Hikiwari natto này được làm bằng cách rang hạt đậu, nghiền đậu, loại bỏ vỏ, luộc đậu và lên men. Loại này tạo diện tích bề mặt nhiều hơn để vi khuẩn lên men bám vào, tạo nên hương vị mạnh nhất và thơm ngon nhất, hơn cả marudaizu natto.Tuy nhiên món natto này phù hợp với những ai thích ăn natto vì nó dính hơn. Đây cũng có thể được coi là thử thách tiếp theo trong trải nghiệm ăn natto của bạn.

Cuối cùng là Goto natto là một dạng lên men của natto, koji (mạch nha) và muối. Phải mất 1 tuần để hoàn thành quá trình lên men và nguồn gốc của nó là từ Yonezawa, tỉnh Yamagata. Sau khi thay đổi được làm với ít muối hơn thì nó được gọi với tên “Yukiwari Natto”.

  • Tera natto


Tera natto còn được gọi là Shiokara natto hay natto mặn, lần đầu tiên được làm bởi các nhà sư trong một ngôi chùa Phật giáo nên “nassho” đã trở thành nguồn gốc của cái tên natto. Tera natto là một loại natto không dính, có hương vị thơm ngon tương tự như miso đỏ. Quá trình lên men mất khoảng 6 tháng, sử dụng nấm koji và muối. Giống như natto thông thường, tere natto có thể được ăn một mình nó hoặc thêm vào như súp miso hoặc làm món kinkan maki.


Cách Làm Natto Tại Nhà

Không cần phải ra cửa hàng tiện lợi mới được thưởng thức natto. Bạn hoàn toàn có thể tự làm natto tại nhà bằng 6 bước đơn giản dưới đây.
Nguyên liệu: 0.1g vi khuẩn natto, 100g ~ 1,000g hạt đậu

Bước 1: Làm sạch đậuCho đậu vào một chiếc bát lớn, rửa sạch bằng cách chà xát chúng với nhau, cẩn thận để không làm tróc vỏ.

Bước 2: Ngâm đậu nành rửa sạch trong nước

Thời gian ngâm đậu tùy theo mùa. Vào mùa xuân và mùa thu, bạn phải ngâm khoảng 15 giờ ở nhiệt độ 10oC ~ 15oC còn mùa hè bạn phải ngâm trong 6 giờ với nhiệt độ 20oC ~ 25oC. Khi nhiệt độ quá cao, bạn phải bọc lại bát bằng màng bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh 24 giờ. Cứ 500g đậu sử dụng 2 lít nước.

Bước 3: Luộc đậu 
Luộc đậu trong 30 phút bằng nồi cơm điện cho đến khi có thể dễ dàng bóp bằng tay.

Bước 4: Hòa tan natto vào nước để tạo thành “dung dịch natto” 
Đổ 10ml nước và hòa tan 0.1g Natto starter (⅕ muỗng nhỏ). Sử dụng dung dịch này để lên men đậu.

Bước 5: Đổ dung dịch natto lên đậu 
Loại bỏ phần nước luộc, đổ dung dịch natto vào và trộn kỹ. Đừng để nhiệt độ giảm xuống bởi vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào. Sử dụng chức năng làm ấm của nồi cơm điện để lên men đậu nành trong 24 giờ. Nhiệt độ tốt nhất để lên men là 40oC ~ 45oC.

Bước 6: Để đậu nành lên men trong tủ lạnh
Nếu chưa ăn ngay lập tức, bạn có thể bảo quản nó trong tủ lạnh bởi khi nhiệt độ cao, axit amin bị phá vỡ và gây ra mùi amoniac.


Hướng Dẫn Cách Mở Và Thưởng Thức Natto Đúng CáchNatto cực kỳ dính, vậy nên nếu không cẩn thận tay của bạn sẽ bị bẩn trong khi mở nó. Để ngăn chặn điều này, một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn mở natto một cách dễ dàng.

Phương pháp “lốc xoáy”: Mở gói, xoay phần bọc natto theo hình tròn

Phương pháp “trượt”: Mở gói, đóng hai nắp lại và kéo phần bọc natto cho đến khi nó

bị kéo ra khỏi hộp đựng

Phương pháp “siêu bí mật”: Chuẩn bị đôi đũa gỗ dùng một lần chưa bị tách, đâm nó

vào màng bọc và xoay thành hình tròn để loại bỏ màng bọc

Vậy bạn đã biết ăn natto đúng cách? Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn nhé! Đầu tiên, mở gói natto, lấy ra gói sốt và mù tạt. Trộn đều natto đến khi nó trở nên dính, sau đó thêm nước sốt và mù tạt, trộn lại một lần nữa và thưởng thức cùng với cơm hoặc ăn nó một mình.


Natto Có Thể Được Ăn Kèm Với Những Gì?Nếu không thích mùi vị của natto, bạn có thể thêm các thành phần hoặc gia vị khác để làm nó ngon hơn cũng như để làm dịu một chút hương vị đặc trưng của natto. Toppings tiêu chuẩn cho natto bao gồm hành lá, katsuobushi (cá ngừ bonito thái lát khô), kim chi và trứng sống.

Đối với những quốc gia khác, việc ăn trứng sống như người Nhật không phải dễ dàng, vì vậy, bạn có thể thay bằng trứng ốp la. Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên liệu khác phù hợp với natto như wasabi, phô mai, mayonnaise, nori (rong biển), lá tía tô hoặc umeboshi (mơ ngâm muối), ớt, cá ngừ.

Một cách phổ biến khác để thưởng thức natto là thêm các thành phần bạn chọn rồi trộn với nước tương thay vì nước sốt và mù tạt đi kèm với gói. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là natto không chỉ được ăn với cơm hay trong Onigiri (cơm nắm kiểu Nhật) mà còn có thể dùng với bánh mì và mì ống. Ẩm thực Nhật Bản thật độc đáo phải không nào?

Bài viết liên quan

Ý Nghĩa Hình Tượng Bồ Tát – Quán Thế Âm – HT THÍCH THANH TỪ

Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời...

Bài thuốc ngâm chân và Văn hóa Đạo Hiếu của Người Dao

Và cái văn hóa đạo hiếu người dao nó có một câu chuyện rất là...

Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA

CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA là đơn vị chuyên về các bài...

Giới thiệu về thương hiệu “Cổ Trầm”

Từ thuở Bách Việt bờ cõi mênh mang cho đến Thăng Long ngàn năm thương...

Giới thiệu về Trầm Hương – About Agarwood – cổ trầm

Trầm hương là gì? Sự hình thành trầm hương trong các cây Dó bầu chứ...

Ý NGHĨA LOGO BIỂU TƯỢNG TIÊN THIÊN TRÀ

Logo của Tiên Thiên Trà gồm 2 vòng tròn được kết nối với nhau vô...

Trả lời