Bác sĩ Đoàn Hải An không những là một bác sĩ đông y rất giỏi, mà còn là một hành giả nghiên cứu sâu và dạy về thiền , tác giả của 3 cuốn sách thiền mà được giới tập thiền và khí công coi như 3 viên ngọc quý: Thiền Năng Lượng Tình Thương, Thiền năng lượng tinh thần, Thiền năng lượng dục. Sau gộp thành chỉ còn một cuốn “Ba Trụ Cột Thiền Năng Lượng
3 Cuốn sách tâm linh : Cầu Vồng, Ahimsa , Nirvana.
Đây là bài viết về bệnh đái tháo đường không dùng thuốc , của BS ĐOÀN HẢI AN. Bài viết rất dài. Mọi người có thể đọc hoặ tru cập vào đường link diễn đàn văn hóa phương đông để đọc.
Song song với quá trình điều trị tích cực bằng các thuốc y học hiện đại các bệnh nhân đái tháo đường có thể tự chăm sóc bằng các biện pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lược tài liệu về vấn đề trên.
Tài liệu gồm các phần sau:
1/ Nguyên tắc chung
2/Chế độ hoạt động
3/ Các bài tập đặc biệt
4/Chăm sóc đôi chân
5/ Các loại thuốc cần hạn chế
6/ Chế độ ăn
7/Bảy thực đơn mẫu với 3 bữa chính cho người gầy
8/ Các bài thuốc bổ dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
I / NGUYÊN TẮC CHUNG
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh liên quan đến nguồn gốc năng lượng trực tiếp của cơ thể, do đó yêu cầu hàng đầu của việc chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ là ổn định thể trạng – đạt cân bằng phù hợp.
Theo Lorentz:
Cân nặng lý tưởng = h – 100 – (h – 150)/4
Trong đó h = chiều cao (cm)
Muốn vậy phải xác định mức năng lượng cần thiết.
Tiêu hao năng lượng ở người nghỉ ngơi là 20 – 25 kcal/kg
…………………………………..hoạt động nhẹ là 35 kcal/kg
ĐTĐ là bệnh toàn thân, nếu không kèm các biến chứng trầm trọng, bệnh này khuyên bệnh nhân nên hoạt động nhẹ. Nhu cầu về năng lượng cần thiết cho một người gầy sẽ giao động trong khoảng: 30 – 35kcal/kg
Các nguồn thức ăn gồm Protein, Lipit và Glucid phải đảm bảo theo tiêu chuẩn thực dưỡng:
P:L:G = 1:1:3
Tóm lại các nguyên tắc chung gồm:
1. Ổn định thể trạng
2. Chế ăn độ ăn không khác mọi người mấy
3. Tránh tâm lý quá căng thẳng. Nhất là căng thẳng trong việc thực hiện một loại thực đơn.Chính đây là nguyên nhân hàng đầu làm xấu kết quả điều trị.
4. Vận động nhẹ , đúng mức cần thiết
5. Điều trị ổn định ĐT Đ là kết quả của rất nhiều biện pháp, không nên trông chờ vào một loại cứu cánh hay thần dược nào.
II / HOẠT ĐỘNG
Đường huyết chỉ thực sự ổn định ở các bệnh nhân có hoạt động thể lực. Tuy nhiên không thể hoạt động một cách lạm dụng được. Chúng tôi thường khuyến khích bệnh nhân ĐT Đ vận động nhẹ bằng cách đi bộ thư giãn.
Khởi đầu đi bộ từ từ, tăng dần số bước. Dần dần chuyển sang đi bộ có nhịp điệu. Đích của hoạt động đi bộ là đạt được 5000 – 7000 bước trong ngày.
Bên cạnh đó việc vận động hợp lý còn giúp tăng cường nhu động ruột, thanh thải khí trệ và dịch thừa ở phổi, hỗ trợ tuần hoàn, tránh lắng động và thoái hóa sớm trong hệ thống mạch máu…
Quan trọng nhất hoạt động thể lực hợp lý giúp cơ thể phục hồi sự điều hòa nội tiết và hệ thống miễn dịch.
Nhớ rằng trong quá trình hoạt động phải chú ý ” lắng nghe” các phản ứng của cơ thể. Không hoạt động gắng sức, không nuôi chí thi đua với bản thân, với bệnh nhân bạn bè…
III / CÁC BÀI TẬP ĐẶC BIỆT
Nhóm I/ Có nhiều cách thức tập, nhưng mấu chốt đều giúp tăng trưởng lực các nhóm cơ.
Động tác điển hình:
1 / Tư thế Bà La sát:
Tay chống nạnh, co gối, gót chân chụm vào nhau.
Lúc đầu tập trên giường, tìm cách sao cho khủyu và gối chạm vào mặt giường.
Sau đó đứng tập.
Chú ý: Tập ở tư thế đứng dễ ngã, nên đứng ở gần tường 😃
2 / Tư thế cúi:
Ngồi trên mặt cứng phẳng cúi gập lưng, tay vươn thẳng, sờ vào được mũi bàn chân. Sau đó đứng tập.
3 / Ưỡn ngửa có dụng cụ:
Thường dùng gối kê vào lưng khiến vùng bụng ưỡn căng. Sau đó dịch gối dần lên dọc cột sống lưng cho lên đến gáy.
Khi đã ưỡn quen, chồng gối cao. Sau đó ưỡn tập
II / Các bài tập quán tưởng:
Dùng sự tập trung, chú ý đến các vị trí ( huyệt) đặc biệt trên cơ thể. Bằng cách đó sẽ giúp cơ thể tập trung năng lượng, tăng sức chống đỡ bệnh tật, mức độ cao có thể đánh thức những tiềm năng tiềm ẩn.
Các bài tập được phức tạp hóa dần, với số lượng huyệt tăng dần.
B1. Khởi đầu quan trọng nhất là tập trung chú ý ở huyệt Đan Điền.
B2. Bộ ba thượng – trung – hạ Đan Điền gồm:
Ấn Đường – Đản Trung – Đan Điền
B3. Hai khớp nối: khoang miệng và hậu môn.
Lưỡi cong lên đặt ở lợi, phía sau của hàm răng trên.
Hậu môn hơi thót, tạo thành một áp lực.
Nếu trong khoang miệng thấy tiết nước bọt nhiều là rất tốt, từ từ nuốt xuông bụng.
Các bài tập từ bài 4 trở đi cần được hướng dẫn cụ thể hơn. Có nhiều hiệu ứng phức tạp không thể nêu hết trong khuôn khổ tập 1 được
III / CÁC BÀI TẬP THƯ GIÃN
Đấy là các bài tập đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân ĐT Đ. Dường như ĐT Đ và tăng Huyết Áp vô căn là hai ” độc quyền ” của loài người văn minh – giàu stress.
Có nhiều cách để luyện tập thư giãn, hiệu quả tốt như nhau:
1. Thả lỏng cơ bắp: thả lỏng cơ bắp từ đầu đến chân. ( có thể kèm theo ám thị )
2. Bài tập “chiếc thùng thủng”:
Tưởng tượng cơ thể như một thùng chứa chất lỏng, bị thủng ở 2 đầu, mực chất lỏng từ từ tụt xuống. Theo dõi mức hạ dần của mặt chất lỏng. Làm nhiều lần trong một buổi tập sẽ khiến cơ thể hết sức sảng khoái.
3. Thư giãn theo hô hấp:
Tưởng tượng cơ thể như một cái túi rỗng,qua mũi hơi thơ và vào,lan tran tới mọi ngóc ngách của cơ thể.
Thở ra qua tưởng ngược lại
4.Thư giãn bằng úm tự:
Khẽ kêu trong cổ họng âm “úm”.Tưởng tượng thân thể như hình rỗng,âm “úm”ra vào,vang dội đến tận thành bình.
5.Thư giãn bằng âm thanh:các bản nhạc kiểu Miracle…
IV/ CHĂM SÓC ĐÔI CHÂN
Gồm các bước phối hợp:
1. Rửa chân sạch bằng xà phòng tốt, có độ kiềm thấp không ngâm nước lâu quá 5 phút. Lau khô bằng khăn mềm.
2. Giữ chân ẩm vừa phải, tránh nứt nẻ trong mùa hanh, không dùng phấn rôm, không đi chân đất.
3. Cắt móng chân sạch, không quá sát vào da, không lấy khóe.
4. Nếu có xây xước nên dung thuốc sát trùng nhẹ và không mầu ( VD: ôxy già )
Tránh dùng thuốc sát trùng có mầu đậm
V/ CÁC LOẠI THUỐC CẦN HẠN CHẾ
Nhìn chung các loại dược phẩm đều được chuyển hóa qua gan và thận. Một số chúng có thời gian bán hủy lâu. Một số có độc tính với tổ chức gan thận. Vì vậy rất CÂN NHẮC khi sử dụng một loại thuốc.
Trước mắt có một số loại gây tăng đường máu:
– ASPIRIN
– THUỐC LỢI TIỂU
– CÁC HORMONE ( trừ Insulin )
VI/ CHẾ ĐỘ ĂN
1/ Bữa ăn nói chung:
Không khác gì mọi người về tỷ lệ các thành phần trong bữa ăn:
Protid: 1 phần
Lipid : 1 phần
Glucid: 3 – 5 phần
Bữa ăn cơ bản trong ngày cung cấp 1600 – 2000 kcal:
Cơm 3 – 4 (bát con)
Thịt lợn 150 gram
Rau quả 600 gram
Dầu ăn 30 gram
Nên phân phối làm nhiều bữa, không dưới 4 bữa/ ngày
Giờ ăn yêu cầu đúng giờ. Tuyệt đối không dùng các loại nước ngọt có gas. Rượu khai vị có thể uống ít 20 – 50ml. Không dùng rượu ngọt
II/ Các thực phẩm giầu Protid (P):
Gồm thịt, trứng, cá…Hiện nay đang có xu hướng khuyến khích bổ xung nguồn P từ cá tốt hơn từ thịt. Riêng trứng nên hạn chế ở những bệnh nhân có biểu hiện tăng choleste’rol máu. Đặc biệt nguồn đạm thực vật có trong đậu, gạo, rong biển….rất cao và lành mạnh. Cần phát huy các hình thức chế biến giúp nâng cao độ đạm như tương, miso, gạo lức, đậu phụ nhự….
Để giúp hấp thụ tốt nguồn P nên chú ý:
1. Các chất có nguồn gốc phát triển thấp dễ hấp thu hơn những chất từ động vật phát triển cao. VD đạm cá dễ hấp thụ hơn đạm thịt
2. Không nên ăn quá nhiều nguồn đạm có xuất xứ khác nhau trong cùng một bữa ăn. VD Trong một bữa ăn không nên ăn nhiều loại thịt, tuy nhiên cũng nên tôn trọng sự ngon miệng.
3. Khi đã đạt mức cân nặng lý tưởng và duy trì được tương quan năng lượng, nên hạn chế mức tiêu thụ P dưới 120g/ ngày.
phụ lục 1: 100g thịt lợn có thể thay bằng các thực phẩm dưới đây
Tôm tép khô, sữa bột khô…………………………………………………50g
Thịt bò nạc , đậu, cá nạc, tim gan, giò chả, thịt cua biển…………..90g
Gà nhỏ, chim, cá nhỏ, sườn, tôm tép tươi, ếch, đậu phụ, nhộng….150g
Trứng vịt……………………………………………………………………..2 quả
Trứng gà……………………………………………………………………..3 quả
Trứng cút…………………………………………………………………….15 quả
Sò, ốc lột vỏ…………………………………………………………………150g
Sữa bò, sữa đậu nành……………………………………………………..3 cốc (600ml)
3. Các thực phẩm giầu Lipid (L)
Giảm mỡ động vật, ăn tăng mỡ cá và dầu thực vật. Quan điểm về dầu mỡ của nhân loại liên tục biến đổi, người ta khuyến khích một tỷ lệ phối hợp giữa mỡ và dầu, nhưng ít được áp dụng do ít nhiều gây phiền phức cho người nội trợ.
Cần chú ý khi đã ổn định cân nặng và cân bằng năng lượng, không nên ăn quá 30g L/ 24h ( tương đương 3 thìa canh dầu ăn )
Người ĐT Đ nếu có chỉ số Choleste’rol > 200mg%Thì phải hạn chế các nguồn L giầu Choleste’rol
– Ăn thịt nạc, không ăn da
– Không ăn thịt chế biến sẵn: quay, lạp xường,…
– Ăn nhiều cá và hải sản, nhưng cua biển chỉ nên ăn 1 lần / tuần.
– Trứng hạn chế 2 -3 quả/ tuần
– Bỏ hẳn các thức ăn nội tạng động vật ( tim, gan, óc, tủy……..)
phụ lục 2: 10g dầu ăn có thể thay thế bằng các thực phẩm sau
Vừng, lạc………..20g
Mỡ lợn……………10g
Thịt lợn mỡ……..14g
Nước cốt dừa…..30ml
IV/ CÁC THỰC PHẨM GIẦU GLUCID (G)
G có nhiều trong rau, trái cây, các loại hạt, tảo biển, thạch….
Lựa chọn loại thức ăn G trong bữa ăn là vấn đề quyết định chất lượng điều trị. Chọn các loại thức ăn có chỉ số đường huyết (phụ lục 3 ) thấp. Đồng thời làm giảm sự hấp thụ ồ ạt đường huyết bằng cách đa dạng hóa các loại thức ăn G.
Nên khuyến khích ăn không ít hơn 4 bữa/ ngày. Mỗi bữa nên có ít nhất 2 nguồn cung cấp G ( phụ lục 4 )
Xu hướng hiện nay cũng hạn chế các chất tinh luyện kỹ, đồng thời có chỉ số đường huyết cao, VD: bột mỳ trắng, mỳ ăn liền, gạo xát kỹ, đường trắng…..
Các thực phẩm giầu G thường được cung cấp theo tỷ lệ: 2 Rau xanh: 1 Trái cây
Trong đó luôn đảm bảo duy trì mỗi ngày 10g chất xơ, nên các loại thực phẩm giầu G nên chọn là:
1/ Loại thực phẩm bổ xung đường huyết từ từ:
+ Thịt nạc, cá và gia cầm bỏ da
+ Gạo và các hạt ngũ cốc
+ Sữa chua, sữa không bơ
+ Trái cây có độ ngọt ít, nhiều nước ( bưởi, táo, lê…)
+ Rau xanh: cải, bí, muống….
2/ Các loại thực phẩm có xơ: ( phụ lục 5 – 6)
Trong khi ăn phải nhai kỹ. Nếu trong đầu không tập trung thì chất lượng bữa ăn sẽ bị suy giảm dưới 50%
Nên duy trì không khí đầm ấm trong bữa ăn, hạn chế mời khách ăn cùng bữa với gia đình.
Lắng nghe nhu cầu của cơ thể để lựa chọn thực đơn cho bản thân. Không để người nội trợ phải bối rối khi lựa chọn thức ăn cho mình, tránh tâm lý người nấu, người chê không ăn.
Phụ lục 3. Chỉ số đường huyết của một số loại thức ăn
Mật ong——————————————————————————————-126
Ngô giòn——————————————————————————————120
Bánh mỳ trắng, khoai tây hầm, Bỏng ngô, Bánh quy nhạt———————————-100
Nho khô——————————————————————————————-93
Bánh quy giòn————————————————————————————88
Chuối———————————————————————————————-84
Xôi chín kỹ—————————————————————————————-80
Khoai tây rán————————————————————————————-77
Nước cam vắt————————————————————————————-71
Xôi chín tới—————————————————————————————–68
Gạo lức———————————————————————————————65
Mỳ ăn liền, cam nguyên quả———————————————————————59
Cơm chín tới—————————————————————————————58
Cơm chín kỹ—————————————————————————————54
Táo quả——————————————————————————————–52
Sữa tách bơ—————————————————————————————-46
Đường trái cây————————————————————————————26
Đậu nành——————————————————————————————-20
Lạc————————————————————————————————–15
Tuy nhiên cách nấu, sự phối hợp các loại thức ăn và tình trạng tâm lý lúc ăn có vai trò quyết định tronng chuyển hóa thức ăn nói chung và G nói riêng.
Lời khuyên có giá trị là:
– Không nên ác cảm với bất kỳ loại thức ăn nào
– Hãy lắng nghe cơ thể có nhu cầu gì.
Phụ lục 4. Một lưng bát dơm có thể thay bằng:
Cơm gạo lức: 1 lưng bát
Xôi trắng : 1/2 bát
Bún : 1 bát đầy
Mỳ sợi : 1 lưng bát ( 1gói 60g)
Phở : 1 bát đầy ( phở ăn liền 1 gói 60g)
Bánh đa : 1 bát đầy
Bánh cuốn : 1 bát đầy
bánh mỳ : 4- 5 lát
Khoai sọ : 4 củ vừa
Khoai tây : 2 củ vừa
Bánh chưng : 1 cái nhỏ
Bánh giò : 2 cái nhỏ
Bánh nếp : 1 cái
Mỳ ống : Lưng bát
Phụ lục 5. 400g rau tương đương với:
Rau muống : Một bó trung bình đã nhặt sạch
Rau ngót : 4 bó
Mồng tơi : 2-3 mớ
Rau dền : 2-3 mớ
Cải xanh : 2-3 mớ
Rau thơm : 10 bó
Cà tím : 4 quả ( là thực phẩm không nên ăn nhiều )
Cà rốt : 4 củ
Mướp : 2 quả
Mướp đắng : 3 quả
Dưa chuột : 2 quả
Cà chua : 4 quả
Củ cải trắng : 2 củ vừa
Đậu quả : 20- 40 quả
Có thể tăng cường hơn mức 400g rau/ ngày nếu thích.
Nên ăn phối hợp ít nhất 4-5 loại rau/ ngày
Phụ lục 6. 200g trái cây tương đương với
Đu đủ : 1 miếng lớn
Dưa hấu : 1 khoanh 3cm
Chuối già : 2-3 quả ( là thức ăn không khuyến khích )
Chuối cau : 5-7 quả( là thức ăn không khuyến khích )
Cam :2 quả trung bình
Quýt : 4 quả
Xoài : 1 quả trung bình( là thức ăn không khuyến khích )
Chôm chôm: 15 quả ( nên ăn cả hạt )
Thanh long : 1/2 quả nhỏ
Dứa : 1/2 quả nhỏ( là thức ăn không khuyến khích )
Táo tây : 1 quả lớn
Táo ta : 15 – 20 quả
Bưởi : 4 múi
ổi : 1 quả trung bình
Vú sữa : 2 quả trung bình( là thức ăn không khuyến khích )
VII/ 7 THỰC ĐƠN MẪU VỚI 3 BỮA CHÍNH CHO NGƯỜI GẦY
1/ Sáng: Xôi đậu xanh 1 bát nhỏ + sữa đậu nành 150ml
Trưa: Cơm 2 bát + cá kho gừng + canh rau nấu với 50g thịt nạc hoặc tôm nõn
Tối :Cơm 2 bát + 50g thịt nạc + đậu sốt cà chua + rau luộc + đu đủ tráng miệng 1 miếng nhỏ
2/ Sáng: Bánh mỳ 4 khoanh+ giò lụa 2 miếng + trà không đường
Trưa: Cơm 2 bát + Đỗ xào thịt bò + canh rau cải + Dua hấu 1 khoanh
Tối :Cơm 2 bát + 50g thịt nạc luộc + nước dùng thả bí xanh + rau sống + 1 quả táo tráng miệng
3/ Sáng: Bánh giò 1 cái to + caphe không đường
Trưa: Cơm 2 bát + cá kho tiêu + canh chua thả giá + thanh long 1 miếng
Tối :Cơm 2 bát + thịt nhồi cà chua 2 phần + rau luộc + 1/2 quả lê tráng miệng
4/ Sáng:phở bò bỏ béo 1 bát + trà không đường
Trưa: Cơm 2 bát + thịt gà kho gừng 3miếng + bắp cải luộc + 1 quả vú sữa
Tối :Cơm 2 bát + Ốc nấu chuối đậu + táo tráng miệng 1 quả
5/ Sáng: Bánh chưng 1 cai nhỏ + sữa tươi không đường 200ml
Trưa: Mỳ xào thịt bò 1 đĩa nhỏ + 3 múi bưởi
Tối :Cơm 2 bát + 50g tôm rang + canh rau + đu đủ tráng miệng 1 miếng nhỏ
6/ Sáng: Bánh cuốn 100g + chả 30g + nước cam vắt 1/2 cốc
Trưa: Cơm 2 bát + cá kho tiêu + canh bí nấu tôm + thanh long 1 miếng
Tối :Cơm 2 bát + nem rán 2 chiếc + rau sống + 1/2 quả lê tráng miệng
7/ Sáng: mỳ tôm 1 gói + 1 quả trứng gà + rau cải 30g
Trưa: Cơm 2 bát + thịt kho trứng + canh bí đỏ + dưa chuột 2 quả
Tối :Cơm 2 bát + thịt chân giò nấu măng + rau luộc + 1 quả táo tráng miệng
Tôn trọng ý thích của người bệnh nếu thấy hợp lý
VII/ CÁC BÀI THUỐC BỔ DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1/ Bệnh nhân ĐT Đ có cảm cúm:
– Cháo gừng: gạo tám 50g + gừng tươi 10g ( Cháo bắt đầu vỡ gạo thì cho gừng thái chỉ vào )
– Canh đậu nành rau thơm: Đậu nành 10g + rau thơm 30g
– Canh trứng: Trứng gà 2 quả, lê 50g, gừng 15g, hành 15g( Đun sôi nước cùng Lê thái nhỏ, gừng, sau đó đập trứng vào+ hành thái nhỏ ) ăn nóng
– Tim lợn rang: Tim lợn 1 quả rang muối nhỏ lửa khoảng 45- 60p ăn nóng
– Củ cải trộn: Củ cải trắng xắt sợi 500g + bột ngọt + dầu lạc + ăn từng bữa
– Khoai lang nấu sắn dây (cát căn, mua tại hiệu thuốc đông y ): Khoai lang tươi 100g + cát căn 50g, đun khoảng 400ml lấy còn 200ml, bỏ bã uống trong ngày
2/ Bệnh nhân ĐT Đ có huyết áp dao động:
– Nước ép rau cần hạ HA
– Cháo sắn dây: gạo 50g + bột sắn 30g
– Lạc tươi còn vỏ lụa bóc ra ngâm ngập dấm ( càng lâu càng tốt, tối thiểu 1 tháng 10 ngày) ăn trong 15 ngày, mỗi lần 5- 10 hạt ăn lúc đói
– Mật lợn lợn viên đậu xanh, hạ can hỏa vượng.
3/ Bệnh nhân ĐT Đ có viêm phế quản:
– Trà củ cải: Củ cải trắng 100g + trà 5g + muối uống 2 lần/ 24h
– Cháo bạch linh: Bạch linh 30g + gạo 30g + đại táo 7 quả
– Lê trộn củ cải: Củ cải 250g + lê 100g + bột gừng + dầu vừng, muối, bột canh..
– Trứng trà xanh: Đun trứng với trà cho chín trứng, bỏ vỏ và đun tiếp đến cạn nước lấy trứng ăn.
– Canh bí đao ý dĩ: bí 60g + ý dĩ 30g ( nấu 300ml uống trong ngày )
– Cháo rau dền: Gạo thơm vừa đủ + rau dền mùa đông ( cháo chín cho rau dền vào ăn nóng )
4/ Bệnh nhân ĐT Đ có đau thắt ngực:
– Cháo đào nhân: gạo 100g + đào nhân 10-15g ( bỏ bã )
– Cháo bột ngô: Gạo+ bột vừa đủ, ăn sáng
– Tim lợn nấu hoa chuối: tim lợn một quả + hoa chuối 250g + nấu nhừ ăn 7 thang/ đợt
– Thịt dê hầm hả thủ ô, đậu đen: Hà thủ ô 15g + đậu đen 30g + thịt dê 100g
5/ Bệnh nhân ĐT Đ có tai biến mặch máu não:
Nên có sự hướng dẫn cụ thể của chuyên môn
6/ Bệnh nhân ĐT Đ có tăng mỡ máu:
– Cháo bột ngô
– Trà sơn tra: Sơn tra 20- 30g, lá sen 15g, hòe hoa 5g, thảo quyết minh 30g sắc uống theo nhu cầu
– Cháo bột sắn dây
– Hành tây xào: hành 60g xào ăn hàng ngày
– Cháo ngô mộc nhĩ: ngô 100g, mộc nhĩ 10g, gia vị
– Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 150g, gạo 125g
– Canh bí đao: bí đao 500g nấu ăn hàng ngày
7/ Bệnh nhân ĐT Đ đi lỏng:
– Trà Đẳng Sâm: Đẳng Sâm 25g + gạo sao vàng 50g + Đun 4 bát nước lấy 2 bát uống thay nước
– Bánh trứng gà: Trứng gà 3 quả, gừng tươi 15g, dấm, gia vị..( Đánh trứng với gừng thái sợi nhỏ, sau đó dán trên lá chuối và chảo không mỡ )
– Cháo ô mai: Ô mai 15 -20g, gạo dẻo 75g
– Trà gừng: Gừng tươi 10g, trà mạn 10g
– Trà ổi: Búp ổi 60g, gừng 15g, muối 5g, sao đen cả 3 vị, đun uống trong ngày
8/ Bệnh nhân ĐT Đ bị táo bón:
– Nước cải xanh : Ép nước cải xanh chưng lên uống hàng ngày
– Cháo vừng: Gạo 50g, vừng 10g
– trà vỏ đậu nành: Vỏ đậu 120g vỏ đậu tươi nấu nước uống ( bài này gây hạ HA )
– Trà Thảo quyết minh: 30g sao thơm, nghiền nát, hãm uống ( Còn có tác dụng hạ mỡ máu)
– Cháo nhân nhũ: gạo 50g, sữa người80 – 100ml ( ninh gạo nhừ tới, gần ăn cho sũa vào, ăn nóng )
– Trứng gà nấu Hà Thủ Ô: trứng 2 quả, Hà Thủ Ô 60g ( luộc trứng trong nước sắc HTÔ, trứng chín vớt ra bỏ vỏ, cắt miếng nấu tiếp. Ăn trứng và uống nước 1lần/ ngày )
9/ Bệnh nhân ĐT Đ có gan nhiễm mỡ:
– Nấm tươi xào thịt nạc: nấm 250g, thịt nạc 100g
– Nước nhân trần gừng khô: Nhân trần 15g, đại táo 4 quả, gừng khô 6g, nấu nước uống
– Nước củ cải rau cần: Cần tây 100- 150g, củ cải 100g, mã đề 30g Giã vắt nước đun sôi nhỏ lửa.
– Cháo bạch linh: Bạch Linh 30g, gạo 100g, đại táo 20 quả
10/ Bệnh nhân ĐT Đ có viêm đường tiết niệu:
– Cháo đậu đỏ: đậu đỏ 30g, kim tiền thảo 30g, gạo 50g
– Cháo ngô
– Giá xào 200- 250g/ lần
11/ Bệnh nhân ĐT Đ có bệnh răng miệng:
– Nước dưa hấu
– Cháo Bồ Công Anh: Bồ Công Anh khô 30g, nấu lấy nước + 100g gạo
– Cháo Cam thảo: gạo nếp 50g, cam thảo sao vàng 10g
– Canh mướp
12/ Bệnh nhân ĐT Đ có nguy cơ bệnh mắt
– Trứng gà đập vào sữa bò nấu sôi mà uống
– Cá trắm nấu với kỷ tử 30g, thục địa 15g
– Cháo gan dê: Gan dê 60g, gạo 100g
– Canh trứng: Trứng gà 2 quả, kỷ tử 30g ăn trong 3-5 ngày
13/ Bệnh nhân ĐT Đ có ngứa:
– Đậu xanh nấu lòng lợn: đậu 30g nấu 20phút nhồi vào lòng lợn ( lòng già ) 50g, nấu cùng cải đắng 20g, gia vị
– Trứng tướng quân:Trứng gà đập lỗ nhỏ, nhét 3g bột đại hoàng vào, dán kín bằng hồ chưng chín ăn ngay 1 lần( ăn 2-3 lần liên tục )
14/bệnh nhân ĐT Đ mất ngủ:
– Tim lợn nấu chu sa: Chu sa,thần sa phải được thủy phi ( giã trong nước sạch ) mỗi lần dùng 1,5g hấp với tim.
– Tim lợn nấu đương quy: Quy 60g, tim lợn 1 quả ( hấp cách thủy )
– Canh hạt sen: Hạt sen tưoi 30g, uống trước khi đi ngủ 2h
– Cháo toan táo nhân: gạo 70g, táo nhân sao đen tán bột 15g

Bài viết liên quan

Tâm thư từ lá gan

TÂM THƯ GỬI TỪ GAN Gửi anh – bạn NGƯỜI thân mến, Tôi Lá Gan...

Thiền tông Việt Nam cuối thể kỷ 20

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX (tiếp-3) SƠ TỔ TRÚC LÂM (1258-1308) Vua...

TẬP LUYỆN ĐỂ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

CƠ HỘI DUY NHẤT DÀNH CHO CÁC BẠN ĐANG BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG. KHÔNG ĐẾN...

Tại sao Phật Tử phải tu Thiền – HT.Thích Thanh Từ

Hôm nay chúng tôi nói thẳng về đường lối tu Thiền mà hiện chúng tôi...

Tại sao phải ngồi thiền – HT Thích Thanh Từ

Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được....

LÀM SAO NHIẾP ĐƯỢC TÂM ?

Hòa Thượng, Thiền Sư Thích Thanh Từ . Nói về nhiếp tâm, trong nhà Phật...

Trả lời