Sách hướng dẫn đặc biệt về phòng chống dịch Covid 19 do đội ngũ y bác sĩ Trung Quốc biên soạn nhằm chia sẻ kiến thức đến người dân.

Quyển sách trên được Ủy ban Y tế tỉnh Vân Nam, Đại học tổng hợp Y Côn Minh, Viện Hàn lâm Y học tỉnh Vân Nam đồng biên soạn.

Nội dung sách cung cấp kiến thức chung về dịch Covid 19, các biểu hiện triệu chứng bệnh, cách bảo vệ trực tiếp trước virus, chế độ ăn uống khoa học, ứng phó với áp lực tinh thần trong mùa dịch.

Các chuyên gia về dịch Covid 19 cũng giải đáp một số thắc mắc trong cuốn sách trên. Sách được chuyển ngữ sang tiếng Khmer nhằm giúp cho người dân Khmer dễ tiếp cận.

Xin xác nhận rằng, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Sau thời gian gần 3 tháng chiến đấu với dịch bệnh này, Trung Quốc đã kiểm soát được tình hình, ngăn chặn sự lây lan của dịch và điều trị bình phục cho gần hết bệnh nhân.

Nội dung sách gồm 62 trang như sau:

Giúp đỡ qua lại, cùng nhau vượt qua khó khăn. Quyển sách là kim chỉ nam về cách phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do Virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra

Tổng hợp và biên soạn bởi

Ủy ban Y tế tỉnh Vân Nam

Đại học tổng hợp Y Côn Minh

Viện Hàn lâm Y học tỉnh Vân Nam

Nhà Xuất bản Giáo dục Vân Nam

In bởi: Li Wei, Hu ping

Lên kế hoạch: Li Wei

Điều phối viên: Yang Jun, Zhao Yi

Biên tập viên: Zhao Yi, Sun Hongyu, Lei Falin, Wu Huajuan, Zhang Li,

Lv Min, Wang Xiyun, Ran Xu, Zhao Yixin, Zhang Jingyu,

Chen Chaohua, Dong Qiuxiang, Xu Zihan, Luo Xuan, Xu Jian

Biên tập viên đặc biệt: Du Yan, Yang Bin

Họa sĩ: Li Jiaying

Trang trí khung viền: Qin Huixian

Sản xuất: Nhà xuất bản giáo dục Vân Nam

In bởi: Công ty in Vân Nam

Nhà xuất bản nghe nhìn điện tử giáo dục Vân Nam

Địa chỉ: Công viên Giáo dục, đường Xi Fo, quận Xi San, thành phố Côn Minh

Số bưu điện: 650228

Số điện thoại: 0871-64623598

Website: www.yneph.com

 

Mục lục

Phần 1: Kiến thức chung…….. 1

Phần 2: Triệu chứng…………… 7

Phần 3: Bảo vệ bản thân khỏi virus……………………………….. 12

Phần 4: Chế độ ăn uống khoa học…………………………………. 20

Phần 5: Cách giải tỏaáp lực tinh thần trong mùa dịch………….. 24

Phần 6: Chuyên gia giải đáp thắc mắc…………………………. 27

Phần 1: Kiến thức chung

  1. Virus Corona chủng mới (The Covid-19 Virus) và căn bệnh viêm phổi do virus Corona chủng mới (Covid 19) gây ra là gì?

Virus Coronavirus là một nhóm lớn gồm nhiều chủng virus có thể gây bệnh cảm cúm, một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và SARS cũng do virus coronavirus gây ra.

Virus Corona chủng mới (The Covid-19 Virus) là một chủng virus mới chưa từng được nhân loại phát hiện.Dịch viêm phổi cấp do Corona virus gây ra được Tổ chức Y tế thế giới đặt tên là “Covid 19”.

  1. Virus Corona chủng mới (the Covid-19 Virus) có những đặc điểm gì?

Virus Corona sợtia cực tím (Ultra VU) và nhiệt độ. Nhiệt độ ở 560C trong thời gian 30 phút hoặc sử dụng hóa chất diethyl ether, cồn y tế 75%, thuốc sát khuẩn Clorin hoặc Axit Peroxyacetic và chloroform đều hiệu quả trong việc tiêu diệt virus. Riêng Chlor hexidine có hiệu quả kém hơn.

(Do trên bề mặt virus có rìa, gai giống như vương miện nên được đặt tên như vậy)

(Virus có thể gây sốt, ho, kiệt sức, nhức mỏi, khó thở và dẫn đến tử vong)

Tháng 12/2019

Phát hiện liên tục bệnh nhân bị viêm phổi nhưng không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Ngày 12/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới tạm thời đặt tên cho chủng virus mới này là “2019-nCoV”.

Ngày 11/02/2020, Tổ chức Y tế thế giới đặt tên cho dịch bệnh do chủng virus mới gây ra là “COVID-19”

  1. Virus Corona chủng mới lây lan như thế nào?

– Lây trực tiếp

Lây nhiễm virus trực tiếp do tiếp xúc gần với người bệnh, hít vào chất dịch tiết ra từ mũi, nước bọt bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khi nói chuyện

– Lây do tiếp xúc

Trường hợp nước bọt dính lên bề mặt đồ vật, virus có thể lây nhiễm thông qua Mucosa (niêm mạc/màng nhầy) của mắt, mũi, miêng (đưa tay lên mắt, mũi, miệng) sau khi chạm vào bề mặt đó.

– Lây qua Aerosol

Trong không gian kín, nếu tiếp xúc với virus aerosol có độ đậm đặc cao trong thời gian đủ lâu có thể lây nhiễm virus.

Virus corona được phát hiện có trong chất thải và nước tiểu. Do vậy, aerosol (khí dung) được tạo ra từ phân và nước tiểu có thể làm ô nhiễm môi trường hoặc tạo điều kiện cho virus lây lan.

  1. Thú nuôi có thể nhiễm virus Corona chủng mới hay không?

Hiện tại không có chứng cứ cho thấy thú nuôi như chó, mèo có thể truyền virus corona chủng mới. Rửa tay với xà phòng và nước sau khi chạm vào vật nuôi có thể hạn chế lây nhiễm một số vi khuẩn thông thường giữa thú nuôi và người như Escherichia coli và Salmonella.

  1. Tại sao phải theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày đối với người có tiếp xúc gần với người bệnh?

Thời gian ủ bệnh của dịch viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra là từ 01 đến 14 ngày, phần lớn có thời gian từ 03 đến 07 ngày. Do vậy, chỉ được xác nhận rằng không bị lây nhiễm nếu không xuất hiện triệu chứng sau 14 ngày.

Việc theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt theo quy trình y tế là hành động có trách nhiệm đối với sức khỏe, an toàn công cộng và là biện pháp phổ biển trong cộng đồng quốc tế.

  1. Làm sao để tôi nhận biết được có cần đến bệnh viện hay không?

Nếu bạn sốt (nhiệt độ ở nách ³37.3 0C), mệt mỏi và ho khan, không nhất thiết rằng bạn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bạn phải đến bệnh viện để khám và xét nghiệm ngay trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng như trên kèm theo bất kì dấu hiệu nào dưới đây:

(1) Từng di chuyển hoặc cư trú trong vùng có ca nhiễm trong thời gian 14 ngày trước khi phát bệnh; (2) Từng tiếp xúc với người nhiễm virus Corona chủng mới (Nucleic acid positive) trong thời gian 14 ngày trước khi phát bệnh; (3) Có tiếp xúc với người bệnh về từ khu vực có ca nhiễm trong thời gian 14 ngày trước khi phát bệnh; (4) Phát bệnh tập trung (Xuất hiện trường hợp sốt và có triệu chứng đường hô hấp hoặc nhiều trường hợp tại một khu vực nhỏ như tại nhà, văn phòng, trường học và lớp học trong thời gian 14 ngày)

  1. Tôi nên làm thế nào nếu nghi vấn bản thân hoặc một người khác nhiễm virus?

Trường hợp bạn nghi ngờ bản thân hoặc một người xung quanh bạn nhiễm virus, xin hãy báo cho gia đình bạn ngay lập tức và giữ khoảng cách, mang khẩu trang che mặt rồi đến thẳng bệnh viện gần nhất để gặp bác sĩ.

Đừng ra ngoài, tiệc tùng, tiếp tục di chuyển.Mang khẩu trang tại nhà và chú ý mở cửa sổ cho thoáng khí cũng như tiêu diệt virus. Không động chạm hoặc lại gần các thành viên trong gia đình (giữ khoảng cách 01 mét)

  1. Tôi phải quan tâm những gì khi đến bệnh viện gặp bác sĩ?

Khi đến gặp bác sĩ tại bệnh viện gần nhất, bạn nên trung thực khai báo cho bác sĩ về dấu hiệu kinh nghiệm gần đây của bạn, đặc biệt nếu như bạn đã di chuyển hoặc sinh sống trong vùng có trường hợp nhiễm bệnh và tình hình tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật.

Bạn đừng đi tàu điện ngầm, xe bus hoặc đến nơi đông người. Đặc biệt, phải nhớ mang khẩu trang y tế chỉ sử dụng 01 lần nhằm bảo vệ bản thân bạn và những người khác.

  1. Có thể điều trị khỏi hẳn căn bệnh viêm phổi do virus Corona chủng mới (COVID-19) gây ra hay không?

Căn bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra có thể điều trị bình phục hoàn toàn.Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có loại thuốc cụ thể cho virus corona (The COVID-19 Virus).Việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu là hạ thân nhiệt khi người bệnh sốt rồi trị dứt ho lúc ho phối hợp cùng phương pháp hỗ trợ là bồi bổ và nâng cao sức đề kháng.Cả 2 cách trên được sử dụng đầu tiên trong việc điều trị cho người bệnh.Y bác sĩ đang nỗ lực tìm kiếm và phát triển loại thuốc có hiệu quả.Chúng ta cũng phải dựa vào sức đề kháng của cơ thể nhằm tiêu diệt virus.

Bởi tính nguy hiểm của bệnh viêm phổi do virus corona (COVID-19) gây ra, bạn cần kịp thời đến gặp bác sĩ khi bạn nhiễm virus và xin hướng dẫn của bác sĩ nhằm phối hợp điều trị.

  1. Có Vắc xin kháng virus Corona (The COVID-19 Virus) không?

Vẫn chưa. Một loại bệnh mới đòi hỏi thời gian dài để chế tạo vắc xin. Trong thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu Trung Quốc và một số nước trên thế giới đang chạy đua với thời gian nhằm tạo ra loại thuốc mới cùng vắc xin kháng corona virus (the COVID-19 Virus).

  1. Đeo khẩu trang và rửa tay có thể phòng ngừa virus corona (the COVID-19 Virus) được không?

Đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên có thể phòng ngừa virus xâm nhập cơ thể của bạn tuy nhiên bạn vẫn không thể bảo vệ được bản thân nếu không thực hiện đúng cách.

Phần 2: Triệu chứng

  1. Trường hợp bạn nhiễm virus corona (the COVID-19 Virus), triệu chứng không khỏe là gì?

Cơ thể chúng ta rất khó ngăn chặn sự lây nhiễm của virus corona (the COVID-19 Virus) nếu như chúng ta tiếp xúc gần với người bệnh, không có thói quen rửa tay hoặc sức đề kháng của cơ thể yếu. Vào thời điểm phát bệnh, ta có thể sẽ sốt, ho, khó thở, hoặc gây ra mệt mỏi, kiệt sức, có thể nằm liệt giường đối với những trường hợp nặng.Virus Corona (the COVID-19 Virus) còn gây ra một số triệu chứng khác, tình trạng nặng có thể gây tử vong đối với những người có cơ thể yếu.

  1. Virus Corona (the COVID-19 Virus) đã làm cơ thể chúng ta thay đổi ra sao?

Quá trình của bệnh nhân nhiễm virus Corona (COVID-19) có đặc điểm khác nhau.Đầu tiên là sốt, sau đó lần lượt là ho, kiệt sức rồi khó thở.Thông thường, thời gian ủ bệnh của virus là 07 ngày, một số trường hợp lên đến 14 ngày.Bạn có biết nó đang làm gì trong thời gian ủ bệnh không? Chính xác! Nó đang sinh sôi với tốc độ chóng mặt trong cơ thể bạn và khiến cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể khó tiêu diệt chúng. Khi virus xâm nhập vào cơ thể bạn, bạn đã trở thành “cỗ máy nhân bản” của virus và giúp chúng lây nhiễm sang người khác.

  1. Chúng ta phải bảo vệ bản thân như thế nào khi đến bệnh viện?

Trong trường hợp bạn cảm thấy không khỏe, bạn phải đến ngay bệnh viện.Đừng chạm vào bất kì đồ vật gì khi đến bệnh viện gặp bác sĩ, đeo khẩu trang y tế mọi lúc di chuyển và tuân thủ yêu cầu của bác sĩ cùng y tá.Đề nghị bạn đừng vào thang máy để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch sau khi trở về nhà.

  1. Bạn có biết sự khác nhau giữa bệnh viêm phổi do virus corona (COVID-19) gây ra, bệnh cảm lạnh thông thường, và cảm cúm?

Cảm lạnh thông thường do thời tiết lạnh, mệt mỏi cùng một số yếu tố khác gây ra. Triệu chúng thường là nghẹt, sổ mũi, hắt hơi, đa phần không có hiện tượng sốt, nhức đầu, đau khớp hoặc nhức mỏi toàn thân và không ảnh hưởng đến sức lực cũng như vị giác ăn uống. Người bệnh có triệu chứng về đường hô hấp tuy nhiên tất cả đều ở mức nhẹ và thông thường không nguy hiểm đến tính mạng.

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp do virus cúm gây ra, có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm khi thời tiết giao mùa (mùa đông và mùa xuân), triệu chứng ở người bệnh xuất hiện đột ngột, nhiều và nghiêm trọng, sốt cao đến 390C và có thể tiếp tục tăng trong từ 01 đến 02 ngày, đau đầu, mỏi cơ và chán ăn là những triệu chứng rõ thấy nhất. Cảm cúm rất nguy hiểm, có khả năng dẫn đến tử vong đối với những người có sức đề kháng yếu với virus.

Bệnh nhân viêm phổi cấp do virus Corona (COVID-19) gây ra không có triệu chứng cảnh báo mà chỉ phát hiện virus trong đường hô hấp. Khi bệnh ở tình trạng nhẹ, người ta chỉ nóng trong người, ho, ớn lạnh và cảm thấy không khỏe.Trường hợp các triệu chứng trở nên nặng hơn, sẽ lần lượt xuất hiện sốt, ho và kiệt sức trong thời gian từ 03 đến 05 ngày đầu tiên.Sau một tuần, phổi của người bệnh sẽ bị virus tấn công và phát triển thành bệnh viêm phổi hoặc viêm phổi cấp.

  1. Tôi nên làm thế nào trong trường hợp tôi nghi ngờ người thân trong gia đình nhiễm virus Corona (the COVID-19 Virus)?

Nếu bạn nghi ngờ bản đã nhiễm virus Corona (the COVID-19 Virus), hãy đeo khẩu trang y tế và đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ.Chủ động khai báo cho bác sĩ về nơi mà bạn đã đến cũng như những người tiếp xúc với bạn. Đồng thời, phải chú ý vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay và mở cửa sổ cho thoáng đãng không khí .

Trong trường hợp bạn nghi ngờ người quen của mình nhiễm virus Corona (the COVID-19 Virus), hãy đeo khẩu trang y tế, giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc gần và đề nghị họ đến bệnh viện để được điều trị.Nếu có người thân hoặc bạn bè của bạn được phát hiện mắc bệnh viêm phổi do virus corona (COVID-19) gây ra, nên chuyển người bệnh đến bệnh viện để được điều trị cách ly và khử trùng nơi ở cũng như vật dụng hàng ngày của họ.

  1. Những người nào có nguy cơ nhiễm virus Corona (the COVID-19 Virus) cao?

Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm virus Corona (the COVID-19 Virus), tuy nhiên những người có sức khỏe tốt cùng sức đề kháng cao do luyện tập thể dục và có tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ khó bị lây nhiễm. Còn những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em và người thường mắc bệnh tật sẽ dễ bị nhiễm bệnh và chuyển biến nghiêm trọng.Cùng với đó, các bác sĩ, y tá làm việc tại bệnh viện cũng dễ mắc bệnh.Do đó, nếu bạn mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên và không đến những nơi đông người, virus sẽ khó lây nhiễm đến bạn.

Phần 3: Bảo vệ bản thân khỏi virus

  1. Nên làm thế nào trong việc tự bảo vệ tại nhà?

– Thứ nhất: Rửa tay thường xuyên

Khi quay về nhà, trước và sau khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi, sau khi vào nhà vệ sinh, sau khi chạm vào động vật và đi đại tiện, phải rửa tay và sát khuẩn ngay.

(1) Lòng bàn tay đối diện nhau, ngón tay khép và chà sát vào nhau; (2) Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại; (3) Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay; (4) Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia; (5) Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại; (6) Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại; (7) Chà cổ tay theo Spriral (Đường xoắn ốc) rồi thực hiện với tay còn lại.

– Thứ hai: Thường xuyên làm thông thoáng nhà cửa

Mở cửa trong nhà mỗi ngày để không khí thông thoáng.

– Thứ ba: Thường xuyên thực hiện sát khuẩn

Mỗi ngày đều rửa sạch và sát khuẩn theo thời gian qui định đối với những vật dụng trong nhà như bàn, ghế,…. Trong trường hợp có khách ghé đến nhà, bạn phải tiến hành sát khử trùng đối với những vật dụng liên quan.

– Thứ 4: Việc tuân thủ “ho, hắt hơi văn minh”

Khi bạn hắt hơi hoặc ho, che kín mũi và miệng của bạn bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay hoặc đeo khẩu trang. Như vậy, vi khuẩn sẽ không bay ra. Dù bạn mắc bệnh hay không, xin nhớ rằng phải che mũi và miệng của bạn lúc hắt hơi.

+ Lúc ho hoặc hắt hơi, tránh đối mặt trực tiếp với người khác.

+ Khi ho hoặc hắt hơi, tránh che mũi và miệng của bạn trực tiếp bằng tay.

+ Những lúc đó, phải che kín mũi và miệng của bạn bằng khăn giấy rồi bỏ vào thùng rác có ghi nhãn “rác độc hại”.

+ Trong trường hợp không có khăn giấy, bạn có thể che mũi và miệng bằng mặt trong của khuỷu tay hoặc tay áo..

+ Nếu tay của bạn chạm vào chất dịch từ đường hô hấp, phải rửa tay ngay lập tức.

+  Nếu bạn nhận ra mình bị nhiễm virus đường hô hấp, nên tự cách ly y tế tại nhà, tham khảo ý kiến và cách điều trị kịp thời, phù hợp với tình hình bệnh. Khi ra ngoài phải đeo khẩu trang.

– Thứ 5: Duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày, tập các bài thể dục phù hợp tại nhà, tránh ảnh hưởng đến người xung quanh

– Thứ 6: Theo dõi sức khỏe hàng ngày của bản thân và gia đình

Khi bạn phát hiện bản thân hoặc thành viên trong gia đình có triệu chứng nghi vấn như dưới đây, phải tiến hành cách ly y tế và bảo vệ rồi đến bệnh viện kịp thời tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên y tế dựa trên tình hình triệu chứng.

Triệu chứng bao gồm: sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, chán ăn, kiệt sức, tinh thần sa sút, ói mửa, tiêu chảy, đau đầu, đau thắt tim, viêm mí mắt, đau nhức tay chân hoặc cơ lưng…

– Thứ 7: Bảo vệ gia đình trước dịch bệnh.

+ Khi bạn cùng gia đình ra ngoài, đừng quên mang khẩu trang

Sau khi mang khẩu trang, virus cùng nước dịch sẽ không thể bay vào mũi và miệng của người mang do bị ngăn cản bởi khẩu trang..

+ Khi thành viên trong gia đình có hành động không được vệ sinh như khạc nhổ nước dãi khắp nơi, xin ngăn họ lại ngay lập tức..

+ Trong trường hợp gia đình bạn có nhân viên y tế, đừng quên nhắc nhở họ tự bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh.

* Lưu ý mỗi ngày.

– Cách chọn khẩu trang

Khẩu trang bảo vệ hiệu quả: khẩu trang y tế chỉ sử dụng 1 lần, khẩu trang N95. Không dùng khẩu trang vải cotton.

– Đeo khẩu trang đúng cách mới có thể bảo vệ bạn

+ Bước 1: Rửa tay trước khi đeo khẩu trang, tiêu diệt hết vi khuẩn và virus trên tay bạn.

+ Bước 2: Chỉnh cho khẩu trang che kín hoàn toàn khu vực cằm, mũi, miệng bởi nếu hở gió, virus sẽ có cơ hội xâm nhập.

+ Bước 3: Sau khi đeo khẩu trang, không dùng tay sờ vào khẩu trang bởi virus có thể bám trên mặt ngoài của khẩu trang.

+ Bước 4: Lúc lấy khẩu trang khỏi mặt, cố gắng không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang và nhớ rửa tay, nên có bắt đầu lẫn kết thúc (rửa tay trước và sau khi đeo khẩu trang)

– Các bước cởi bỏ khẩu trang đúng cách

+ Cởi bỏ phần dây đeo ở một bên tai trước (trái hay phải đều được)

+ Nếu như bạn đeo kính, phải chú ý giữ kính bằng tay còn lại, không để cho kính rơi.

+ Tiếp theo, tháo phần dây đeo còn lại, cầm phần dây đeo để vứt, không dùng tay chạm trực tiếp vào mặt ngoài của khẩu trang.

+ Trong trường hợp quý vị có sức khỏe bình thường, không xuất hiện vấn đề sốt, ho,…

Xin bỏ khẩu trang vào thùng rác gom “rác thải nguy hiểm”

+ Nếu quý vị có các triệu chứng như sốt, ho,…

Phải ngâm khẩu trang không thể sử dụng trong nước sôi có nhiệt độ tối thiểu là 560C trong thời gian 30 phút hoặc đóng kín sau khi tiệt trùng với dung dịch cồn rồi bỏ vào thùng rác có ký hiệu “rác thải độc hại”.

  1. Phải làm thế nào để bảo vệ bản thân tại nơi công cộng?

– Khi ra ngoài, phải mang khẩu trang, hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. Sau khi về nhà, phải rửa tay ngay. Nếu bạn sốt hoặc nhiễm bệnh khác về đường hô hấp, đặc biệt là sốt cao, phải đến điều trị tại bệnh viện.

– Cố tránh xa nơi đông người như siêu thị, cửa hàng, công viên, quán internet, phòng game, nhà hàng,… Không tụ tập thành nhóm.

– Không khạc nhổ nước dãi bừa bãi. Bạn có thể khạc vào giấy rồi bỏ vào thùng đóng kín . Khi bạn ho hoặc hắt hơi, bạn phải sử dụng khăn giấy che kín miệng và mũi rồi đem bỏ vào thùng rác có ký hiệu “rác thải độc hại”. Nhằm ngăn chặn virus lây lan, sau khi ho hoặc hắt hơi, phải rửa tay, tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.

– Sát khuẩn kịp thời. Khi chạm vào vật dụng chung như sách vở, ghế, bàn tại nơi công cộng, phải rửa hoặc làm sạch tay ngay với dung dịch sát khuẩn có cồn.

– Khi nói chuyện tại nơi công cộng, giữ khoảng cách hơn 1 mét (độ dài sải thẳng tay) với người khác.

– Hạn chế dùng đồ ăn bên ngoài.

  1. Cần phải bảo vệ ra sao khi di chuyển?

* Đi xe bus

Mang khẩu trang khi đi xe. Đeo khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần.

Khi ho hoặc hắt hơi, phải giữ khoảng cách với người khác và sử dụng mặt trong khuỷu tay hoặc khăn giấy che kín mũi và miệng của bạn..

Nếu trên xe có người bị cảm, cố tránh tiếp xúc với người đó. Bạn có thể mở cửa sổ trên xe để không khí thông thoáng..

Rửa tay ngay với xà phòng dạng lỏng hoặc sử dụng hand sanitizer (dung dịch rửa tay khô)

* Lái xe cá nhân

Trong tình trạng bình thường, xe cá nhân không cần khử trùng, chỉ cần cho không khí thông thoáng..

– Sau khi lái xe trở về từ nơi công cộng, bạn có thể sử dụng thuốc khử trùng để sát khuẩn trước, trong trường hợp cần thiết, cũng có thể dùng dung dịch sát khuẩn như Chlorine hoặc cồn 75% để lau chùi các vật dụng trong xe..

– Khi người có các triệu chứng như nóng trong người, ho, đau họng,…. đi chung xe với bạn, bạn phải giữ khoảng cách, không mở điều hòa bên trong, mở cửa sổ vừa phải để không khí thông thoáng. Chờ người có dấu hiệu nghi ngờ xuống xe rồi mở ngay cửa sổ cho thoáng khí cũng như sát khuẩn virus trên bề mặt đồ vật mà họ đã chạm vào. Trong trường hợp đi chung với bệnh nhân đã được xác nhận nhiễm bệnh, phải sát khuẩn ngay và báo cho cơ quan chức năng trong khu vực để triển khai các biện pháp tiếp theo.

Phần 4: Chế độ ăn uống khoa học

  1. Làm thế nào để ăn uống khoa học đề kháng COVID-19?

Ưu tiên những loại thực phẩm chứa tinh bột

Đảm bảo 250-400 gram ngũ cốc và khoai/ngày, bao gồm: lúa, yến mạch lúa mạch đen (hắc mạch), khoai lang, khoai tây,…

Tập thể dục vừa sức, duy trì cân nặng

Duy trì tập thể dục, hạn chế thời gian ngồi một chỗ, chơi thể thao 1 tiếng/lần

Ăn nhiều rauvà trái cây, chế phẩm từ sữa, đậu

Ăn nhiều trái cây và rau tươi, hơn 5 loại. Tổng khối lượng phải hơn 500 gram, có một nửa trong đó tối màu. Uống 1 bịch sữa mỗi ngày và ăn nhiều thức ăn từ đậu.

Ăn vừa đủ cá, gia cầm, trứng và thịt nạc

Bổ sung đầy đủ thực phẩm có chất lượng protein như thịt nạc, gia cầm, cá, tôm, trứng,…Ăn 150-200 gram/ngày. Bỏ thói quen ăn 1 quả trứng mỗi ngày, ăn đồ ăn có chất béo, thức ăn khác và thực phẩm pickled (lên men).

Đồ ăn ít muối, ít chất béo, kiểm soát việc ăn đường, không uống nhiều rượu

Ăn theo chế độ lành mạnh với không quá 30 gram dầu/ngày. Kiểm soát việc ăn muối, gồm xì dầu và muối trong các thực phẩm khác. Lượng muối mà 1 người hấp thụ trong 1 ngày không quá 6 gram.Trẻ em cùng người chưa thành niên không nên uống rượu.Kiểm soát lượng đường mà bạn hấp thụ không quá 50 gram/ngày, tốt nhất là ít hơn 25 gram.Uống nhiều nước, khoảng 7 đến 8 ly trong một ngày (1500 – 1700 ml), khuyến khích uống nước tinh khiết, nóng.

Ngừng lãng phí thức ăn, thiết lập chế độ ăn hiện đại

Chuẩn bị thực phẩm theo nhu cầu, khuyến khích chia sẻ thức ăn để tránh lãng phí, lựa chọn thực phẩm tươi, vệ sinh và nấu chín đúng cách, tách biệt thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín, đun nấuthức ăn ở nhiệt độ thích hợp.

Tìm tòi thực đơn ăn uống, lựa chọn hợp lí , thường xuyên ăn tại nhà, vui vẻ với bữa ăn cũng như yêu thương người thân, tiếp thu và tuyên truyền văn hóa tốt đẹp, xây dựng thói quen mới với một chế độ ăn uống văn minh.

  1. Sắp xếp tỷ lệ và thời gian 3 bữa ăn trong ngày sao cho hợp lí?

Năng lượng và chất dinh dưỡng cung cấp bữa sáng, bữa trưa và bữa tối nên lần lượt ở khoảng 25-30%, 35-40% và 30-35% tổng số năng lượng trong ngày.

Bữa sáng thích hợp vào khoảng 6:30 đến 8:30. Bữa trưa: 11:30 – 13:30. Bữa tối: 17:30 – 19:30.

  1. Làm sao nâng cao sức đề kháng với virus trong việc phòng ngừa lây nhiễm virus corona (the COVID-19 Virus)?

Tăng cường hấp thụ chất chống oxy hóa. Dùng 02 quả cam mỗi ngày để bổ sung vitamin C.

Ăn nhiều cà chua và trái cây màu đỏ, tối màu để bổ sung vitamin B

Bổ sung vừa đủ vitamin A, có thể ăn 30-50 gram gan động vật/lần/tuần, giúp chăm sóc khí quản và có khả năng bảo vệ, chống lây nhiễm virus.

Đừng tập thể dục nặng trong thời gian này bởi việc tập thể dục quá sức có thể cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch với virus (chức năng của hệ thống miễn dịch liên quan đến việc lây nhiễm virus đường hô hấp). Trong thời điểm này, bạn có thể tập nhẹ hoặc vừa.

Đảm bảo bạn có thể tiêu thụ đủ lượng thực phẩm carbohydrate như gạo và thực phẩm khác có chứa tinh bột bởi carbohydrate là loại thực phẩm cực kì quan trọng đối với tế bào đề kháng virus.

Ngủ đủ giấc mỗi ngày, đừng khiến bản thân cảm thấy căng thẳng và áp lực về tinh thần

Phần 5: Cách giải tỏa áp lực tinh thần trong mùa dịch

  1. Giữ liên lạc với nhau

Khi đang trong khủng hoảng, con người có cảm xúc phiền muộn, áp lực tinh thần, rối loạn, lo sợ hoặc giận dữ. Tất cả những tâm trạng này là chuyện bình thường.

Trò chuyện cùng một người mà bạn tin tưởng có thể giúp được bạn. Hãy giữ liên lạc với bạn bè cùng người thân của bạn.

  1. Duy trì lối sống lành mạnh

Trong trường cần thiết phải ở nhà, hãy duy trì lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống, ngủ, luyện tập thể dục đúng cách và mối quan hệ xã hội với gia đình, họ hàng, người thân và bạn bè, liên lạc với nhau qua email và điện thoại

  1. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Đừng hút thuốc, uống rượu hoặc uống thuốc để làm tâm trạng của bạn trở nên khá hơn.Nếu bạn không biết nên làm gì, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên y tế hoặc nhà tư vấn tâm lí. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể lập kế hoạch lên danh sách thông tin, phải tìm kiếm người nào cùng cách thức tìm kiếm sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần nhằm nhận được sự giúp đỡ kịp thời và hiệu quả.

  1. Chấp nhận hiện thực

Thu thập thông tin sẽ giúp bạn trong việc xác định khủng hoảng mà bạn đang đối mặt để có thể đề ra biện pháp phù hợp. Tìm kiếm những nguồn thông tin mà bạn có thể tin tưởng được như Website của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ quan sức khỏe công cộng của chính phủ,…

  1. Hạn chế lo lắng

Bạn cùng gia đình nên hạn chế hoặc tránh xem hoặc nghe những báo cáo trên các phương tiện truyền thông mà bạn thấy rằng sẽ khiến bạn lo lắng, điều này sẽ hạn chế những lo âu cùng căng thẳng.

  1. Kiểm soát tâm trạng

Sử dụng những kỹ năng mà bạn đã dùng trong thời gian vừa qua nhằm giải quyết những bất cập trong cuộc sống cũng như giúp bạn kiểm soát tâm trạng trong thời điểm dịch bệnh lây lan.

Phần 6: Chuyên gia giải đáp thắc mắc

  1. Liệu bạn sẽ không nhiễm bệnh nếu không ăn thịt thú rừng, động vật hoang dã?

Hiện tại, COVID-19 Virus đã lây lan vượt quá phạm vi lây nhiễm tự nhiên giữa người và động vật hoang dã, có hiện tượng người nhiễm sang người. Con đường lây lan chủ yếu của dịch bệnh là những giọt dịch tiết ra từ đường hô hấp và tiếp xúc với nhau.

  1. Ngoại trừ khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần, khẩu trang N95 hoặc KN95, các loại khẩu trang khác (khẩu trang bình thường, khẩu trang cotton) có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm virus không? Liệu mang nhiều lớp khẩu trang có thể phòng chống lây nhiễm the COVID-19 Virus được không? Khẩu trang càng dày thì hiệu quả tránh lây nhiễm the COVID-19 Virus càng cao, đúng hay sai?

Hãy ưu tiên sử dụng khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần, khẩu trang N95 hoặc KN95 bởi các loại khẩu trang khác không có hiệu quả phòng chống virus tốt như 3 loại khẩu trang trên. Đối với khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần đúng tiêu chuẩn, nếu bạn mang đúng cách cũng có hiệu quả trong việc phòng chống virus. Mang nhiều lớp khẩu trang sẽ không tăng cường hiệu quả bảo vệ và còn khiến cho nghẹt thở.

  1. Tôi có thể không đeo khẩu trang trong thời điểm không xuất hiện lây lan được không?

Dù có hay không có tình trạng lây lan ở xung quanh bạn, người ta cũng khuyến cáo rằng phải mang khẩu trang khi di chuyển ra bên ngoài. Thời điểm hiện tại, COVID-19 đang bùng phát, người nhiễm virus có thể xuất hiện trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, một số người nhiễm khác vẫn chưa phát hiện triệu chứng. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể đã tiếp xúc với người nhiễm virus.

  1. Hút thuốc và uống rượu bia có thể phòng tránh virus COVID-19 được không?

Khi hút thuốc, tay của bạn sẽ liên tục tiếp xúc mũi và miệng. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua việc này. Hơn thế nữa, bạn không thể mang khẩu trang lúc bạn hút thuốc. Điều này sẽ làm giảm khả năng bảo vệ bạn. Dung dịch cồn 75% có thể tiêu diệt được virus, tuy nhiên, sát khuẩn và uống rượu là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Nếu dung dịch cồn có nồng độ đậm đặc cao có thể tiêu diệt được virus, tuy nhiên khi uống rượu, cồn bị hòa tan rất nhanh, khó có hiệu quả đối với virus. Cùng với đó, việc uống quá nhiều sẽ làm giảm sức đề kháng của một người với virus và làm cho người đó dễ bị lây nhiễm.

  1. Ăn tỏi và uống trà có thể phòng ngừa lây nhiễm virus COVID-19 được không?

Các chất chiết xuất từ tỏi có thể tiêu diệt được virus tuy nhiên bản thân tỏi không có tác dụng chống lại virus. Do đó, không có lợi ích gì trong việc ăn sống hoặc uống nước tỏi. Không có bất kì cơ sở nào cho thấy uống trà có thể phòng ngừa COVID-19.

  1. Uống nước nóng 600C hoặc tắm nước nóng có thể phòng tránh lây nhiễm COVID-19 được không?

Thông thường, tăng nhiệt độ đến 560C trong thời gian 30 phút rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, virus phá hủy hệ thống hô hấp và nước nóng vào trong dạ dày. Uống hoặc tắm nước nóng theo cách trên không những không tiêu diệt virus mà nó còn dễ gây ra viêm thực quản.

  1. Trong thời gian bùng phát virus COVID-19, chúng ta không thể ăn gia cầm, động vật hoặc hải sản, đúng hay sai?

Nguồn lây nhiễm đầu tiên của virus COVID-19 Virus là động vật hoang dã bị buôn bán trái phép, nhưng không có xác nhận cho thấy có động vật nhiễm virus mắc bệnh. Các loại thịt được bày bán tại các điểm chính thống vẫn có thể dùng được.

  1. Trong thời gian bùng phát dịch COVID-19, chúng ta có cần tự cách ly y tế tại nhà trong 14 ngày?

Chúng ta cần nâng cao hiểu biết của mình về việc bảo vệ bản thân khỏi virus, phát hiện và cách ly y tế diễn ra nhanh và hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng ta không cần gây ra sợ hãi. Hạn chế đi chơi với người thân cùng bạn bè theo khả năng của mình, tránh đến những nơi đông người. Mang khẩu trang khi ra ngoài, chú ý làm thông thoáng không khí trong phòng, thường xuyên rửa tay, tập thể dục đều đặn và ít thức khuya.

  1. Thuốc Antibiotic (thuốc kháng sinh) hoặc thuốc trị cảm cúm có thể phòng ngừa lây nhiễm virus COVID-19 được không?

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị việc lây nhiễm vi khuẩn, trong khi dịch bệnh COVID-19 do virus gây ra. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không chỉ không có hiệu quả phòng ngừa và điều trị mà trái lại có thể gây phản ứng không tốt. Thuốc trị bệnh cảm cúm như Oseltamivir, phosphate, Capsules, Ribavirin cũng không thể phòng ngừa COVID-19. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có bất kì loại thuốc nào có hiệu quả tốt có thể được sử dụng để điều trị COVID-19.

  1. Cần khử trùng sản phẩm công nghệ như điện thoại di động?

Cần.  Sau khi trở về nhà, bạn được khuyến cáo tắt điện thoại di động , thấm cồn y tế 75% lên viên bóng cotton để khử trùng điện thoại di động. Đừng quên sát khuẩn những phụ kiện đi kèm như tai nghe, microphone, lỗ cắm tai nghe, lỗ sạc pin,…./

 

Bài viết liên quan

Ý Nghĩa Hình Tượng Bồ Tát – Quán Thế Âm – HT THÍCH THANH TỪ

Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời...

Bài thuốc ngâm chân và Văn hóa Đạo Hiếu của Người Dao

Và cái văn hóa đạo hiếu người dao nó có một câu chuyện rất là...

Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA

CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA là đơn vị chuyên về các bài...

Giới thiệu về thương hiệu “Cổ Trầm”

Từ thuở Bách Việt bờ cõi mênh mang cho đến Thăng Long ngàn năm thương...

Giới thiệu về Trầm Hương – About Agarwood – cổ trầm

Trầm hương là gì? Sự hình thành trầm hương trong các cây Dó bầu chứ...

Ý NGHĨA LOGO BIỂU TƯỢNG TIÊN THIÊN TRÀ

Logo của Tiên Thiên Trà gồm 2 vòng tròn được kết nối với nhau vô...

Trả lời