Bí quyết dưỡng sinh mùa Thu theo Đông y
Âm dương cân bằng, đẩy lùi bệnh tật
Đại danh y Hoa Đà viết trong “Trung tàng kinh” rằng, cơ thể con người cũng giống như thiên nhiên, bất kể trong cơ thể âm khí quá thịnh hay là dương khí quá thịnh đều sẽ sinh ta bệnh tật. Muốn khỏe mạnh, âm dương điều hòa là việc quan trọng vô cùng.
Dưỡng sinh là gì? Dưỡng sinh là sống thuận theo tự nhiên âm – dương, ngũ hàng để cơ thể hài hòa với trời đất, khỏe mạnh, an vui. Dưỡng sinh là chữa bệnh, chữa cái gốc của bệnh, chữa từ khi nó còn chưa hình thành. Dưỡng sinh không đồng nghĩa với ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, mà phải hiểu sự vận hành của ngũ hành để tuân theo gọi là dưỡng sinh đạo.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
Thu là thu liễm. Mùa Thu chuyển tiếp từ trạng thái tăng trưởng sang trạng thái thu nhập. Nhìn chung, thời tiết có đặc tính “thu liễm”, phép Dưỡng sinh trong mùa Thu là phải thuận theo cái khí thu liễm trong trời đất mà điều hòa thân thể.
Theo Đông y, tiết thu trời mát dần, Dương khí dần dần thu liễm lại, Âm khí dần tăng lên. Trời thu trong vắt, mặt đất hanh khô, gió heo may thổi, thành thục đó là hình dung về mùa thu; mùa quả chín, mùa thu hái.
Ba tháng mùa thu bao gồm 6 tiết khí:
Lập thu (8/8 dương lịnh): bắt đầu mùa thu. Đây là khi bắt đầu mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt đầu nở, trời có biểu hiện se lạnh.
Xử Thử (23/8 dương lịch): trời băt đầu bớt nóng, là điểm chuyển ngoặt của nhiệt độ hạ xuống. Khí hậu bắt đầu có điểm mát.
Bạch Lộ (8/ 9 Dương lịch): Lúc này thời tiết chuyển mát hẳn, ban đêm se se lạnh, đã có sương rơi, sáng sớm thấy hơi nước, hơi sương đọng trên ngọn cỏ. lượng mưa mới giảm, trời đất khô hanh. Đây cũng là thời điểm cơ thể không thích ứng được sẽ rất dễ bị cảm mạo hoặc các bệnh cũ cũng dễ tái phát.
Thu phân (23/9 dương lịch): Đây là thời điểm giữa mùa thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm, một số cây vàng lá và rụng xuống.
Hàn lộ (8/10): Hàn lộ nghĩa là mát mẻ. Trong thời điểm này nửa cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, nửa cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ nhất.
Sương giáng (23/10): Khí trời chuyển lạnh hẳn, đêm có sương rơi nhiều nên gọi là sương giáng, có thể bắt đầu có sương muối rơi làm hại cây cối.
Ba tháng mùa thu gọi là “chùng lai”(hết sức lớn) khí trời đã đến hồi co lại, khí ở mặt đất đã đến hồi tỏ sáng. Đây cũng là lúc nóng chuyển sang lạnh, ngày thường nóng đêm thường lạnh, cơ thể không thích ứng được sẽ rất dễ bị cảm mạo hoặc các bệnh cũ cũng dễ tái phát.
Theo Hoàng đế nội kinh ta nên làm như sau:
Đêm phải đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, phải thức một lượt với gà để cho tinh thần được yên ổn, hầu chế bớt sự sát phạt của mùa thu( hành Kim)
Thu liềm thần khí, đừng để tinh thần buông lung theo ngoại cảnh (ngắn lá vàng rơi bông thấy buồn mang mác), làm như thế để để khí ở phổi được thanh khiết mát mẻ. Nếu không sẽ hại đến phổi là cho đến đông sẽ bị bệnh tháo dạ (tiểu đêm) gây hại đến thận.
Các phương diện dưỡng sinh gồm: ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện thân thể, điều dưỡng tinh thần… đều theo nguyên tắc cơ bản dưỡng âm, ẩm chống khô hanh.
Trong Dưỡng sinh đạo, cần chú ý:
1. Nên nuôi dưỡng thần khí (tinh thần)Mùa thu, trước cảnh lá vàng rơi, cành khô lá úa, hoa cỏ lụi tàn… lòng người thường hay thương cảm, man mác buồn… dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Cần giữ cho tinh thần lạc quan vui tươi, cảm nhận sự biến đổi của thiên nhiên với tâm thái bình hòa, nên đi xa, leo núi ngắm cảnh, thư giãn tinh thần, có như thế mọi lo âu và buồn bã sẽ tiêu tan, khiến cho tâm hồn vui tươi khoáng đạt. Vào tết Trung thu, nhà nhà sum họp, chuyện trò, ngắm trăng, ăn bánh, thưởng thức những trò vui giải trí như múa lân, rước đèn kéo quân…
2. Luyện tập nhẹ nhàng
Mùa thu, các nhà dưỡng sinh xưa thường tu tập theo “phép nội dưỡng” (nội dưỡng công). Thu liềm thần khí bằng các bài tập như thiền, khí công,… Mùa thu khí trời mát mẻ cũng là điều kiện tốt để rèn luyện thân thể. Tuy nhiên, cần tùy theo độ tuổi mà lựa chọn những hình thức luyện tập thích hợp. Thanh niên có thể chơi các môn leo núi, bơi lội, tắm nước lạnh. Người cao tuổi, thân thể đã hư nhược, có thể múa quyền, chạy chậm, đi bộ và tập một số công pháp nhẹ nhành… Nói chung, dưỡng sinh trong mùa thu nên thiên về các môn tĩnh công.
3. Ăn tăng chua, giảm cay
Theo thuyết Ngũ hành, món ăn có ngũ vị là: chua, cay, đắng, mặn, ngọt, năm vị này có quan hệ với ngũ tạng. Theo Đông y: “Chua vào can, cay vào phế, đắng vào tim, mặn vào thận, ngọt vào tỳ”. Theo đó món ăn chua giúp dưỡng can, ngọt dưỡng tỳ.
Tuy nhiên bạn không nên ăn quá chua. Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa thì càng phải hạn chế ăn chua để phòng viêm loét nặng thêm. Bạn cũng không nên ăn nhiều dưa muối, cà muối vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp vì ăn mặn nhiều.
Đông y còn lý luận: “chua ngọt hóa âm”, vì thế món ăn chua ngọt giúp điều dưỡng can và tỳ, nên dùng nhiều hơn vào mùa thu. Mặt khác, mùa thu cần kiêng bớt vị cay như hạt tiêu, tỏi, ớt, gừng, rượu… vì các món này làm phế khí phát tán quá độ gây tổn hại cho phổi và tổn thương tới can, tỳ.
4. Ngủ sớm, dậy sớm
Ngủ sớm để thuận theo âm tinh cất giữ, dùng dưỡng “thâu” khí. Dậy sớm nhằm thuận theo dương khí từ từ mạnh lên, khiến phế khí giãn ra. Bởi vậy, người là có thể thu dương khí, nếu không dương khí toàn bộ tản ra bên ngoài, khi đến mùa Đông, thân thể người sẽ xuất hiện suy nhược.
Trước khi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm, sáng dậy rửa mặt bằng nước ấm để kích thích tuần hoàn máu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trong nhà lỡ có người bị cảm cúm có thể đun nước giấm rồi đóng kín các cửa lại để xông qua gian nhà một lượt giúp trừ bệnh cảm cúm.
Mùa thu dễ mệt mỏi, ngủ trưa điều dưỡng tốt cho tim, làm khỏe tim, giảm xác suất bị bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cũng có truyền thống dưỡng sinh khởi xướng “thu đống”. Đó là mùa thu nên để cơ thể chịu lạnh một chút làm giảm tiết mồ hôi, vì mồ hôi ra làm âm khí hao tổn, thuận theo nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa thu là “trữ âm tinh, giữ âm khí”. Tuy nhiên cũng không được để cơ thể lạnh quá, đặc biệt với người già, trẻ nhỏ và người sức khỏe không tốt, nên mặc thêm áo ấm, tránh để khí lạnh làm thương tổn cho phế.
5. Tiết chế dưỡng âm
Mùa thu phải thuận theo nguyên tắc tích trữ của giới tự nhiên, vì thế tiết chế chuyện phòng the là tích trữ âm tinh.
Âm dương cân bằng phòng ngừa bệnh tật
Trong “Hoàng đế nội kinh” có câu “âm bình dương bí”, bình ở đây chính là cân bằng, bí là kín kẽ vững chắc. Nếu âm cân bằng, dương khí kín kẽ vững chắc thì cơ thể tự nhiên khỏe mạnh, tinh thần tốt lên.
Âm dương nếu mất cân bằng, bệnh tật liền bộc phát. Âm dương mất cân bằng nhẹ thì cơ thể sẽ có chút không khỏe, nặng hơn thì sẽ sinh bệnh, mà mất cân bằng nghiêm trọng thì thân thể chắc chắn mắc bệnh nặng.
Nắm vững và thực hành đúng những lưu ý dưỡng sinh đạo vào mùa thu, nhất định bạn sẽ có một thân thể khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực.
Bài viết liên quan
Ý niệm về tiền – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
TIỀN, TRÍ TUỆ và SỰ BÌNH AN. Đợt này em tập trung không dùng điện...
Th10
KHÓA TU “TÌM LẠI CHÍNH MÌNH” CHO THẾ HỆ TRẺ
CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM DÀNH CHO GIỚI TRẺ Chủ đề: TÌM LẠI CHÍNH MÌNH Thời...
Th10
10 điều răn dưỡng sinh – Hải Thượng Lãn Ông
Vệ sinh phép giữ thân mình Sao cho khoẻ mạnh an ninh mới là Mười...
Th9
KHÓA TU “NGÀY THU AN LẠC” và XUẤT GIA GIEO DUYÊN
*** Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Được sự cho phép của...
Th9
Thiền sư Ajahn Chah hướng dẫn thiền căn bản
Bạn phải không được suy nghĩ quá nhiều. Nếu suy nghĩ, bạn phải suy nghĩ...
Th8
Xuân
Lũ mục đồng xua Xuân về lối cũ Phía núi xa ráng quái nuốt tầng...