– Khi Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) xin Phật quy định ăn chay, Phật đã từ chối và để mọi người tự chọn cách ăn của mình, miễn sao tùy duyên thuận pháp là được.
– Và khi được hỏi về điều này Krishnamurti đã trả lời rất tuyệt: “Điều gì đã trở thành quy định thì không còn là chân lý.” Cuối cùng, thầy tùy người tùy trình độ căn cơ mà giải thích chứ không muốn đưa ra một kết luận đúng sai nhất định nào. Tốt nhất con không nên tranh luận về vấn đề này, trừ phi chia sẻ với những người hiểu biết. Con có quyền làm điều con thấy đúng nhưng không nên muốn người khác phải làm theo mình…
Như vậy người ta gọi là “ăn chay tùy duyên”, tức có gì ăn nấy không gượng ép để trở thành khuôn định, nhưng nếu khi ăn có cả hai thứ để tùy chọn thì thầy cũng như con có khuynh hướng ăn rau trái hơn. Ăn chay không phải chỉ ăn rau trái mà gọi là thanh tịnh, mà chính là ăn với tâm thanh tịnh (Trai giả tịnh dã, tẩy tâm viết trai). Và chủ yếu là ăn gì đừng tham đắm và cố chấp là được.
Đức Phật không chủ trương phải hoàn toàn ăn rau trái nhưng cũng không có nghĩa là Ngài chủ trương phải chỉ ăn cá thịt. Cố chấp một phía là rơi vào nhị nguyên, vì vậy ăn cái gì ngay đó hợp duyên đúng pháp mới là trí tuệ…”
– Tu là bơi ngược dòng đời nhưng lại thuận theo dòng pháp. Dòng pháp là nguyên lý chân thực của vạn pháp, còn dòng đời là những quy ước chủ quan của con người. Dòng đời tối đa lắm là thiện là phước thôi chứ không thể giác ngộ giải thoát được, cho nên phải sống thuận theo dòng pháp nữa mới thoát khỏi phiền não trầm luân. Cái khó của người tu chính là sống trong đời, phải tùy theo hoàn cảnh duyên báo của mình (tùy duyên), mà vẫn sống đúng theo nguyên lý của vạn pháp (thuận pháp).
Tất nhiên một người đã thấy ra đạo lý thì sẽ không sống theo quan niệm sai lầm của những người buông lung phóng dật, tuy nhiên con vẫn phải tôn trọng duyên nghiệp của họ vì họ còn phải chịu lặn hụp trong dòng đời để một ngày kia bừng tỉnh rồi cũng thấy ra.
“Tỉnh mộng mới hay ngã, pháp không
Nói, làm, thấy biết thảy đều thông
Trong không pháp pháp đồng viên mãn
Ai tu, ai đắc, luống nhọc công?”
– Thầy Viên Minh –

Bài viết liên quan

Ôi, an lạc thay! Ôi an lạc thay! Sự an lạc đến từ buông bỏ!

Với một người bình thường, họ thật không thể hiểu nổi vì sao không có...

Môn tâm lý học tỉnh thức Wecap là gì?

WECAP là bộ môn Tâm lý học tỉnh thức giúp người học dễ dàng thấu...

Bình an là phúc

Bình an là phúc Công đức là thọ Biết đủ là phú Tuỳ duyên là...

Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI

Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI Xin chào cả nhà, thời...

Phương Pháp Tọa Thiền – HT Thích Thanh Từ

LỜI NÓI ĐẦU Phương pháp tọa thiền này theo đường lối Thiền tông Việt Nam,...

Câu chuyện về Sản phẩm Sữa hạt Beli – Sữa Hạt Quốc Dân

Sữa Hạt Dinh Dưỡng Beli bắt nguồi từ một câu chuyện truyền cảm hứng… Có...

Trả lời