Trà Giảo cổ Lam túi lọc của Hợp tác xã Tân Lạc Sơn được sản xuất từ Loài giảo cổ lam 5 lá bé là loài đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh tác dụng
Theo khoa học và dân gian, Trà giảo cổ lam được sử dụng nhằm:
* Làm giảm mỡ máu, giảm Cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạnh máu, chống huyết khối. Tốt cho người mắc bệnh tim mạch.
* Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp cho người cao huyết áp.
* Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp II, ngăn ngừa và hạn chế biến chứng của bệnh.
* Phòng chống Ung thư, kìm hãm sự phát triển của khối u, giúp bệnh nhân ung thư sau truyền hóa chất, xạ trị hoặc sau phẫu thuật ăn ngủ tốt, tăng miễn dịch, giảm mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ.
* Tăng cường hệ miễn dịch, làm tăng sức đề kháng của cơ thể với các tác nhận độc hại như quá nóng, quá lạnh, nhiễm xạ, nhiễm các chất độc hóa học, sinh học (vi rút, ung thư).
* GIúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, làm tỉnh táo, minh mẫn, sảng khoái, tăng khả năng làm việc trí óc và ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
* Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan.
Chú ý:
* Không dùng khi đói
* Không dùng với người huyết áp thấp.
* Không dùng trước khi đi ngủ
* Hạn dùng: 9 tháng sau ngày đóng gói.
Quy trình thu hái và chế biến Trà giảo cổ lam túi lọc của Tân Lạc Sơn
* Sản phẩm Trà Giảo Cổ Lam Thiên nhiên được chúng tôi thu hái hoàn toàn trong tự nhiên từ sườn núi phía đông vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông.
* Sau khi thu hái, chúng tôi chuyển sang giai đoạn chế biến thủ công, theo quy trình hoàn toàn sạch để đảm bảo sản phẩm thơm ngon và giữ được nguyên vẹn hoạt tính của các tinh chất quý.
* Cách dùng Trà giảo cổ lam túi lọc như sau: mỗi lần dùng 1 gói cho vào cốc chế nước sôi khoảng 3 phút, hoặc mỗi lần dùng 2 đến 3 gói cho vào ấm ủ chế nước sôi uống trong ngày…
Giảo cổ lam loài nào tốt nhất
Khi bạn bắt đầu tìm hiểu về Giảo cổ lam để sử dụng thì có lẽ bạn sẽ lạc vào ma trận các loài giảo cổ lam như: Giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 5 lá, giảo cổ lam 7 lá, giảo cổ lam 9 lá, hay còn có giảo cổ lam 5 lá to, giảo cổ lam 5 lá bé. Chúng ta cùng tìm hiểu xem Giảo cổ lam loài nào là tốt nhất nhé :
Giảo cổ lam 3 lá
Cây tươi: Cây có ba lá, dây khá lớn, cây tươi nhấm có vị ngọt, không đắng
Khi phơi khô: Giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm, khi pha vị nhạt, không có vị đắng
Tác dụng: Hiệu quả điều trị của giảo cổ lam 3 lá không cao, ít dùng trong y học và hiện còn đang được nghiên cứu.
Giảo cổ lam 5 lá
Còn có tên gọi khác trong dân gian là: Ngũ diệp sâm – hay sâm 5 lá. Cây tươi: Dây nhỏ, cây có 5 lá, khi còn tươi nhấm có vị đắng
Cây giảo cổ lam 5 lá mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao từ 300 đến 1000m so với mực nước biển (Giảo cổ lam 5 lá mọc rất nhiều ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình), cây không mọc ở các loại đất thông thường
Khi phơi khô: Cây dậy mùi thơm đặc trưng. cây thường được chế biến thành các dạng Trà giảo cổ lam, Cao giảo cổ lam, Trà giảo cổ lam túi lọc
Khi pha với nước sôi: Uống có vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt hậu , trà rất thơm
Tác dụng: Đây là loại Giảo cổ lam được cả thế giới sử dụng bởi vì nó rất tốt cho sức khỏe, có thể nói là tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay ( ở Nhật Bản và trung Quốc họ chỉ sử dụng loại Giảo cổ lam 5 lá)
Dẫn chứng: Giảo cổ lam có tên tiếng anh là Jiaogulan, bạn hãy vào Google gõ từ tìm kiếm là: Jiaogulan sẽ chỉ thấy hình ảnh cây Giảo cổ lam 5 lá, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy hình cây giảo cổ lam 3 lá hay 7 lá. Tên khoa học của Giảo cổ lam được sử dụng phổ biết để chữa bệnh là Gynostemma pentaphyllum trong đó chữ Penta trong tiếng La Tinh nghĩa là “5”
Nhìn chung, giảo cổ lam có tác dụng gì đều được được nghiên cứu bài bản nhất với loại 5 lá. Do đó, khi lựa chọn dược liệu này, bạn cần tìm đúng địa điểm bán đúng loại giảo cổ lam 5 lá, tránh trường hợp mua phải những loại 3 lá và 7 lá có tác dụng ít.
Hiện trên thị trường cũng lưu hành Trà giảo cổ lam 5 lá nhưng sử dụng cây Giảo cổ lam 5 lá to, cây này dân gian vẫn hay sử dụng và có tác dụng nhưng chưa được chứng minh thư cây giảo cổ lam 5 lá bé, ngoài ra cây này còn dễ bị nhầm với cây Cỏ yếm lá bóng.
3: Giảo cổ lam 7 lá
Cây tươi: Dây lớn, cây có 7 lá, khi tươi có vị đắng
Giảo cổ lam 7 lá mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi núi, kể cả ở ven đường, bờ dào, bụi dậm. Ở Sapa giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại, nhiều đến nỗi người dân ở đây còn phải dẫy bớt đi để tránh chúng mọc lấn át các loại cây trồng khác.
Khi phơi khô: Cây không có mùi thơm đặc trưng
Khi pha uống: Giảo cổ lam 7 lá vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm
Tác dụng của Giảo cổ lam 7 lá : Còn đang được các nhà Khoa học nước ta nghiên cứu, hiện nay trên thế giới chưa thấy quốc gia nào sử dụng Giảo cổ lam 7 lá làm thuốc, ngoại trừ Việt Nam ta.
Như vậy là các bạn đã trả lời được câu hỏi Giảo cổ lam loài nào tốt nhất rồi phải không? đó chính là Giảo cổ lam 5 lá bé và Hợp tác xã Tân Lạc Sơn là đơn vị chỉ sử dụng duy nhất Giảo cổ lam 5 lá bé làm nguyên liệu sản xuất trà của họ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.