Chúng tôi viết quyển sáchBước Đầu Học Phậtnày cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khi mới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu. Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xây dựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáo một cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
Vì muốn chỉ lẽ chánh tà để người mới vào đạo khỏi lầm lẫn, nên chúng tôi mạnh dạn chỉ thẳng những điều sai lầm hiện có trong Phật giáo. Làm như thế, không có nghĩa chúng tôi muốn vạch lưng chỉ thẹo cho kẻ khác thấy, mà cốt yếu muốn gầy dựng lại một nếp sống Phật giáo phù hợp với hiện tại và mai sau. Chúng ta sống trong thời khoa học, cần phải truyền bá Phật giáo thích ứng với chân lý gần với sự thật. Bản chất của Phật giáo đã là chân lý, là sự thật, chúng ta đừng làm méo mó khiến kẻ bàng quan hiểu lầm Phật giáo. Với nhiệt tình, chúng tôi một bề đả phá những mê tín đang ẩn náu trong Phật giáo, để cho bộ mặt Phật giáo trắng sạch hơn, không còn những thứ lọ nhơ làm lem luốc. Tinh thần tồi tà phụ chánh, chúng tôi chịu trách nhiệm những gì chúng tôi đã nói và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những ai không hài lòng phiền trách chúng tôi.
Thích Thanh Từ
(Thiền tông Việt Nam)
Trích “Bước Đầu Học Phật – Tam Quy”:
I. Mở Đề
Chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổ sanhtử, dong thuyền ra cứu vớt họ là sự ra đời của đạoPhật. Đêm tối vô minh che phủ tất cả chúng sanh,cầm đuốc sáng soi đường cho họ là trách nhiệm củađạo Phật. Đạo Phật đến với chúng sanh trong mộtniềm khát vọng vô biên, một sự trông chờ tột độ.Nhưng, con thuyền có giá trị cứu mạng khi nào ngườisắp chết chìm biết bám lấy nó. Ngọn đuốc là một cứutinh, khi nào những kẻ lạc đường trong đêm tối khaokhát muốn ra. Con thuyền và ngọn đuốc sẽ vô bổ, nếunhững kẻ sắp chết chìm và người lạc trong đêm tốichấp nhận cái gì mình đang chịu. Cũng thế, đạo Phậtsẽ vô ích với những chúng sanh chấp nhận sanh tửvà an phận trong vô minh. Vì thế, đạo Phật có mặttrên thế giới này đã hơn hai ngàn năm trăm năm,còn biết bao nhiêu người nhìn nó với cặp mắt xa lạ.Song những kẻ đã nếm được pháp vị, thấy công đứccủa đạo Phật đối với mình vô vàn không sao kể hết.Thật đúng với câu “Phật hóa hữu duyên nhân”.
II. Định Nghĩa
Đứng về hành động, đạo Phật là con đường đưangười trở về cố hương giác ngộ. Hoặc đạo Phật làphương pháp giúp người tiến tu đến giác ngộ. Đứngvề thực thể, đạo Phật là tánh giác sẵn có của tất cảchúng sanh.Những kẻ phiêu lưu ở tha phương viễn xứ ước mơkhao khát trở về cố hương, đạo Phật là tấm bản đồvẽ rõ con đường trở về cố hương, do bàn tay của ngườiđồng cảnh ngộ đã trở về đến tận quê nhà, Đức Thích-ca Mâu-ni. Nếu ý thức được cảnh khổ của người xaquê, một lòng quyết chí trở về cố hương được ngườitrao tay cho tấm bản đồ, biết rõ con đường về quê thìcòn sung sướng nào hơn. Không cam chìm sâu trongđêm tối vô minh, người cương quyết tiến lên conđường giác ngộ, nắm vững những phương tiện tiến tu,chắc chắn sớm chiều sẽ được mãn nguyện.
Đứng trên bờ biển thấy toàn biển đều là sóng, bởicơn gió mạnh, người ta ngơ ngác không biết làm saotìm ra nước biển. Nếu đây là sóng thì nước biển ởđâu? Những lượn sóng đuổi nhau lặn hụp hò hét ầmì, mặt biển là những cái biến động ấy sao? Ngườisáng suốt nghe thế, bảo họ rằng: “Chính sóng ấy tứclà nước”, “cái biến động kia chỉ là hiện tượng của mặtbiển tĩnh lặng”. Hãy ngay nơi sóng, chúng ta nhận ranước, trên cái biến động biết được thể tịnh. Hiệntướng vô minh và tánh giác cũng thế.Tất cả những vọng tưởng điên đảo là hiện tướngvô minh, vọng tưởng lặng lẽ là tánh giác thanh tịnh.Tuy hai tên hai tướng khác nhau, song không thểrời vô minh tìm được tánh giác, như sóng với nước.
Tánh giác là cái thể chẳng sanh chẳng diệt của mỗicon người chúng ta, hằng tàng ẩn trong con người vôthường sanh diệt này, như thể tĩnh lặng của mặt biểnsẵn có trên tướng biến động ầm ì. Bởi chúng sanhsẵn có tánh giác mà quên, nên Đức Thích-ca thươngxót giáo hóa chỉ dạy cho thức tỉnh, đó là đạo Phật.Chủ yếu của đạo Phật là giác ngộ, nên được biểutrưng bằng phóng quang, ngọc minh châu, cây đuốc,ngọn đèn. Nói đến đạo Phật là nói đến giác ngộ; mọihình thức mê tín hiện có trong đạo Phật, do ngườisau ứng dụng sai lầm, chớ không phải thực chất củađạo Phật.
III. Lý Thuyết
Phần lý thuyết của đạo Phật rất phong phú, nóichung là Tam tạng giáo điển, gồm Tạng Kinh, TạngLuật và Tạng Luận. Tam tạng này hiện ấn hành cóhai văn hệ: Pali tạng, Hán tạng. Pali tạng thuộcNam truyền Phật giáo, Hán tạng thuộc Bắc truyềnPhật giáo. Ở đây, chúng tôi nói về hệ thống HánTạng. Bộ Hán Tạng hiện do Nhật Bản và Đài Loanấn hành gồm trên năm ngàn quyển. Thật là một khotàng văn hóa dồi dào, chính những người tu sĩ Phậtgiáo cũng chưa chắc đã đọc hết. Trong ba Tạng, quantrọng nhất là tạng Kinh, vì tạng Luận là giải thíchlại tạng Kinh, còn tạng Luật nói rõ về nghi thức luậtlệ của người tu. Trong tạng Kinh tổng quát chia làmba phần : hệ thống A-hàm, hệ thống Bát-nhã, hệthống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm. Hệ thốngA-hàm giải thích về triết lý vô thường, khổ, không,vô ngã. Hệ thống Bát-nhã giải thích tự tánh các pháplà Không, chỗ tánh Không ấy là tướng chơn thật. Hệthống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm giải thíchchúng sanh sẵn có tánh giác gọi là Trí tuệ Phật, Trikiến Phật, Niết-bàn.
Tuy nhiên, vì truyền bá lâu xa khó tránh khỏinhững tư tưởng tập tục sai lầm chen lẫn trong Chánhpháp. Chúng ta muốn phán định chánh tà, trongKinh có dạy dùng Tứ pháp ấn, Tam pháp ấn, Đệnhất pháp ấn để ấn định đúng sai. Tứ pháp ấn là vôthường, khổ, không, vô ngã. Tất cả những Kinh thuộchệ thống A-hàm nói không ngoài bốn lý này, nếu nóikhác bốn lý này là tà thuyết. Tam pháp ấn là chưhạnh vô thường, chư pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tịnh.Đây là trùm cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa đều nằm gọntrong ấy. Đệ nhất pháp ấn là nhất tâm chơn như.Phần này chỉ riêng hệ thống Pháp Hoa…, không canhệ đến hai hệ thống kia. Nắm được cái căn bản này,chúng ta tạm biết cương yếu học Phật.
Phần lý thuyết của đạo Phật khác hẳn với thuyếtlý của những triết gia, học giả khác. Bởi vì họ dùngsuy tư nghĩ tưởng biện thuyết, còn đây do Đức Phậtsau khi giác ngộ thấy lẽ thật như thế, tùy hoàn cảnhtrường hợp đem ra chỉ dạy cho người. Người khéo ứngdụng lời Phật dạy vào cuộc sống sẽ được kết quả tốtđẹp, hoàn toàn không họa hại. Cho nên, trong Kinhnói “lời Phật nói trước, giữa, sau đều thiện”…
Mục Lục:
01 – Đạo Phật
02 – Tam Qui
03 – Ngũ Giới
04 – Đi Lễ Chùa
05 – Sám Hối
06 – Cúng Dường Tam Bảo
07 – Phật Giáo Độ Sanh
08 – Luân Hồi
09 – Tam Độc
10 – Từ Bi
11 – Mê Tín, Chánh Tín
12 – Tội Phước
13 – Nghiệp Báo
14 – Giác Ngộ Pháp Gì Ứng Dụng Tu Ngũ Thừaphật Giáo?
15 – Tinh Thần Giác Ngộ Của Đạo Phật Qua Ngày Lễ Vu-Lan
16 – Pháp Tu Căn Bản Của Phật Tử
17 – Tu Trong Mọi Hoàn Cảnh
18 – Hoa Sen Trong Bùn
19 – Bồ-Tát Sợ Nhân Chúng Sanh Sợ Quả
20 – Chấp Là Gốc Của Đấu Tranh
21 – Cốt Lõi Của Đạo Phật
22 – Chữ Tức Trong Đạo Phật
23 – Thấy Thân Giả Dối Có Phải Quan Niệm Chán Đời Không?
24 – Số Mạng, Nghiệp Báo Đồng Hay Khác?
25-Phật Là Gì?
26-Thế Nào Là Phật Pháp?
27-Học Phật Bằng Cách Nào?
28-Làm Sao Tu Theo Phật?
Kết Luận
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.