🍁Thông thường, người ta có quan niệm sai lầm rằng: Từ bi là bi lụy, mềm yếu, than khóc, tiêu cực…
Người ta tưởng rằng hễ đã từ bi , thì ai muốn làm thế nào mình cũng chịu, sống trong hoàn cảnh thế nào mình cũng theo, thiếu tinh thần tiến thủ…
💜 Tóm lại, từ bi theo nghĩa thông thường là than khóc và nhu nhược.
Những thật ra, từ bi theo Ðạo Phật có nghĩa khác xa.
Phật dạy:
🙏 “Từ năng dữ nhứt thiết chúng sinh chi lạc;
Bi năng bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ”.
Nghĩa là :
❤️ Từ cho vui tất cả chúng sinh;
🩷 Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài.
Diệt khổ và cho vui đó là tất cả nguyện vọng và hành động lợi tha, cứu đời của người có lòng từ bi.
Thế nên, từ bi không phải là thụ động, là trốn đời hay nhu nhược.
🧡 Cái khổ và cái vui nói ở đây không chỉ là khổ và vui vật chất mà còn cả khổ và vui tinh thần.
Hết khổ và được vui tức là khía cạnh của cuộc đời, nhưng không thể rời bỏ nhau được.
Khi được vui một phần nào, tức là đã bớt khổ một phần nào, ấy là trong Từ có Bi; và trái lại, khi bớt khổ một phần nào, tức là đã được vui một phần ấy như thế là trong Bi có Từ.
Cũng như một đứa bé đang khổ sở vì đi lạc đường, bỗng có ai chỉ đường cho nó, nó liền vui mừng và hết khổ.
💝 Vậy từ bi là một lòng thương rông lớn vô biên, nó xui khiến người ta vận dụng tất cả khả năng, tâm tư, phương tiện để làm cho mọi người, mọi vật thoát khỏi được vui.
🩷 Bác ái là tình thương yêu rộng lớn.
Như thế thì bác ái và từ bi đều có một tánh chất giống nhau ở chỗ rộng hẹp, sâu cạn mà thôi.
Có người cho rằng bác ái rộng hơn từ bi.
Cho như thế là vì chưa hiểu rõ hai chữ Từ bi.
Như trên đã định nghĩa:
🌹 Từ là cho vui tất cả chúng sinh;
🌹 Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho tất cả mọi loài.
Chúng ta đã biết Phật dùng hai chữ chúng sinh là để chỉ cho tất cả mọi sinh vật.
Vậy Từ là cho vui tất cả mọi sinh vật, chứ không phải riêng cho loài người.
Tất cả mọi vật có sự sống đều được chung hưởng tình thương ấy. Còn Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho chúng sinh.
Chúng ta nên để ý là trong câu định nghĩa chữ Hán, các kinh dùng chữ “bạt” nghĩa là nhổ tận gốc rễ.
🩷 Vâng, nhổ tận gốc rễ của cái khổ chứ không phải chỉ thoa dịu cái quả khổ trong hiện tại, mà để mặc cho cái nhân gây ra khổ mãi về sau.
Người có lòng Bi là vừa thoa dịu vết thương đau khổ trong hiện tại và vừa chữa cho khỏi nguyên nhân hay gây ra đau khổ, như người làm vườn, không phải chỉ phác cho sạch cỏ trên mặt đất, mà còn đào sâu xuống dưới, nhổ cho hết gốc rễ của cỏ nữa.
❤️ Như thế thì Từ bi, về phương diện không gian, bao gồm tất cả mọi loài, còn về phương diện thời gian, bao gồm tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
💖 Còn bác ái thì chỉ chú trọng nhiều về loài người mà ít để ý đến sinh vật; và chỉ lo cứu khổ, cho vui trong hiện tại mà ít nghĩ đến cái quả trong tương lai.
💖 Nói một cách khác, Từ bi là gồm hết nghĩa bác ái ở trong ,còn bác ái thì chẳng trùm được lý Từ bi.
Trong khi so sánh Từ bi với Bác ái, chúng tôi đã nói, về phương diện không gian, Từ bi bao gồm tất cả mọi loài.
Thật thế, tình thường của Ðạo Phật vô cùng rộng lớn.
💛 Phật dạy không được sát sinh người mà cả muôn loài vật nữa. Người Phật tử chân chính, triệt để tuân theo lời Phật dạy, không những không giết hại sinh vật để ăn, mà cũng không giết hại sinh vật trong các cuộc săn bắn hay câu cá để mua vui.
Ngày xưa, các vị Tỳ kheo trước khi uống nước ao hồ, phải dùng mọt cái lọc để lọc nước, như thế vừa hợp vệ sinh, vưà tránh khỏi sát sinh những sanh vật nhỏ ở trong nước.
Mỗi khi vào cầu, những người tu hành phải gõ xuống đất ba tiếng, để cho những sinh vật dưới cầu biết mà tránh trước.
Những cử chỉ ấy mặc dù nhỏ nhặt, những đã thể hiện được một cách chân thành lòng từ bi của người Phật tử chân chính.
💜 Chính nhờ lòng từ bi ấy mà cuộc đời bớt tàn khốc, chiến trường được thu hẹp, người và vật không còn sát hại nhau, mà trái lại còn xem nhau như anh em.
🍁 Những nếu chỉ cho vui và diệt khổ trong hiện tiền mà không nghĩ đến cho vui và diệt khổ trong tương lai thì cũng chưa gọi là Từ bi.
Bởi thế, cần phải gây nhân vui và diệt nhân khổ.
Nhân vui và nhân khổ ở đâu mà có?
Trong kinh thường dạy:
🙏 Khổ do nghiệp, nghiệp do hoặc.
Hoặc tức là phiền não.
Phiền não đều ở trong tâm mỗi chúng ta.
Tâm nguồn gốc của mọi hành động, của mọi kết quả.
❤️ Vậy thì quả khổ hay vui chỉ do tâm cả.
💔 Tâm chúng sinh đầy dẫy phiền não tật xấu, dung chứa vô số hạt giống cay chua, đắng độc.
Dĩ nhiên, những mầm mống ấy sẽ trổ ra những quả khổ gian lao.
🩷 Bởi thế, Ðạo Phật rất chú trọng vấn đề tu tâm, dưỡng tánh cho chính mình và người.
Muốn cứu khổ cho thật tình, chẳng những lo cứu khổ quả, mà còn phải trừ nhơn khổ cho sớm.
Thế mới đúng như định nghĩa đã nói ở trên về chữ BI (Bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ).
🍁 Chẳng hạn, muốn một người nào khỏi bị cái khổ tù đày, lao lý, bắt bớ, hành hạ, ta phải dạy họ đừng tham lam, trộm cướp và cần thiết phải biết bố thí, quý trọng của cải của người.
🍁 Muốn cho người nào khỏi khổ vì sự chia rẻ, sát hại, thù hằn, ta phải dạy cho họ đừng sân mà cần phải biết nhu hòa, nhẫn nhục.
🍁 Muốn cho người nào khỏi khổ vì sự ngu si cám dỗ, bóc lột, khinh hèn, ta phải dạy cho họ được sáng suốt, giác ngộ cảnh đời.
Khi họ hiểu rồi, tất nhiên không bảo họ tránh khỏi, họ vẫn tránh.
🙏🙏🙏 Muốn cho sự nghiệp lợi tha này được hoàn toàn, người tu hạnh Từ bi,còn có bổn phận phải chỉ bảo cho người chung quanh những phương pháp tu hành cho có hiệu quả, như niệm Phật, tham thiền chẳng hạn, để cho tâm địa của họ được tăng trưởng công đức lành.
Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.
Trích trong : Quán Từ Bi- Phật học phổ thông .

Bài viết liên quan

Khi ta buông bỏ được, cuộc đời sẽ nhẹ nhàng hơn

So với sự giàu có do “có được”, thì sự giàu có do “biết rõ”...

ĐẠO BÌNH THƯỜNG

Con thành kính đảnh lễ Thầy,Nhờ ơn thầy khai thị, con thực hành theo Pháp...

CHƠN SÁM HỐI – H T. Thích Thông Phương

Trong bài kệ sám hối ba nghiệp ở Thiền viện mà trước kia thường tụng,...

TỊNH TU BA NGHIỆP – S P. Hòa Thượng Thường Chiếu

Buổi sinh hoạt hôm nay tôi sẽ nói về cách thức chữa trị ba nghiệp...

SÂN HẬN – Hòa Thượng, Thiền Sư Thích Thanh Từ.

Phật dạy nếu người nào xa lìa sân hận thì được tám pháp hỉ duyệt...

TỪ NƠI THÂN NGƯỜI CÓ THỂ TẠO NÊN NHIỀU VIỆC THIỆN.

PC53: NHƯ TỪ ĐỐNG HOA CÓ THỂ LÀM NÊN NHIỀU TRÀNG HOA. TỪ NƠI THÂN...

Để lại một bình luận