Khi đến với Nghiệp Trà bao nhiêu người trong các bạn từng mơ ước mình thành công trở thành một nhà văn hóa ẩm thực Trà, Trà sư, Thợ trà chuyên nghiệp hay chí ít cũng là Chủ một quán trà có danh tiếng nơi chốn phồn hoa. Nhưng ban đầu chắc đó không phải mơ ước của nhiều bạn trẻ vì trẻ thì chúng ta có quyền bay bổng, có những mơ ước giản dị và chân chất hơn nhiều như mang lại một hơi thở mới cho Trà như Quán Trà Phong của anh Khánh tại Trà Phong Nguyên Hồng. Anh Khánh nói tôi tới với Trà vì Trà cần tôi, cần sự đổi mới sáng tạo để Trà đến với các bạn trẻ. Vậy là Trà Phong ra đời chỉ vì một câu nói giản dị “Bởi vì Trà cần tôi”. Trà Phong đã phục vụ bao bạn trẻ với những sản phẩm như Hồng Trà Sữa, Lục Trà hương Sen, Ô Long chanh leo, Hồng Trà chanh leo ướp lạnh… tất cả đều đến từ những sản phẩm Trà Shan tuyết chỉ tại Việt nam, chỉ với mục đích là mang lại Trà cho giới trẻ, giới thiệu Trà như một thức uống đáng để tâm cho những bạn học sinh, Sinh viên… Nếu không có những quán Trà thực tiễn như Trà Phong thì có lẽ chúng ta sẽ chỉ thấy các quán như Highland Coffee đông nghịt khách hàng trẻ chiều thứ 7, hay Café Ông Bầu những ngày nghẹt thở bóng đá khi Việt Nam vào Tứ kết. Không rườm rà và sang trọng như Phúc Long, rẻ tiền hơn, chân chất hơn với những sản phẩm Trà Shan sạch và làm thủ công truyền thống pha hơi thở của hiện đại Trà Phong đã quyến rũ những bạn trẻ còn đang ngơ ngác giữa rừng quảng cáo đồ uống không còn dư thị phần tại Việt Nam.
Nhưng chưa hết đâu, vì thành công như Trà Phong là hiếm hoi thì có những người trong nghề Trà đã phải trải qua nhiều cay đắng có lúc muốn bỏ nghề. “Bán Trà em chả có lãi gì cả, chỉ đủ trả tiền điện nước sinh hoạt hàng tháng là may rồi”. Để nuôi nghề Trà và nuôi quán trà có từ năm 2004, cô chủ Quán Trà Vô ưu tại số 3 Võ Văn Dũng –Hoàng Cầu – Hà nội đã phải bán và làm đủ thứ bên cạnh Trà. Từ những sản phẩm thủ công của Nepal nhập về như Áo Mũ Len lông cừu, đồ trang trí ban thờ, đồ thờ như Tranh tượng Mật giáo cho đến các sản phẩm như Hoa quả sấy khô vùng núi Hymalaya, Trà Hoa Tây tạng, Hoa tuyết liên Tây tạng, Saffron-nghệ tây Kasmir, Đông Trùng Hạ Thảo Hymalaya… Nhưng rồi vẫn quyết tâm theo đuổi nghề mà cô chủ quán tìm tòi sáng tạo ra nhiều loại trà thảo dược hiếm gặp ở đâu như Trà Hoa cúc Tây tạng, Trà tuyết liên hoa, Trà Đông trùng Hạ thảo đặc biệt Nepal… Mỗi loại trà như một bài thuốc, bài thuốc đó đến với mọi người làm Trà nhân thêm vui vì nó đã góp phần cho sự sinh động của Trà. Nhâm nhi bên Ấm trà Hắc kỳ tử, bạn chủ quán Vô ưu vui vẻ nói vụ này em sẽ nhập về Tuyết Liên Hoa tự nhiên của Tây tạng, chỉ có Tuyết liên Hoa mọc trên núi cao 6-8 năm nở hoa 1 lần mới làm thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết cho mọi người chống dịch Covid. Dẫu biết những sản phẩm trà như vậy không thuần túy là trà nhưng tôi vẫn vui vì nhờ đó những người như bạn có thể bảo tồn nghề Trà.
Có đôi lần tôi gặp đôi mắt như hằn những ưu tư của cuộc sống mưu sinh, bạn chủ Quán Trà Vô ưu lại nói với tôi: “Sao tổ nghề không phù cho em nhỉ? Hay tại em chưa thờ Tổ?”. Nhìn lên tượng cụ Lục Vũ vuốt râu như muốn gửi gắm câu hỏi, tôi thấy như đó là câu hỏi chung của bao người làm nghề Trà tại Việt Nam. Tôi chợt nhớ tới câu nói của một Trà Sư Đài Loan danh tiếng nói với tôi: “Làm nghề Trà phải kiên trì, dù vất vả gian khổ nhưng đừng nản”, nền sản xuất Trà Việt Nam dù mới phát triển từ những năm mở cửa nền kinh tế nhưng nền Văn Hóa ẩm thực Trà của Việt Nam đã có từ lâu đời. Cũng như Việt Nam, Đài Loan đã đi trước 40 năm trong việc trau dồi và bảo tồn phát huy trở lại văn hóa Trà và trở thành một vùng sản xuất Trà có uy tín trên thị trường Trà Quốc tế. Làm sao Đài Loan làm được vậy, đó là nền văn hóa lâu đời. Có những gia đình đã 5 đời làm nghề Trà không gián đoạn và vẫn còn giữ được các bí quyết gia truyền của Nghề. Việt Nam cũng có những gia đình giữ nghề gia truyền như Trà Mạn Hảo Bashtea hay An Trà 214 Trần Quang Khải nhưng rất hiếm có giới trẻ theo đuổi nghề Trà vì đôi khi các bạn coi nó như cái gì đó nhàm chán, buồn tẻ. Tại sao tôi phải quan tâm tới Trà trong khi Công nghệ thông tin, ngân hàng tài chính đang sốt… Phải chăng vì vậy chúng ta đánh mất dần sự gia truyền hay bị gián đoạn qua các thế hệ. Nghề nào cũng vậy, muốn thành tựu phải có bí quyết. Muốn có bí quyết phải trải qua thời gian thậm chí nhiều thế hệ mới thành tựu nghề. Người Việt chúng ta có lẽ thiếu một sự kiên trì và quyết tâm, có lẽ Tổ nghề Trà không muốn chúng ta đói bao giờ nhưng để giàu thì khó trừ phi bạn làm ăn bất chính, làm ra các sản phẩm trà đóng chai từ những thứ trà vụn, trà cám hay những vườn trà đầy thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng. Nhưng để làm ra các phẩm trà tinh túy cần sự có tâm. Cách rút ngắn hành trình nhanh nhất là được học kinh nghiệm từ những Bậc Thầy Trà giàu kinh nghiệm và hơn hết là phải biết tôn trọng Nghề, trọng Tổ và những đồng môn.
Tác giả: Trần Kiến Quốc

Bài viết liên quan

Tâm thư từ lá gan

TÂM THƯ GỬI TỪ GAN Gửi anh – bạn NGƯỜI thân mến, Tôi Lá Gan...

Thiền tông Việt Nam cuối thể kỷ 20

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX (tiếp-3) SƠ TỔ TRÚC LÂM (1258-1308) Vua...

TẬP LUYỆN ĐỂ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

CƠ HỘI DUY NHẤT DÀNH CHO CÁC BẠN ĐANG BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG. KHÔNG ĐẾN...

Tại sao Phật Tử phải tu Thiền – HT.Thích Thanh Từ

Hôm nay chúng tôi nói thẳng về đường lối tu Thiền mà hiện chúng tôi...

Tại sao phải ngồi thiền – HT Thích Thanh Từ

Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được....

LÀM SAO NHIẾP ĐƯỢC TÂM ?

Hòa Thượng, Thiền Sư Thích Thanh Từ . Nói về nhiếp tâm, trong nhà Phật...

Trả lời