Pháp tu BỔN PHẬN
“Nhóm người trông mong vào các thành tựu vật chất mà cầu nguyện mang lại sẽ nhanh chóng đi theo con đường sa đọa. Những người trau dồi kỹ năng thỏa mãn tinh thần sẽ đi theo con đường hóa thần. Nhưng những người thực sự bước vào thiên đường sớm nhất không phải là hai loại người này. Họ chính là những con người ngây thơ, là cha ta, mẹ ta…những người nông dân ít học nhưng yêu lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội… Không toan tính, ít cầu nguyện… Cao nhất thì cũng chỉ cầu đến mưa thuận gió hòa, mùa màng no đủ… Nếu có chiến tranh, cha mẹ chúng ta cũng cầm súng, bắn đến khi hết đạn thì về, không ràng buộc chi với những lý tưởng hay chủ nghĩa… Vinh quang thay! Họ được đón vào nước Chúa đầu tiên!”
Như chúng ta thấy, phạm trù bổn phận trong bối cảnh 12 nhánh của Con Đường Giác Ngộ nằm trong giới hạn của trách nhiệm đơn thuần của đối tượng đối với công việc và các nghĩa vụ xã hội nhưng không bị gắn bó đến mức chi phối với các phạm trù tinh thần thuần túy khác như lý tưởng, ý thức giai cấp…v.v…
Nói như vậy, vô hình chung chúng ta đang giới hạn khái niệm bổn phận trở về với nghĩa hẹp của nó được nhấn mạnh trong bản thân hành động của đối tượng. Kỳ thực thì bất kỳ hành động nào cũng có liên hệ trực tiếp với ý chí hành động. Nhưng nếu ý chí hành động một khi trở nên rối rắm và được lồng ghép các toan tính thì sẽ khiến cho bản thân hành động trở nên đánh mất tính trong sáng của nó.
Bổn phận trong bối cảnh 12 nhánh của Con Đường Giác Ngộ thì cổ vũ cho tính trong sáng bản nhiên của hành động!
Nói như vậy, chúng ta không phủ định tính thấy (rigpa) trong hành động của đối tượng. Ngược lại, chỉ có chuyên chú ý thức vào hành động người ta mới có thể khai thác triệt để yếu tố rigpa. Nhược bằng, trong trường hợp nuôi dưỡng thái quá các ý nghĩa triết học sẽ khiến cho đối tượng dễ bị lạc lối trong tư duy siêu hình và bản thân hành động trở thành yếu tố nhấn mạnh trách nhiệm xã hội chứ chẳng phải như nó là.
Tóm lại, bổn phận thật sự sẽ xuất hiện như tương tác hoàn hảo giữa một bên là tất cả các phạm trù xã hội, thậm chí kể cả các khái niệm thuộc về thượng tầng kiến trúc xã hội… với một bên là khả năng khả thể của một cá nhân.
Bài viết liên quan
10 điều răn dưỡng sinh – Hải Thượng Lãn Ông
Vệ sinh phép giữ thân mình Sao cho khoẻ mạnh an ninh mới là Mười...
Th9
Thiền sư Ajahn Chah hướng dẫn thiền căn bản
Bạn phải không được suy nghĩ quá nhiều. Nếu suy nghĩ, bạn phải suy nghĩ...
Th8
Xuân
Lũ mục đồng xua Xuân về lối cũ Phía núi xa ráng quái nuốt tầng...
PHẬT PHÁP TRỊ TẬN GỐC TÂM BỆNH
Lần này cũng như các lần trước, đoàn bác sĩ lên thăm bệnh cho Tăng...
Th5
Cuộc đời tôn giả MỤC KIỀN LIÊN
Cuộc đời tôn giả MỤC KIỀN LIÊN Tác giả: HELLMUTH HECKER Dịch giả: NGUYỄN ĐIỀU Lời nói...
Th5
Thuyết luân hồi
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh...
Th5