Tôn giả Rongzom Pandita, một trong những học giả vĩ đại nhất của truyền thừa Nyingma, từng nói rằng:

“Định nghĩa bất biến của Phật giáo là trí tuệ và từ bi. Không một sự giải thích nào khác có thể diễn tả trọn vẹn cốt lõi của Phật giáo.”

Ngài cũng cho rằng việc sử dụng bất cứ phương pháp nào trong vô số phương pháp để học hỏi Phật giáo cũng đều tốt, chẳng hạn truyền thống Tịnh Độ nhấn mạnh vào việc nhất tâm cầu nguyện đến Phật A Di Đà hay sự chứng ngộ kinh nghiệm thông qua thiền định của Thiền Tông. Nhưng sẽ là sai lầm nếu xem phương pháp của một trường phái nào đó là cách thức đúng đắn duy nhất để học hỏi so với tất cả các trường phái khác. Giống như vậy, có các giới luật tương ứng dành cho tu sĩ và cư sĩ. Chúng ta không nên nghĩ rằng, chỉ giới luật tu sĩ mới là giới luật thực sự hay giữ giới cư sĩ không thể giúp chúng ta đạt Phật quả. Trong Phật giáo Kim Cương thừa, có nhiều thực hành liên quan đến hệ thống năng lượng vi tế của thân thể, nhưng các pháp tu này không phải là phương pháp duy nhất mà chúng ta có thể sử dụng để đạt giác ngộ. Tất cả đều chỉ là những cách thức khác nhau để cùng đi đến đích. Không nhất thiết bắt buộc phải là một phương pháp đặc biệt nào. Tuy nhiên, những yếu tố cần thiết, dứt khoát không thể thay đổi, chính là trí tuệ và từ bi. Mặt khác, phương pháp nào không thể dẫn đến trí tuệ và từ bi lúc kết thúc thì sẽ không được xem là một thực hành Pháp. Đây là điểm trọng yếu của Tôn giả Rongzom Pandita, nhưng cả truyền thống Hiển và Mật đều nhất trí về điều này.

~ Trích “Hợp Nhất Trí Tuệ và Từ Bi“, Khenpo Tsultrim Lodro

Nguồn trích dẫn: lienhoaquang.com

Bài viết liên quan

Bình an là phúc

Bình an là phúc Công đức là thọ Biết đủ là phú Tuỳ duyên là...

Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI

Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI Xin chào cả nhà, thời...

Phương Pháp Tọa Thiền – HT Thích Thanh Từ

LỜI NÓI ĐẦU Phương pháp tọa thiền này theo đường lối Thiền tông Việt Nam,...

Câu chuyện về Sản phẩm Sữa hạt Beli – Sữa Hạt Quốc Dân

Sữa Hạt Dinh Dưỡng Beli bắt nguồi từ một câu chuyện truyền cảm hứng… Có...

“HỮU SỞ BẤT VI MỚI CÓ THỂ SỐNG LÀ CHÍNH MÌNH”

Phật ngôn Phật ngữ của Phật pháp rất triết học và triết lý. Phật pháp...

“TÂM NHƯỢC BẤT SINH, CẢNH TỰ NHƯ NHƯ”

…Chúng ta thấy rất nhiều người trong xã hội ngày nay mê muội và vô...

Trả lời