Cổ nhân từng nói: Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa, phúc nếu như hưởng hết thì tất sẽ chiêu mời họa. Vì vậy, cổ nhân đề cao nguyên tắc “phúc bất tận hưởng”, không được mặc sức hưởng thụ phúc, tránh để tiêu hao hết phúc báo của bản thân.
Tô Đông Pha viết Tẩy Nhi Hí Tác để dạy con biết làm người đừng quá thông minh.
“Nuôi con ai chẳng muốn thông minh
Ai ngỡ thông minh mãi hại mình
Chỉ muốn con ta ngu lẫn ngốc
Công khanh hưởng lộc sẽ An Bình”
Kỷ Hiểu Lam (bậc kỳ tài của nhà Thanh) từng bị tống giam. Hòa Thân đến thăm và nói với Kỷ Hiểu Lam rằng ông đã sai khi tỏ ra quá thông minh, chính là “thông minh bị thông minh hại”
Trịnh Bản Kiều (Danh họa đời nhà Thanh) có đề ra câu danh ngôn “Nan đắc hồ đồ” với tâm ý răn người học cách hồ đồ. Người có thể hồ đồ mới có thể chịu thiệt, có thể chịu thiệt là một loại cảnh giới làm người, biết chịu thiệt là một loại xử thế và người nguyện ý chịu thiệt là người biết nhìn xa trông rộng.
Quá trình hưởng phúc phải bồi đắp cùng năm tháng, nhưng bồi đắp Phúc bằng cách nào. Trịnh Bản Kiều cũng đã khởi xướng thêm câu danh ngôn nữa là: “Chịu thiệt là Phúc”. Do trong phúc có họa và trong họa có phúc, nên không mất thì không được, mà được thì phải sẽ mất. Người chịu thiệt vì mất mà sẽ được, là ở chỗ tu dưỡng bản thân và tích được phúc phận, có những sự tình trước mắt tưởng như chịu thiệt nhưng lại là hậu phúc về sau.
Lý Gia Thành có triết lý kinh doanh: khi làm ăn mà đáng lý ông nhận được 10 thì ông chỉ nhận 7, còn 3 phần nhường cho người khác. Tức là 3 phần lộc ấy ông ta đã để dành cho bồi đắp phúc phận.
Vào những năm Càn Long triều Nhà Thanh, Trương Anh làm quan Thượng thư bộ Lễ, đồng thời là Đại học sỹ điện Văn hóa của triều đình, quyền thế vô cùng hiển hách.
Người nhà ở quê của Trương Anh có tranh chấp về một bức tường với hàng xóm, không bên nào chịu nhường bên nào.
Khi tranh chấp đến hồi gay gắt, người nhà Trương Anh bèn viết một bức thư gửi cho ông, hy vọng ông dùng quyền thế của mình để dẹp yên việc này.
Đọc thư xong, Trương Anh chỉ mỉm cười viết thư trả lời bằng một bài thơ:
Viết thư ngàn dặm bởi tường cao,
Nhường ba thước đất hại gì sao?
Vạn Lý Trường Thành nay còn đó,
Thủy Hoàng năm ấy giờ nơi nao?
Người nhà xem thư vô cùng xấu hổ, chủ động nhường ra 3 thước đất. Hàng xóm biết chuyện vô cùng hổ thẹn, cũng nhường ra 3 thước đất, thế là trở thành ‘ngõ 6 thước’.
Đạo Đức Kinh của Lão Tử có chủ trương “Làm mà không tranh, vì không tranh nên khắp thiên hạ không có ai có thể tranh với họ”. Người làm nên đại nghiệp, tranh trăm năm chứ không tranh một câu khẩu khí. Không tranh, đó mới là đại tranh.
(Từ fb Hà Hải Định)
HỌA TRUNG HỮU PHÚC – Câu tương đương trong tiếng Anh là “Every cloud has a silver lining” (Đám mây mù nào cũng có một viền sáng).
Có hai câu chuyện liên quan đến thành ngữ này. Một là chuyện Trung Quốc “Tái ông thất mã” và hai là chuyện Ấn Độ “Ngón tay của nhà vua”. Chúng ta có lẽ đã quen với câu chuyện mất ngựa rồi nên trong bài này chỉ xin kể chuyện ngón tay của nhà vua thôi. Câu chuyện như sau:
Ngày xửa ngày xưa có một vị vua trị vì ở vương quốc nọ. Nhà vua có đường lối cai trị rất tốt với người dân. Một ngày nọ, trong lúc gọt quả táo ngài đã bị đứt tay. Nhà vua la lớn. Vị thượng thư, người sùng kính Krishna chạy đến và thấy nhà vua đã làm đứt ngón tay của mình. Ông lấy vải buộc ngón tay cho nhà vua và nói: “Xin bệ hạ đừng lo lắng, bất cứ điều gì xảy ra đều là lòng thương xót của Krishna. Vì vậy, hãy vui lên và cảm ơn sự may mắn của mình, cảm ơn Krishna ” Nhà vua tức giận nói, “Ngươi nói chuyện vớ vẩn gì vậy. Máu đang chảy ra. Ta đau muốn khóc mà người còn nói đây là lòng thương xót của Krishna. Ngươi là tên đại ngốc. Ta sẽ ném ngươi vào ngục”. Rồi nhà vua hét lớn, ra lệnh tống giam. Vị thượng thư cười và nói to, “Bất cứ điều gì xảy ra cũng là lòng thương xót của Krishna! Đa tạ Krishna!”
Một buổi sáng đẹp trời, vua một mình đi săn trong rừng. Không có lính hầu, không có vị thượng thư đi theo. Vua sớm bị lạc đến địa phận của một bộ lạc kẻ thù. Vị vua của bộ lạc và binh lính vây bắt nhà vua và trói ngài vào một gốc cây. Những người lính của bộ lạc uống rượu, nhảy múa xung quanh nhà vua và hét, “Hãy đem ông vua này làm lễ hiến tế cho Thần Kali của chúng ta”. Sau đó, họ chuẩn bị mọi chuyện để biến nhà vua thành vật tế lễ. Nhà vua buồn vì không có tướng nào đi cùng để nghĩ cách thoát thân. Nước mắt chảy dài. Vua bộ lạc và thầy tế lễ đến kiểm tra hy lễ và thấy nhà vua bị băng một ngón tay. Thầy tế lễ nói với vua bộ lạc: “Thưa ngài, tên vua này đã bị đứt ngón tay và máu trong người y đã chảy ra. Nhưng đối với Thần Kali, chúng ta cần máu tươi và toàn bộ cơ thể không có vết cắt nào. Tên vua này không thích hợp để làm lễ hy tế, nên thả cho hắn về với dân của hắn ”. Vua bộ lạc đồng ý trả tự do cho nhà vua.
Nhà vua trở về vương quốc và kể lại câu chuyện với vị thượng thư, người đang bị giam trong ngục. Vị thượng thư mỉm cười nói, “Thần đã nói với bệ hạ rồi. Bất cứ điều gì xảy ra đều là lòng thương xót của Krishna và vì lợi ích của chúng ta! Ngày ấy bệ hạ bị đứt tay, điều đó đã cứu mạng bệ hạ! Và khi bệ hạ tống giam hạ thần, thì cũng đã cứu mạng hạ thần!” Nhà vua ngạc nhiên hỏi, “Thế nghĩa là sao?” Vị thượng thư đáp “Bệ hạ xem, thần lúc nào cũng đi chung với bệ hạ. Nhưng hôm đó thì đã ở trong tù. Nếu đi cùng, họ sẽ dùng thần làm lễ vật hiến tế vì cơ thể thần nguyên vẹn, không có vết cắt nào. Vậy là thần cũng đã được cứu! Những việc xảy ra đều là vì lợi ích của chúng ta bởi sự thương xót của Krishna! Đó là những gì thần đã tin tưởng và mọi người nên tin tưởng.”
Chúng ta hãy lạc quan trong mọi chuyện, “Tận nhân lực tri thiên mệnh”, cứ cố hết sức rồi để sự việc diễn ra theo ý của Tự Nhiên…
(Từ fb Manh Hai Hoang)
Ảnh: cậu bé người Mông ở cao nguyên đá Lũng Phìn, Đồng Văn, Hà Giang. Tổ tiên chạy lánh nạn hàng nghìn năm. Bây giờ đã cuộc sống ổn định, và dừng lại ở vùng đất có trà cổ thụ shan tuyết đặc biệt nhất Việt Nam.
Vô Tứ Trà thường được mang đến những câu chuyện sâu sắc như thế!
Nguồn từ Facebook anh Truyền Nguyễn – Vô Tứ Trà

Bài viết liên quan

Bình an là phúc

Bình an là phúc Công đức là thọ Biết đủ là phú Tuỳ duyên là...

Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI

Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI Xin chào cả nhà, thời...

Phương Pháp Tọa Thiền – HT Thích Thanh Từ

LỜI NÓI ĐẦU Phương pháp tọa thiền này theo đường lối Thiền tông Việt Nam,...

Câu chuyện về Sản phẩm Sữa hạt Beli – Sữa Hạt Quốc Dân

Sữa Hạt Dinh Dưỡng Beli bắt nguồi từ một câu chuyện truyền cảm hứng… Có...

“HỮU SỞ BẤT VI MỚI CÓ THỂ SỐNG LÀ CHÍNH MÌNH”

Phật ngôn Phật ngữ của Phật pháp rất triết học và triết lý. Phật pháp...

“TÂM NHƯỢC BẤT SINH, CẢNH TỰ NHƯ NHƯ”

…Chúng ta thấy rất nhiều người trong xã hội ngày nay mê muội và vô...

Trả lời