QĐND – “Mình đi trong đời cũng như đi trong thơ: Đi để mà đi chứ không nghĩ nhiều về đích tới. Thực ra, mình viết văn, làm thơ chẳng vì một mục đích nào cả. Sáng tác chỉ giản dị do nhu cầu tinh thần, tình cảm cần bày tỏ và tìm hiểu thế giới này. “Sinh ra trời đã nhủ rằng: Tôi – một cái chết sống trong lòng đời/ và rằng trời trọ vào tôi/ đi tìm ý nghĩa con người thế gian…” Đấy, thơ mình đấy”. Một vẻ hài hước nhưng rất có hồn của “nhà thơ viết nằm” – Đỗ Trọng Khơi – Hội viên Hội nhà văn Việt Nam – một minh chứng sống điển hình về nghị lực vượt lên số phận và tinh thần lao động nghệ thuật.

Đỗ Trọng Khơi - nhà thơ viết nằm không khuất phục trước tật nguyền
Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi cùng vợ và hai con trai.

 

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi tên thật là Đỗ Xuân Khơi, sinh 17-7-1960 ở làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Năm lên 8 tuổi, đang học lớp 1 thì bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, dính khớp teo cơ và đến lớp 4 thì phải bỏ học vì bệnh nặng. Kể từ ngày bị bệnh, suốt những năm tháng tuổi ấu thơ tới tuổi thanh niên là quãng thời gian tuổi đời lớn lên theo tháng ngày chữa bệnh ở các bệnh viện, các nhà thầy lang trong vùng. Ông bà nội của Đỗ Trọng Khơi chỉ sinh được bố anh là người con trai độc nhất, bố đi bộ đội năm 1966 và hy sinh ở chiến trường miền Nam. Vì vậy, những năm tháng bệnh nặng Đỗ Trọng Khơi được sống, trị bệnh trong sự bao bọc của ông bà nội, mẹ, và về sau này là của chị gái, em gái cùng các cháu con chị em.

Nằm một chỗ, không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách. Bắt đầu từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, ông đọc được là các loại sách cổ của Trung Hoa, cùng các loại sách thời hiện đại của các nước khối xã hội chủ nghĩa, như Liên Xô, Đức, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc… Ông đọc sách để tìm đến với chân lý sống, tìm đến những niềm tin, niềm lạc quan và tìm thấy chính mình. Tôi tự chèo lái lấy thôi/ Con thuyền bào ảnh là tôi, hay là?../ là tôi thì tôi sẽ qua/ không là tôi cũng như là thế gian. Mới “tốt nghiệp” lớp 3 ở trường làng nên kiến thức ông chỉ hết bảng chữ cái, đủ biết đọc, biết viết. Để trở thành nhà thơ có tiếng tăm như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc của một con người.

Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001. Nằm nghiêng trên cái giường đơn sơ, gối đầu lên những cuốn sách, bên chiếc máy tính cũ kỹ thế mà con người tật nguyền ấy đã cho in 12 tập thơ, truyện ngắn, bình thơ. Như các tập thơ: Con chim thiêng vẫn bay (năm 1992), Gọi làng (năm 1999), Cầm thu (năm 2002), ABC (năm 2009), Với tay ngắt bóng (năm 2010)… và tập truyện ngắn Ma ngôn (năm 2001), Hành trạng tâm linh (năm 2011); tập bình thơ (năm 2007)… Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học có giá trị: Giải nhì cuộc thi thơ trên Báo Văn Nghệ (1990); Giải B truyện ngắn của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2002); Giải A – Giải thưởng Lê Quý Đôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1996); Giải nhì truyện ngắn của Báo Tài Hoa Trẻ (1998); Giải C Giải thưởng Lê Quý Đôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2001); Giải 3 cuộc thi thơ của Báo Tài Hoa Trẻ (2002), giải tư cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam (2011) do Vietnamnet tổ chức… Ông cũng đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Đỗ Trọng Khơi - nhà thơ viết nằm không khuất phục trước tật nguyền
Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đang đọc sách.

Khi nói về thi sĩ Đỗ Trọng Khơi, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà. Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật…”.

Chuyện tình như cổ tích

Một ngày giữa năm 2009, nhiều người dân Thái Bình và bạn bè của ông trào dâng niềm xúc động khi biết tin nhà thơ Đỗ Trọng Khơi cưới vợ ở cái tuổi 50. Chuyện vợ chồng, như các cụ ta nói “tơ duyên trời định”. Chị là Đỗ Thị Thu Oanh, vốn quê gốc Nam Định nhưng vào Nam sinh sống và là người yêu văn chương. Năm 2005, khi đang làm thủ thư ở thư viện tỉnh Bạc Liêu, trong thư viện có sách của Đỗ Trọng Khơi, và rồi cô đọc được cuốn “Đa tài đa tình” của nhà thơ Đặng Vương Hưng. Trong sách này có bài viết về nhà thơ Đỗ Trọng Khơi và sau khi đọc xong, sự khâm phục xen lẫn tình thương, sự cảm mến đã thôi thúc chị cầm bút viết thư cho anh, chỉ với mong muốn được sẻ chia và đồng cảm với nhà thơ kém may mắn ấy trong cõi đời này. Để rồi từ đó thư từ, điện thoại qua lại giữa hai miền Nam – Bắc đã gắn hai trái tim đa cảm, hai con người tri kỷ xích lại gần nhau.

Vượt chặng đường ngàn dặm, chị Oanh ra Thái Bình với một sự đồng cảm về con tim, với một tình yêu thương cháy bỏng và niềm hy vọng rực sáng. Khi chị đứng trước anh, hai con người dù mới gặp nhau lần đầu tiên nhưng họ cảm thấy như đã gặp gỡ nhau từ rất lâu, thân thiết như những người bạn thân xa nhau lâu ngày gặp lại. Trước tình cảm của hai người dành cho nhau, đại diện gia đình anh đã đến nhà bố mẹ chị Oanh để làm các thủ tục ăn hỏi và cưới xin theo nghi thức truyền thống. Vậy là, hạnh phúc viên mãn đã đến với anh, cả cuộc đời nằm viết đến nay đã có người có thể thay anh chép bản thảo rồi, giúp đỡ anh sinh hoạt hằng ngày. Năm 2010, chị sinh con trai lớn, năm 2011 sinh bé trai thứ hai. “Có vợ và 2 chàng hoàng tử bé, cuộc sống tất nhiên là đầy đủ, ý nghĩa và ấm nồng tình yêu thương gia đình. Vợ chồng mình rất hợp nhau, chia sẻ, luôn yêu thương và giúp đỡ nhau”. Nhà thơ bộc bạch.

Bài và ảnh: Nguyễn Chí Hòa (QĐND)

Đỗ Trọng Khơi

Nơi sống/ làm việc: Thái Bình

Ngày tháng năm sinh: 17-7-1960 (59 tuổi)

Dân số Việt Nam 1960: 34,74 triệu

XH chung: #79135

Facebook: https://www.facebook.com/son.thanh.549668

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi sinh ngày 17-7-1960 tại Tỉnh Thái Bình, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con (giáp) chuột (Canh Tý 1960). Đỗ Trọng Khơi xếp hạng nổi tiếng thứ 79135 trên thế giới và thứ 962 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1960 vào khoảng 34,74 triệu người.

Tiểu sử Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi tên thật là Đỗ Xuân Khơi quê ở Trần Xá, Văn Cẩm, Hưng Hà, Thái Bình.
Anh có các bút danh khác là Văn Thiện Nhân, Thái Cẩm Hà.
Anh là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.
Hiện ông đang sống tại TP.Thái Bình.* Giải thưởng: 

  • Giải Nhì cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1989-1990
  • Giải C của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT cho tập thơ “Con chim thiêng vẫn bay” năm 1993.
  • Giải A Lê Quý Đôn – UBND tỉnh Thái Bình 1991-1996.
  • Giải nhì cuộc thơ do nhóm thơ Thanh Xuân Hà Nội tổ chức năm 1992
  • Giải khuyến khích cuộc thi âm nhạc trẻ do nhà hát tuổi trẻ tổ chức năm 1992
  • Giải nhì và ba truyện ngắn của Báo Tài hoa trẻ (các năm 1998 và 2002)
  • Giải B của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2002
  • Giải tư cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam do Vietnamnet tổ chức năm 2001
  • Giải Nhì của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT tập truyện ngắn “Ma Ngôn” năm 2003.
  • Giải ca khúc trẻ do Hội Nhạc sỹ Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ trao tặng.
  • Giải thơ quốc tế dành cho người tàn tật của Đài Truyền hình NHK (Nhật Bản).

* Các tác phẩm: 

  • Trước ngôi mộ thời gian (thơ, 1995);
  • Ma ngôn (tập truỵên ngắn, 2002);
  • Con chim thiêng vẫn bay (thơ, 1992);
  • Gọi làng (thơ, 1999);
  • Tháng mười thương mến (thơ, 1994);
  • Cầm thu (thơ, 2002);
  • Bến thời gian (thơ, in chung, 1995);
  • Tập truyện ngắn Ma ngôn (2001)
  • 90 lần nhật nguyệt (thơ, 2004);
  • Thơ hay – một cách nhìn (tập bình thơ, 2006).
  • Với tay ngắt bóng (2010)
  • Hành trang tâm linh (2011)
  • Ở thế gian (tập thơ)

Đỗ Trọng Khơi thời trẻ

  • Năm 1966, khi đang học lớp 1 ở trường làng Trần Xá, anh bị viêm đa khớp dẫn đến teo cơ, lúc đầu là chân trái, sau lan sang cả chân phải.
  • Đến năm 1971, anh không đi lại được, phải bỏ học khi vừa vào học lớp 4 được mấy ngày.
  • Năm 1978, anh vĩnh viễn nằm liệt giường, mọi việc ăn, ngủ, vệ sinh đều phải có người giúp đỡ.

Cuộc sống gia đình Đỗ Trọng Khơi

Tháng 6 năm 2009, nhà thơ Đỗ Trọng Khơi kết hôn cùng chị Đỗ Thị Thu Oanh, vợ chồng anh chị sinh được 2 người con trai.

Một số hình ảnh về Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi

Chân dung Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
Chân dung Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
Hình ảnh về Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
Hình ảnh về Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
Gia đình nhà thơ Đỗ Trọng Khơi trong ngày cưới
Gia đình nhà thơ Đỗ Trọng Khơi trong ngày cưới