“Chót vót trên cao đỉnh Suối Giàng

Một vùng rộng lớn giống chè Shan

Cây to tán rộng vươn trong gió

Cành lớn búp non nổi tiếng vang.”

– Đào Thanh –

Trà quý nhất phải được làm các búp cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên núi cao quanh năm bao phủ bởi mây và sương, thấm đượm tinh hoa của đất trời, đó là loại trà thượng hạng, được người đời trân trọng như một vị thuốc quý.

May mắn thay, những cây chè cổ thụ quý giá ấy lại được tìm thấy tại quê hương Suối Giàng, Yên Bái. Trà Suối Giàng cổ thụ lên đến 300 năm tuổi. Cây chè cổ thụ sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên trong các rừng chè, là nguồn sống và cũng là niềm tự hào của người dân bao đời nay.

Búp chè được người dân bản địa thu hái về vào lúc ban mai, khi còn đậm tinh túy và được sao tẩm bằng tay bởi nghệ nhân bản địa với phương thức bí truyền. Tất cả tạo nên phẩm trà Suối Giàng hoàn toàn tự nhiên và chất lượng thượng hạng, xứng đáng với sự trân trọng của trà nhân với cây trà cổ thụ quý báu.

Có thể khẳng định rằng, giá trị của Trà Cổ Thụ Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó mang theo trong đó cả dư vị của thời gian, cả tinh túy của đất trời, của người H’Mông nơi đây, cho nên càng uống càng đắm, càng ngấm, càng say cái hương cái tình, cái hồn của núi rừng Suối Giàng – Yên Bái.

 

Bài viết liên quan

Phật hoàng Trần Nhân Tông: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Mang nhiều ảnh hưởng từ ông nội và cha cũng là hai vị thiền sư...

CÔNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô
CÔNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô

CÔNG DỤNG ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô: 1: Cải thiện hệ miễn dịch 2: Ngừa...

Câu chuyện của Mai Kỳ Thành
Câu chuyện của Mai Kỳ Thành

Mai Kỳ Thành là cái tên được lấy cảm hứng từ bông tuyết mai trên...

Thiết Kế & Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang
Thiết Kế & Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang

Ngày 26-01-2019 (Nhằm ngày 21 tháng chạp năm Mậu Tuất), tại xã Tràng Đà, thành...

Bát nhã tâm kinh
Bát nhã tâm kinh

Tâm kinh trí tuệ cứu cánh rộng lớn Khi bồ tát Quán Tự Tại hành...

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải(1996)

Đạo Phật lấy giác ngộ làm cội gốc, Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhàrtha) tọa thiền dưới...

Để lại một bình luận