Câu chuyệnđược kể lại từ thờiPhật giáoThiền tônghưng thịnh, tức làthời đạiKiếm Thương (Kamukara),trong khoảngthế kỷ XII và XIII ởNhật Bản.
Khi Ô-chu từ giãtông pháiNhật LiêncủaNhật Liênthượng nhân(Nichiren Shonin), thì mái tóc đã điểmhoa râm, chàng quay lưng ngọn núi Phú Sĩ bạc đầu,xuyên quamấy rừng hoaanh đàođểđi vàomiền xuôi.
Vai với bọchành lýđơn giản, đầu chiếc nón rộng vành che kín khuôn mặt, từngbước mộtchậm rãi như chúa lạc đà, chàng đi mấy ngày đêm ròng rã, chỉ dành đôi chút nghỉ ngơi.
– Kia rồi!
Chàng ngước mặt lên khẽ thốt. Chiếc cổng trúc vàng và hai bụi thục quỳ nổi hoa tím đãhiện ra. Đằng sau lối sỏi trắng điểm hoa cỏli ticó bóng người gầy cao chống trượng đứng.
Chàng quỳ gộp hai đầu gối xuống trong tư thế của mộtmôn sinhthiền gia:
– Bạch Thầy, giọng chàngxoắn xít, nôn naobiểu lộmộtcảm xúctuôn trào – thầy vẫn còn mạnh.
Người gầy cao chống trượng đứng, không quay lại. Mộtđám mâybạc ửng màu lưu hoàngtrôi quađầu cây tuyết tùng. Buổi sáng có những tia nắng ấm và có mưa nhẹ lay bay…
– Anh lại bỏ áo? Anh đến chào tôi rồi hẳn làm một cuộc ra đi mới hả Ô-chu?
Giọng người gầy cao chống trượng đứng, nói trầm ấm và khôngbiểu lộmột tình cảm nào.
– Đã bỏ áo? Dạ bạch thầy, không, con không bỏ áo. Không bao giờ.
Người gầy cao chống trượng đứng, đột ngột quay lại, cúi xuống hom hem nhìn chàng. Ký ức của lãothiền sưtrở về…
Người gầy cao chính làthiền sưĐạo Nguyên(Dogen) năm đó đã 83 tuổi. Và kia là vịđệ tửtrưởng của lãothiền sư,pháp danhÔ-chu (Oju Shonin) cách ba mươi năm về trước. Ngài còn nhớ rõ như in, người thanh niên với chiếc cằm vuông vức, trán phẳng và cao, đôi mắt xanh to nhưng sâu thẳm ẩn dưới hàng chân mày sắc mạnh như một vệt dao. Người học trò nàythông minh,tuyệt vờithông minh, nhưngnóng nảy. Trong các buổi giảng tậpkinh điển,luận bàngiáo lý, đôi mắt y sáng rực rực, giọnghăm hở, dồn dập, náo nức;ngôn ngữ,chữ nghĩatrôi chảycuồn cuộnnhư sông dài; lý lẽ minh chứng xác thực, sắc bén như lưỡi kiếm xuyên nước. Ba trămmôn sinhkhông aitranh luậnnổi với chàng dẫu là một điểm nhỏ vềgiáo lý. Nơithiền phòngbao giờ chàng cũng là người đến trước mà ra sau. HọcPháp khôngbiết mỏi mệt. Hành thiền không biết mỏi mệt.Tuy thế, lãothiền sưĐạo Nguyênbao giờ cũng lắc đầu: “ba mươi năm nữa, ba mươi năm nữa”. Vì sao vậy? Lãothiền sưĐạo Nguyênlại nghĩ tiếp, y khó mà thấy được cáibình thường tâm. Y không bao giờan tâmmà làm các công việc nhỏ nhặt như bổ củi, gánh nước, tưới rau, quét sân, nhổ cỏ… Y làcon ngườicủađại sựkia, kẻgánh vácnhững công việc lớn lao trong trời đất; sứ mệnh của y phải là cái gìtương tựnhư tát cạn bể đông, quảycàn khôntrong cái đãyta bà. Mỗi lầnthượng tọaquản chúng hayThượng tọatri sựgiao cho y những công việc chân tay thì khuôn mặt của y mớithiểu nãolàm sao. Y thường nói: ”gánh một núi sách lên Hy-mã-lạp-sơn còndễ chịuhơn cái việc lượm lá, quét sân”. Sự khát khao vềchân lýđạo bừng bừng bốc lửa trongý chícủa y. Thế nên, y không chịu đượcđời sốngmộtmôn sinhtầm thường.Vì vậyy khoác áo du tănghành cướcđi từ núi cao đến rừng thấp. Cuộc từ giã hôm ấy là một buổi sáng mờ sương, lãothiền sưđãân cầntrao cho chàng một chiếc áo cũ: “Thầy không có gì để kỷniệm trướclúc con ra đi. Đây là chiếc áo cũ năm xưa thầy cho, con bỏ đi, nay thầy đã khâu vá lại. Con đừng quên nó nhé”.Đã lâulắm rồi, lãothiền sưnghe y bỏ áo rồi xin nhập mộttu viện. Lại bỏ áo. Lạilên đườngđến một thung lũng của cácđạo sĩYogi nghe đâu ở tận miềnBắc hảiđạo. Một ngàymùa đông, tuyết ngập khe suối, các hoang đạo những vũng nước đóng băng, chàng dẫm qua mười hai ngọn núi, mười bảy làng sơn cước, đêm khuyatrở vềgõ cửa. Lãothiền sưtiếp chàng ngay nơi tẩm phòng, đốt lên một lò sưởi, hâm lại ấm trà,lấy ramột gói kẹothảo mộc.Câu chuyệnâm thầm giữa thầy cũ và trò xưa chẳng ai biết, chẳng ai hay. Mờ sáng hôm sau, ngườilữ kháchkhông biết mỏi mệt ấy lại ra đi, lạilên đường,con đườngnhiêu khêvô định, vai vẫn với bọchành lýđơn giảndạo nào: “Bạch thầy ạ, con chưa thể dừng chân được.Sinh tửlàđịnh mệnhhối thúckhông rời.Tri thứccon phóng vọt tới đằng trước như một con ngựa bất kham. Nó không cần biếtvực thẳmhay thảo nguyên, quê xưa hay đất trích. Bạch thầy ạ,tuy thếcon còn có chiếc áo cũ của thầy,giáo huấn, nhắc nhở con mỗi khilầm lỡ. Nó vẫn còn đây. Nó vẫn còn đây”. Chàngmỉm cườixa xôi,diệu vợi, vỗ vào bọchành lýbạc màurồi cúi đầu bước qua khung cửa thấp, đội tuyết lâm hành.
Mùa hoaanh đàocách đây đâu đã hai mươi năm, lãothiền sưnghe tinchàng đangthọ giáovới mộtpháp sưngười Trung Hoa tại miền cực nam đảoTrường Kỳ. Không lâu sau lạitham họcvới mộtthiền sưngườiĐại Hàntại Ko-chi. Và cứ thế, nào làgiảng sưTích Lan,hòa thượngtiến sĩngười Miến Điện… Sở học sau đó, không biết chàng đã tiến bước đến chân trời nào – hay là không còn chân trời thì cũng vậy – mà chàng lại phất áo ra đi,từ bỏcon đườngvi vút chông chênh của duy lý để đắm mình trong khí hậu củachơn ngônMật giáotạiĐông Tự(Toji) phía nam Kyoto. Lửa ngàn đời lại âm ỉ thiêu đốt, đẩy chàng từ kinh đô lên núi non vùng tây bắc Akita, ăn rễ trái cây, sống đờikhổ hạnh.Từ giả núikhổ hạnh, chàng về Đông Kinhđăng đàn thuyết pháp. Chàng rống tiếngsư tửtrước mười ngànthính chúngcử tọagồmtăng lữvàmôn sinhcáctu viện,thiền viện,Phật học viện… Người tabàng hoàng,bủn rủn, tê dại trướcngôn ngữsấm chẻ và đôi mắt thu hútma quáicủa chàng. Buổigiảng phápđầu tiên đã vang đến cung đình. Thủ lãnh cáctông phái, cácpháp sư,luận sưtìm đến, dưới sựchủ tọacủathái tửKhải Nguyên (Koen), chànglần lượtđánh bạiTịnh Độ tôngmàđại biểulàThân Loanthượng nhân(Shiren Shonin) sau đó làNhất Biếnthượng nhân(Ippen Shonin), mộtnhà sưlang thangtiếng tămlừng lẫykhông hẳnChân tôngkhông hẳnTịnh Độ. Rồilần lượtnhữngcao sĩcủaPhật giáoquý tộc,Thiên Thai,Pháp Tướng, Luật,Tam Luận,Hoa Nghiêm,Thành Thật… đều bị rớt đài. Chàng giương cao ngọn cờ hưng khởi củaThiền tông, mà chàng gọi làThiền tôngtịch mặc. Trong lúcthái tửKhải Nguyên muốn dành mọivinh quangcho vịpháp sưsiêu việtthì chàng đã mất tích. Nghe nóiNhật Liênthượng nhânđã mất (1282), và mong chàng là ngườikế vịgiáo chủ. Và bây giờ…
– Anh hãy nói đi! Vịlão sưquay lưng ngồi lên chiếc giả đôn bằng đá trắng, nóidịu dàng– không phải là nói cái kinh qua mà nói cái còn lại, cái đọng lại!
Ô-chu ngước đầu lên, tròng mắtphản chiếunước mặt hồ xanh tronglặng lẽ. Y cởi bọchành lýđặt dưới chân đức thầygià nuarồilấy rachiếc áo cũ, chiếc áo chàm nâu đã bạc mầu còn nguyên nếp gấp, những tấm vávụng vềđã long những sợi chỉ vàng. Y nhìn thật lâu vào đấy đầyxúc động.
– Bạch thầy ạ, đây là chiếc áo cũ năm xưa, bây giờ còn muốn mặc lại, xin thầycho phép.
Giọng chàng như lạc hẳn đi.
Đôi mắt lãothiền sưrớm lệ. Có lẽ là những hạt nước mắt đầu tiên và cũng là những hạt nước mắtcuối cùng.
– Con có nóigì nữakhông, Ô-chu? Tóc con đã bắt đầu điểm muối sương rồi.
– Dạ!
Im lặng.
– Con không nói gì ư?
– Dạ!
Lạiim lặng.
Một con chim vành khuyên mỏ đỏ hót một tiếng hót lảnh lótxao độngkhông gian. Một cơn gió nhẹ nhặt mấy cành hoaanh đàoném tung thành vài con bướm lượn. Một cánh rơi nằm trên manh áo cũ. Lãothiền sưmỉm cườicúi xuống bắt bỏ lên lòng bàn tay:
– Ba mươi mùa hoaanh đàođã qua đi rồi, thuở còn từ giã nơi này.Thời gianqua đi nhưng hoa nởhoa tànthì vẫn vậy.
Lãothiền sưngước nhìn trời.Đám mâybay qua đầu cây tuyết tùng giờ lại long lanh màuhổ phách. Ngài chống gậy chậm rãi bước đi. Nhìn theo dáng hạc gầy guộc của thầy, Ô-chuliên tưởngđến một đỉnh núi đá cô liêu. Và chàng là con sông dàicuồn cuộnchảy về khơi. Ai ngờ con sôngtrở lại.
Trai đườngrộngmênh mông, mấy trămmôn sinhngồi tỉnh tọa giây lát trước khi vàobữa ănsáng bằng cháongũ cốc. Họ đã tụngPhật hiệuxong – Namo Sak-ya-mu-ni Bud-dha –tiếp theolà lờiquán tưởng. Giọng tụng thoát khung cửa lớnùn ùntỏa rachao động cả khoảngkhông giancòn đọng hơi sương. Lãothiền sưlọc cọc đầu gậy trúc đột ngộtđi vàovới một trung niên tóc đã điểmhoa râm.
– Các con thân mến! Rồi lãothiền sưvỗ nhẹ lên vai Ô-chu – Hôm nay thầygiới thiệuvới các con mộtmôn sinhmới xin nhập viện. Thầy đã cho ythọ trìTam quyvàBát quan trai giới.Pháp danhlà Ô-chu. Các con hãy sốngthuận thảotương ái tương kính lẫn nhau, lấyLục hòa, Tứ nhiếp làm trọng.
Mấy trăm đôi mắt tò mò,thú vịhoặclãnh đạmnhìn người đàn ông lớn tuổi, lớn tuổi hơn cả những vịthượng tọacao hạ ở đây. Nhưng người y sao rừng rú thế? Ở nơi cáithân thểlực điền, mày thô mắt cứng khôngtìm thấymột nét văn nhược thìhọc hànhcái gì! Cuốc đất thôi! Y lại khoác lên người chiếc áo thô cũ, quá cũ, vá đùm, vá chụp trông chẳng được mắt chút nào.
–Thượng tọaQuản chúng,Thượng tọaTri luật,Thượng tọatri sự,Thượng tọaGiáo thọđâu? Tiếng lãothiền sưyếu, thanh nhưng sắc mạnh.
Cuốitrai phòng, bốn vịThượng tọađồngđứng dậy,chấp tayngang ngực.
– Các thầy đã biết bổn phậnnhất địnhcủa mình là phải làm gì đối với một tânmôn sinh.
– Dạ.
Lãothiền sưlẳng lặngnhìn quanh một vòng rồi từ từbước racửa.Chiếc bóngcao lênh khênh, màu áo khói hương như tan lẫn trong sương, chỉ còn vọng lạiđều đặntiêng gậy trên lối sỏi.
– Lại đây, lại đây, ngườibạn đạo.
– Lối này, lối này.
– Chiếu này, chỗ này!
– Chỗ anh là chỗcuối cùngkia, người em út!
– Mới vào chùa mà ra vẻsư cụnhỉ?
– Một trăm gánh nước, ha ha, bài họcnhập mônhạng bét cơ đấy!
– Quét một ngàn giỏ lá hoaanh đào, ông bạn già. Mònvô lượngvô biêna-tăng-kỳ kiếp cái chổi, phải biết!
– “Cù” thế!
Tiếng tiếp tiếng, câu tiếp câu chen lẫn xen lộnồn ào. Một tiếng bảng mộc vang lên.
– Chư đệ, chư đệ, hãyim lặng.
– Chư đệ, chư đệ, chớquên mình, chớ phóng dật!
Trai đườngim lặngtrở lại.
Người ta rấtngạc nhiênvề vịmôn sinhmới. Suốt ngày y rấtít nói,lặng lẽnhưchiếc bóngcủa mình. Y không tỏ vẻcố gắnglắm nhưnghoàn tấtdễ dàng các công việc đượcgiao phó. Y làm không chậm, không nhanh, đôi khi rất chậm, đôi khi rất nhanh, bao giờ cũng toát ra cái vẻthanh thoát, nhẹ nhàng, êm ả, dẫu cho cáithân thểto lớn nặng nề. Người ta không thấy y trầm tư,thiền định, khôngmơ mộngvàbuồn phiền. Đôi khi y ngâm khe khẽ một vài câu thơ cổ, một vài câu kệ vớiâm thanhphát ra ư ử trong cổ họng, không ainghe được.Đặc biệt, cáitrầm tĩnhcủa y đến độ làm cho người ta lạnh mình. Chuyện kể rằng, lãothiền sưcho phépy làm cái cốc rạ phía sau hốc núi, cách chỗ củathiền sưmột con suốinhân tạovà một hòn giả sơn. Hôm kia, cốc phát hỏa do mộtmôn sinhnướng khoaisơ ýgây nên. Về đến nơi thì chỉ còn một đống tro. Vịmôn sinhkiaáy náybối rốiđếntội nghiệp. Ô-chumỉm cườimà rằng: “Vậy chớ sau đó thầy có ăn khoai được không, hay là nó đen thui?” Người ta chơi nghịch đốt giải áo của chàng trong lúc chàng nghỉ trưa. Chàng ngồi dậy thì đám lưng đã cháy một mảng. Chàng bị bỏng nặng mà không hề than một tiếng. Chàng đã không biết giận ai mà lại hay cười. Chàngmỉm cườivới mọi sự.Mỉm cườivới tất cả “lính cũ bắt nạt lính mới”.Mỉm cườivới mọi công việc nặng nề, hôi hám mà người ta đùn cho chàng. Ở đâu mà không thế. Chàng rất ít nghỉ ngơi, ai hỏilý do, chàng nói: “Ngay chính nơi công việc, ta luôn luôn tìm được sự nghỉ ngơi”. Những công việc tay chân vàthiên nhiênlà sự nghỉ ngơi của chàng, sự nghỉ ngơithiêng liêngnhất mà không phải tuổi nào cũng thấy được, người nào cũng hiểu được. Do vậy, trong công việc, chàng làm với tất cả lòngđam mêvà sựsáng tạo. Trongthiên nhiên, sựhiện hữucủa muôn loài, muôn vật, chàng nhìn ngắm với sự mới lạ trong từng giây từng khắc, với trọntâm hồncủa mình.
Sáu tháng sau,Thượng tọaGiáo thọkêu chàng lên:
– Chú chấp tác mọi công việc đều tốt, rất tốt.Thượng tọatri sựyêu cầutôi bắt đầu dạygiáo lýcơ bản cho chú. Nhưng trước khi vàochương trình, tôi phải biết sơ vềtrình độ, hầu dọn cho chú mộtchương trìnhgiáo lýriêng biệtthích hợp. Muốn vậy, chú phảitrả lờinhững câu hỏi của tôi. Chú đi tu đã lớn tuổi, chú đến vớiPhật giáoquámuộn màng. Chú biết đấy.Vậy thìchú biết gì về Phật không? Nghĩa là tôi muốn hỏi, chú đã biết Phật là gì chưa?
“Lão tân môn sinh”lúng túngra mặt, khẽ nhìn vị “Thượng tọa bác học” rồi lại cúi đầu xuống.
Đọc được tia mắt ấy,Thượng tọaGiáo thọcố gắngdiễn giải:
– Chú chỉ cần nói ra cáiý niệm. Không, chả cần, chữ “ý niệm”rắc rốikhó hiểu –Thượng tọanhăn mày – Hay là thế này vậy, chữ “Phật” gợi cho chúhình ảnhnào; phải,hình ảnh, cáihình ảnhthiêng liênghoặc gần gũi mà chú đã bắt gặp đượctrong đờisống của mình. Phải rồi, chú nói đi, Phật là gì nào?
Quả thật, chàng lạ lùng,ngạc nhiêntrước câu hỏi này. Phật là gì nhỉ? Ở nơi cáingôn ngữtối tămvàu ámcủacon người, có chỗ nàodiễn tảchân xác nhất? Đầu óc Ô-chu làm việc thật nhanh, như chiếc đèn cực sáng quét qua một lượt mấy cánh rừngngôn ngữ. Qua gần nămcổ ngữvà mười ngoại ngữ khác nhau, chàng khôngtìm ratừthích hợp. Những chữ, những chữ hiệntuần tựthứ lớp như cuốn phim tốc quay và chàng chụp bắt với đôi mắt của loài cú. Thế nhưng, Phật là gì? Ồ! Phật là gì nhỉ?
Và thế là Ô-chuthiểu nãolắc đầu.
– Chú không biết!Thượng tọaGiáo thọthở dài. Phật mà chú không biết là gì, thìxin lỗi… đi tu vậy làcuồng tínmất thôi. Ôi, tín mà không có trí là hỏng rồi!
Ô-chu cũngthở dài. Biết sao được.ThầyGiáo thọquở phiền chàng là phải lắm. Ôi,rõ rànglà không thể nói Phật là gì. Nói ra là hỏng mất thôi.
– Pháp là gì?Thượng tọaGiáo thọđưa mắtthương hạihỏi tiếp – dẫu chú không biết Phật là gì, nhưng tôi vẫnhy vọnglà chú biết Pháp, biết được cáichân lýmà từ đó, chú đoạn bỏđời sốngcư sĩáo trắngtục lụyvàtối tămđể về với ánh sáng đạo. Pháp là gì? Tôi đãcố gắngtìm kiếmnơi chú mộthiểu biếttối thiểu, như gạn cát tìm vàng. Pháp là gì?Bạn thânmến, Pháp là gì nào?
Pháp là gì? Ô-chu chợtmỉm cười. Chàng biết rõ cái đó trong tâm. Chàng đã cùng hít thở, đi đứng với nó. Nhưng biết nói làm sao nhỉ? Ôi, saongôn ngữloài ngườinónghèo nànđến thế?
Trong lúccố gắngtìm kiếm,cân nhắc, bất chợt chàng thấy một cánh thảo lan thò nụ hoa vàng từ sau gộp đá nâu.
– Kìa,Thượng tọa– Chàng rối rít đưa tay chỉ – Một nụ thảo lan, có phải không? Là một nụ thảo lan! Ôi! Đẹp làm sao!
– Cái gì? VịGiáo thọ sưquắt mắt – Chú nói cái gì? Chú nói kìa một nụ hoa vàng, một nụ thảo lan, là quái gì?Thượng tọagiáo thọbốc giận – Đấy làngôn ngữthiền sư“rởm” chú ạ! Ai cũng có thể nói được một nụ hoa vàng, đẹp lắm, xưa quá rồi. Thôi đi, “nởm” ạ!
Thượng tọaGiáo thọđứng bật dậy, thu vội sách vở trên bàn.
– Chú hãytrở vềtrình diệnlại vớiThượng tọatri sự, kiếp này chú khôngtu huệđược đâu, chỉtu phướcthôi. Hãycố gắngtích lũy công đứctrong lao tác,trong đờisốngphục vụTam Bảo.Công đứckia sẽhộ trì, dắt díu chú.Con đườngnày tuy chậm, nhưngchắc chắnvàvững vàng, hợp với khả năng của chú. Tôicầu nguyệnPhật lựcgia hộcho chú…
Ra đến cửa rồi,Thượng tọaGiáo thọquay lại nhìn chàng một hồi lâu:
– Chiếc áo vải thô của chú đã cũ quá rồi. Chú không cócha mẹ,bà con,họ hàngthân thíchgì cả sao?
– Dạ không ạ!
–Vậy thìđể tôi đề nghị lênThượng tọaQuản chúng,Đại đứcThủ quỷ may cho chú một vài bộ áo quần cho tiện việc chấp tác. Chiếc áo kia cũ quá rồi đấy!
Ô-chumỉm cười:
– ThôiThượng tọaạ! Chiếc áo này cũ nhưng cònchắc chắnhơn cả bao gai. Nếu biết vá víu cho khéo thì cũng có thể dùng được lâu. Chỉ có cái là bàn tay củađệ tửthô tháo,vụng vềthôi.
Thượng tọaGiáo thọnhìn hai bàn tay chai sạn, u nần, kệch cỡm của Ô-chu, cười thành tiếng:
– Phải rồi, chú sinh ra không phải là để học, để ngồi trên những chiếc ghế vàng son lộng lẫy củapháp sư,giảng sư…
Ba hồichuông trống bát-nhã rộn ràng vang lênđánh thứcsự tịch mịch của đêm sương. Đèn đuốc bất chợt được đốt sáng khắp đó đây.
– Thầy đã tịch rồi!
Tin truyền rất nhanh. Tất cảmôn sinhđã tụ về lố nhố đứngcung kính, ủ rủ trước cốc của lãothiền sưĐạo Nguyên. Không mộttiếng động. Lát sau tiếngniệm Phậthiệu thầm thì rồi lan ra, lan ra mãi. Các vịThượng tọacao hạ và chức sắc quỳ thành vòng trònxung quanhthiền sàng,chấp taylên ngực, có đôi vị rưng rưng như cố kìm giữ tiếng nấc.
Lãothiền sưĐạo Nguyênkhông bệnh, khôngbáo trướcmàlặng lẽra đi. Ngài ngồi kia, trong thếkiết già phu tọa, khuôn mặt tỏa sáng niềman lạc, nhưngthần thứcgiờ đã tiêu diêu ở cõi đầyhào quangvà ánh sáng nào.
Phần ngài thế là xong. Nhưng còn người nối hậu?Y phápchưởng giáo ngài đã truyền lại cho ai chưa? Đấy là câu hỏi lởn vởn trong đầu óc củamọi người.
Không aitìm radi chúc, một lờigiáo huấntối hậunào. Thật là khó xử đây.Thượng tọaQuản chúngmột đờihỷ xả, niên trưởng vàđạo hạnh.Thượng tọaTri sựmột đờiphục vụ,hạ lạpcao và vô vàncông đức.Thượng tọaTri luật, niên cao lạp lớn,gương mẫucho chúng,nghiêm minhvàthanh tịnh.Thượng tọaGiáo thọdẫuhạ lạpít hơn chút đỉnh, trẻ tuổi nhưngmột đờiít ngủ, ít ăn, chăm lo hàng trăm lớp giảng huấn, hàng chụctrình độkhác nhau; lại nữa, là người suốt thôngTam Tạng, làlinh hồntri thức,kiến thứccho viện.
Sau lễnhập thápba ngày, mộtbuổi họpgiới hạnđược tổ chức, nơi đây chỉ gồm các Tỷ-kheo chức sắc hoặc từ năm hạ trở lên. Bốn nhómthân hữu,đệ tửhoặccảm tìnhvới bốn vịthượng tọatranh luậncho phe phái của mình. Ai cũng có thể đưa ra nhữngdẫn chứngchính đángvàcụ thểnhất.
Ban đầuthìngôn ngữkhiêm cung,nhã nhặn, đến lúc chẳng aichịu thuaai,tranh luậnbiến thànhtranh cãi rồi trở nên sôi nổi,gay cấn,ồn ào. Một vài cánh taygiận dữđưa lên cao. Một vài đôi mắt đã gườm gườm bốc khói. Những tiếng bảng mộc không ngớt vang lên.
– Chư đệ, chư đệ,im lặngnào!
– Chư đệ, chư đệ, chớphóng dật, chớ quên mình!
Nhưngvô ích. Ở đây đã có rất nhiều loại ngựa non háu đá, gà tơ mới mọc cựa…
Trong lúc ởthiền đườngxảy ra cuộctranh luậnthì ở sau hốc núi có một bóng đenlặng lẽluồn qua các vòm cây đến ngôi tháp mới. Bóng đen quỳ trước cửa tháp từ canh gà đầu tiên đến lúc sao Mai vừa mọc. Yđứng dậygiũ sương trên áo rồilảo đảothắp ba nén nhang. Sương mù đầy đục cả trời, gióhiu hiubuốt lạnh. Quày qua lối cũ, đến cổng trúc vàng, bụi thục quỳ, y dừng lại. Ánh trănghạ tuầnnhợt nhạt trongmàn sươngtrắng. Tiếng một con cú rúc lẻ loi. Y đưa mắt một vòng. Lát sau y quảy đãyta bàlần theolối sỏi khuất dưới chân đồi.
Đấy là Ô-chu, chànglặng lẽtừ giãthiền viện, nhẹ nhàng, âm thầm và cô liêu hơn cả kẻ từ giãcuộc đời. Chàng đến một động đá,trịnh trọngkhoác chiếc áo cũ lên người rồian nhiênkiết giàtịch diệt, trên môi còn nở nụ cườibất diệt. Qua ánh sáng mờ từ cửa động hắt vào, người ta đọc được từ lưng chiếc áo cũ mấy dòng chữ chân phương, đôn hậu, búttích khôngthểlầm lẫncủa lãothiền sưquá cố:
“Y Pháp BấtY Nhân
Y NhânBấtY Pháp
Nhân PhápLiễu Mật Thâm
Mạc Cầu, Phi Thủ Trước”
Tạm dịch nghĩa:
Nương theo pháp, chẳng nương theo người
Nương theo người, chẳng nương theo Pháp
Người, pháp rõ nguồn căn
Chẳng cầu chẳng ôm giữ.
(Thiền tôngđời thứ hai, Kiếm Thương hưng khởi,Đạo NguyênTỷ-kheo; phụng truyềnđệ tửtrưởngđắc phápđời thứ ba là Ô-chu).
Thế là Pháp, Nhân đã cùngtịch diệtvới nhautrong động đá. Cho nên hiện nay, phái này đã không còntruyền thừa. Chuyện kể rằng một trăm tám mươi năm sau,di tíchnày vẫn còn. Mộtthiền sưnghệ sĩvô danhtrong khisơn thủyhành cướcghé qua đây, biết chuyện của người xưa, xúc cảm làm một bài thơ nét chữ long phượng, dường như còn mãiđời đờinơi vách đá:
“Thầy là đỉnh núi cô liêu ngàn đờitịch mặc,
Trò là con sông dàicuồn cuộnbỏ núi ra khơi
Còn đây áo cũngậm ngùi
Còn đây biển núi nụ cườian nhiên.”
NGƯỜI TRỒNG HOA VÀ CHÀNGTU SĨ
Tác giả:Minh ĐứcTriềuTâm Ảnh
Bài viết liên quan
Chuyện khởi nghiệp xuất bản của ‘đầu tàu’ một công ty sách trẻ
Đứng trước những khó khăn, thách thức do nhiều yếu tố thời đại mang lại,...
Th3
Nếu có lúc
Nếu có lúc bạn thấy lòng trống trải Nên hiểu rằng đó là lẽ tự...
Th3
Đơn thuốc đau răng của bạn – Bs. Lê Tráng
Thật may mắn và hạnh phúc khi có những người bạn học cũ, mỗi người...
Th3
Ý nghĩa Khóa tu Bát Quan Trai Giới 1 ngày 1 đêm
Bát quan trai giới là một phép tu hành của người tại gia áp dụng...
Th3
VỀ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ TÁT – Đạo Sa Môn
Phật Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát sống cách chúng ta 5.000 năm. Thời gian...
Th3
BÍ ẨN VỀ BỒ TÁT MINH VƯƠNG: VỊ CHÚA NGUYỄN THAY ĐỔI LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có bao giừo tự hỏi? Từ một quốc gia nhỏ bé ở vùng Bắc...
Th3