Mọi người thường nghĩ pha trà rất công phu phức tạp, nên cũng hình thành 2 “trường phái”: một là hời hợt vì không thích tìm hiểu. Hai là sa đà vào những phương thức huyền hoặc không thực tế. Ai cũng biết các bước pha trà cơ bản, là trà khô được hãm bằng nước sôi trong ấm và rót ra chén thưởng thức. Pha trà không phức tạp đến mức bạn phải là một chuyên gia, nhưng cũng không phải đơn giản chỉ là ngâm trà trong ấm.
Hôm nay Ahimsa House sẽ chỉ cho bạn 4 điểm đơn giản để có một chén trà ngon.


Cách pha trà ngon để thưởng thức như thế nào?
Bí quyết trong cách pha trà ngon nằm trong 4 yếu tố: Nước pha, nhiệt độ, thời gian hãm và lượng trà đủ.

  • Nước pha trà: Theo kinh nghiệm thưởng trà của người xưa, để có được một ấm trà ngon thì phải đảm bảo được các điều sau theo tuần tự: Nhất Thủy-Nhì Trà-Tam Pha-Tứ Bình-Ngũ Quần Anh. Do đó nước được dùng để pha trà được coi là quan trọng nhất góp phần quyết định phẩm chất của ấm trà. Nói về nước pha trà, giới sành trà thường truyền tụng cho nhau câu:

“Sơn thủy thượng

Tĩnh thủy hạ

Giang thủy trung”

Nước dùng để pha trà luôn được coi là quan trọng nhất.

Nghĩa là nếu lấy nước suối thì lấy nước đầu nguồn, lấy nước giếng thì lấy dưới đáy, lấy nước sông thì lấy nước giữa dòng. Đặc biệt, giới thưởng trà rất yêu thích dùng nước mưa được hứng từ cây cau để lâu ngày hay nước sương đọng trên lá sen để pha những loại trà cực phẩm. Tuy nhiên, hiện này để có những chất nước như vậy thật sựu cũng rất khó khăn. Do đó, bạn có thể sử dụng nước lọc tinh khiết để pha trà cũng có thể đảm bảo cho ra một ấm trà ngon.

  • Nhiệt độ nước: Tất nhiên pha trà phải dùng nước nóng, nhưng nóng bao nhiêu thì mỗi loại trà lại thích hợp với một nhiệt độ khác nhau. Nước vừa sôi chỉ phù hợp với trà đen hoặc trà ô long già. Nó cần nhiệt độ cao để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị. Nhưng phải dùng nước nguội hơn cho các loại trà có hương vị tinh tế, như trà xanh, trà ô long.
Nhiệt độ nước để pha quyết định đến vị trà.

Nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy”, làm cho trà bị đắng chát và mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nước quá nguội cũng sẽ làm hương vị trà yếu đi rất nhiều vì các hợp chất trong trà không được hòa tan.

  • Lượng trà: Lượng trà quá nhiều sẽ làm trà quá đắng (và tốn kém). Nhưng quá ít trà thì hương vị sẽ rất yếu không đủ thưởng thức. Tuỳ vào từng loại trà sẽ có định lượng khác nhau. Một tỉ lệ mà các bạn có thể bắt đầu thử là 8g trà cho một ấm 300ml. Sau đó bạn có thể gia giảm lượng trà cho phù hợp với khẩu vị của mình.
Cho một lượng trà vừa đủ là bí quyết để có chén trà ngon.
  • Thời gian hãm trà: Kỵ nhất trong pha trà là “ngâm” trà, nhưng lỗi này hầu hết mọi người đều mắc phải. Nó sẽ làm trà quá đắng chát và có mùi nẫu. Giống như nhiệt độ nước, mỗi loại trà sẽ phù hợp với một thời gian hãm nhất định. Trà đen, trà ô long có thể ngâm lâu hơn, nhưng trà xanh thì nhanh hơn nhiều.Nhìn chung thời gian hãm trà được tính bằng giây chứ không phải bằng phút.
Thời gian hãm trà phải thật chú tâm.

Các Bước Pha Trà:

Đây là cách pha trà 7 bước được Ahimsa khuyến khích. Các bạn cần có: trà, ấm chén và chuyên trà để bắt đầu

  1. Đun nước : Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C – 98°C tuỳ loại.
  2. Làm nóng ấm chén: Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.
  3. Đong trà : Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.
  4. Đánh thức trà: rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt..
    • Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
    • Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.
  5. Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
  6. Rót trà: sau 10-40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên.
    • Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
    • Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.
  7. Hãm trà lần tiếp theo : Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.
    • Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
    • Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5-8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.

Một số mẹo nhỏ giúp pha trà ngon:

  1. Hãy bắt đầu với những chiếc ấm nhỏ và thành mỏng, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn mới bắt đầu, nên chọn một chiếc ấm thủy tinh hoặc ấm sứ để pha trà. Hai loại ấm này sẽ phản ánh trung thực vị trà, và không để lại mùi, nên bạn có thể pha được nhiều loại trà khác nhau.
  2. Nước máy không thể phà trà được. Đơn giản nhất là dùng các loại nước đóng chai (nhưng không phải là nước khoáng)
  3. Không cần có nhiệt kế để đo nhiệt độ. Bạn có thể giảm nhiệt độ nước bằng cách đun sôi và để nguội dần. Nước đun trong bình siêu tốc, sau 5 phút sẽ giảm còn khoảng 83°C
  4. Sợi trà nhỏ, mỏng, xốp pha nhiệt độ thấp. Sợi trà lớn, chắc pha nhiệt độ cao. Trà xanh pha nhiệt độ thấp hơn. Trà ô long, trà đen cần nhiệt độ cao hơn.
  5. Nếu muốn hương vị đậm hơn, hãy tăng lượng trà, không phải tăng nhiệt độ hay ngâm lâu hơn.
  6. Không có một đáp án hoàn toàn chính xác về nhiệt độ nước, thời gian pha và định lượng trà cho mỗi loại trà. Hãy thử gia giảm 3 yếu tố đó để khám phá đáp án của chính bạn

Bài viết liên quan

Ý Nghĩa Hình Tượng Bồ Tát – Quán Thế Âm – HT THÍCH THANH TỪ

Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời...

Bài thuốc ngâm chân và Văn hóa Đạo Hiếu của Người Dao

Và cái văn hóa đạo hiếu người dao nó có một câu chuyện rất là...

Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA

CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA là đơn vị chuyên về các bài...

Giới thiệu về thương hiệu “Cổ Trầm”

Từ thuở Bách Việt bờ cõi mênh mang cho đến Thăng Long ngàn năm thương...

Giới thiệu về Trầm Hương – About Agarwood – cổ trầm

Trầm hương là gì? Sự hình thành trầm hương trong các cây Dó bầu chứ...

Ý NGHĨA LOGO BIỂU TƯỢNG TIÊN THIÊN TRÀ

Logo của Tiên Thiên Trà gồm 2 vòng tròn được kết nối với nhau vô...

Trả lời