Hiện nay một số nhà truyền giáo trên thế giới vẫn còn rao giảng với tín đồ của họ rằng “loài vật là những cái máy không linh hồn và không cảm giác”. Do đó người ta có thể sát sinh các loài động vật một cách vô tội vạ để lấy thịt cung cấp cho thị trường tiêu thụ. Tại một số quốc gia trên thế giới, người ta còn lập ra các hội hoặc câu lạc bộ săn bắn. Họ coi việc đi săn như một môn thể thao hay một trò chơi tiêu khiển. Ở Úc Châu có câu lạc bộ săn bắn vịt trời. Hàng năm nhân đến mùa vịt trời tụ hội về, các xạ thủ thi đua nhau bắn chúng để xem ai đạt được thành tích kỷ lục, rồi vứt bỏ các xác của vịt trời ấy một cách tàn nhẫn và hoang phí mà không hề lấy thịt.
Tuy nhiên phong trào môi sinh và thương yêu cầm thú đã ra đời. Họ cố gắng tranh đấu bằng mọi phương tiện truyền thông, báo chí vân vân nhằm bênh vực sự hiện hữu của các sinh vật đáng thương này trên quả địa cầu. Ông John Robbins, tác giả quyển Diet For A New America (Phương pháp ăn uống cho một nước Hoa Kỳ mới), một quyển sách thuộc hàng bán chạy nhất hiện nay trên thế giới đã có số phát hành trên 450 ngàn quyển, đã phản bác luận điệu vô ý thức và đầy bạo lực trên đây bằng những câu chuyện thật mà ông đã sưu tầm được qua các phóng sự của báo chí khắp nơi. Chuyện của ông kể thì nhiều, nhưng chúng tôi chỉ trưng dẫn ra đây một vài sự kiện tiêu biểu để quý độc giả tiện việc suy xét.
—o0o—
1. Cá Heo Cứu Người
Vào năm 1971, cô Yvonne Vladislavich đã lái thuyền buồm vượt đại dương. Đến vùng biển Ấn Độ thì tàu của cô bị lâm nạn. Mạn thuyền bị bể, nước tràn vào và dần dần chìm xuống đáy biển. Nơi Yvonne bị đắm thuyền là vùng biển rất nguy hiểm vì có nhiều cá mập sinh sống. Trong khi đang vật lộn với sóng to gió lớn thì bất thình lình một cái phao từ dưới đáy biển trồi lên và nâng thân hình của cô nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Cô quan sát và rất ngạc nhiên khi biết đây không phải là một cái phao mà chính là một con cá heo to lớn đang thực hiện việc cấp cứu. Ngoài ra còn có hai con cá heo khác bơi chung quanh để che chở cho cô khỏi bị tấn công bởi đàn cá mập quái ác. Ba con cá heo đó cứ thế mà bảo vệ cô và từ từ đưa cô đến một cái phao lớn mà người ta dùng để làm dấu hải phận để cô bám chặt vào một cách an toàn. Sau khi Yvonne được một tàu hải hành cứu thoát, người ta kiểm chứng biết được từ chỗ cô được đàn cá heo bảo vệ đến cái phao an toàn có khoảng cách dài trên 200 hải lý.
Theo sự nghiên cứu của nhà sinh vật học Henry Bergh, rùa biển này là loài động vật sống lâu năm trên thế giới. Có con đã sống trên 600 năm. Thịt của nó rất quý và rất đắt tiền. Một số tàu đánh cá đã bắt được những con rùa biển này, đâm thủng mai của nó rồi xỏ dây lôi theo sau con tàu, hành hạ và bỏ đói chúng sau bao chặng đường thuỷ lộ, trước khi thịt của chúng được hân hạnh xuất hiện trên dĩa của những bàn tiệc sang trọng trong các nhà hàng quốc tế. Đáng tiếc thay! Loài người người chúng ta đã trả ơn những nghĩa cử cao đẹp đó bằng cách hành xử không tương tự như thế.
—o0o—
3. Chim Hoàng Oanh Cứu Chủ
Vào năm 1950, một cụ bà hiền lành cư ngụ tại thị trấn Hemingtage được nhiều bạn láng giềng cảm mến và gọi cụ một cách thân mật là cụ Tess. Cụ sống cô đơn trong một căn nhà cũ kỹ nên nuôi một con mèo và một con chim hoàng oanh để àm bạn hầu vơi bớt nỗi quạnh quẽ. Người ta không biết cụ có con cái gì không ngoại trừ người cháu gái ở cách nhà cụ vài trăm mét thường hay tới lui thăm viếng.
Một đêm nọ, vợ chồng người cháu gái bị đánh thức bởi tiếng vỗ cửa ở bên ngoài. Người chồng lười biếng bảo: “Gió phe phẩy cành lá các cây kiểng ngoài sân đó mà”, rồi kéo chăn trùm lên tiếp tục ngủ nữa. Tuy nhiên tiếng vỗ cửa càng ngày càng dồn dập và khẩn cấp hơn. Người cháu gái bèn xuống giường và đến vén màn cửa sổ để xem việc gì động tịnh ở bên ngoài. Cô rất lấy làm ngạc nhiên khi trông thấy con chim hoàng oanh của bà cô mình đang xoè đôi cánh đập mạnh vào kính cửa sổ. Cô giục chồng: “Chắc có việc gì xảy ra ở nhà cô của mình nên con chim hoàng oanh mới bay đến vỗ cửa nhà mình một cách khẩn cấp như thế”. Người chồng bèn tung chăn xuống giường và vội vàng đưa vợ đến nhà người cô trong khi con chim hoàng oanh đã sải cánh rớt độp xuống khung cửa sổ mà chết vì quá kiệt sức. Đến nơi, hai vợ chồng người cháu mới phát giác cô mình đã té, nằm bất tỉnh trên sàn nhà với mình mẩy bê bết máu. Nếu không nhờ sáng kiến của con chim hoàng oanh bay đi cấp báo với vợ chồng người cháu gái có đến kịp thời để cấp cứu, thì biết đâu cụ Tess đã chết từ lúc nào rồi.
—o0o—
4. Loài Vật Cũng Có Tình Mẫu Tử
Ngoài ra tại Úc Châu, vào năm 1998, theo tin tức báo chí và đài truyền hình ở Sydney loan tải, một dã nhân cái tại sở thú Taronga đã bỏ ăn bỏ uống và vô cùng buồn thảm trong nhiều ngày liên tiếp trước cái chết của dã nhân con.
Frala là tên của dã nhân cái được các nhân viên sở thú đặt cho. Nó thuộc giống dã nhân ở vùng đồng bằng và được đưa từ một sở thú khác ở Hà Lan về sở thú Taronga tại Sydney để tiếp tục nuôi dưỡng. Khi thấy con dã nhân cái 17 tuổi này có thai, các nhân viên trách nhiệm ai nấy cũng đều vui mừng vì biết rằng nó đã thích ứng với cách thức nuôi dưỡng của họ.
Frala sinh ra một dã nhân con bé bỏng. Đây là đứa con thứ ba của Frala và là đứa con thứ bảy của dã nhân đực Kibau do nhân viên sở thú Taronga cho lai giống trong điều kiện tự nhiên ở Úc. Khi dã nhân con này được 3 tuần tuổi, thì nó chết một cách đột ngột vào cuối tháng 3 năm 1998 khiến cả bầy dã nhân nói chung và Frala nói riêng đau khổ vô cùng. Người ta chưa từng thấy loài khỉ hay dã nhân khóc bao giờ. Nhưng cử chỉ đau buồn của một người mẹ mất con đã biểu lộ một cách rõ rệt ở Frala bằng cách ôm chặt xác chết của đứa con vào lòng trong suốt 3 ngày liền và bỏ ăn bỏ uống. Sự kiện này đã làm cho nhân viên sở thú nào trông thấy cũng đều mủi lòng. Vì tôn trọng tình mẫu tử và để chia sẻ sự mất mát một đồng loại của bầy dã nhân, các nhân viên sở thú bèn che kín chuồng lại để chúng được tự do thích ứng với hoàn cảnh đau buồn. Ba ngày sau, khi họ đến mở cửa chuồng, Frala nguôi ngoai được đôi chút. Nhưng nó không ra ngoài cùng đàn mà lặng lẽ chui vào chuồng nằm ngủ. Các nhân viên trách nhiệm cũng đặc biệt quan tâm đến dã nhân đực Kibau để tránh gây thêm đau buồn cho nó.
Suốt mấy ngày liền, nhân viên sở thú cũng cảm thấy xót xa vì đã mất đi một con vật thân thương do chính bàn tay họ đã nhiều ngày săn sóc. Nhiều cú điện thoại và nhiều thư chia buồn cũng đã được gởi đến những người thương yêu súc vật để chia sẻ sự mất mát này với Ban Giám Đốc và nhân viên của sở thú Taronga.
Qua những sự kiện trình bày trên đây, chúng ta thấy loài vật cũng có tình cảm, trí thông minh, lòng nhân ái và sẵn sàng xả thân để cứu nguy tánh mạng của những chủng loại khác. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy chúng ta phải ăn chay để trì giới sát hầu tôn quý sinh mạng của tất cả mọi chúng sinh. Vì thế chúng ta nên thương yêu loài vật vì chúng cũng được Tạo Hoá sinh ra và có quyền bình đẳng để hiện diện trên quả địa cầu này. Cũng cùng một lý tưởng cao đẹp đó, các hội Bảo vệ Môi sinh Thiên nhiên và Thương yêu loài vật khắp nơi trên thế giới cổ động mọi người ăn chay, có nơi còn chống báng cả việc sử dụng lông thú vật để may áo nữa.
Trích Ăn Chay & Sống Khỏe – Trần Anh Kiệt
Phần II: ĂN CHAY ĐỂ KIẾN TẠO MỘT XÃ HỘI HOÀ BÌNH
Bài viết liên quan
Cách sử dụng EnzymeZ
🌱Enz mình dùng tốt nhất trước khi ăn 30p. Enz sẽ phát huy tốt khi...
Th8
Đức Phật nói về ăn chay, ăn thịt
Đức Phật nói về ăn thịt: Đức Phật không cấm tuyệt đối việc ăn thịt,...
Th7
Tác dụng của sữa hạt beli – đánh bay nỗi lo về đường ruột
🌟🌟Đau dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến gây nhiều khó chịu...
Th7
Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI
Bắt đầu hành trình kinh doanh tỉnh thức cùng BELI Xin chào cả nhà, thời...
Th3
Thư ngỏ Beli Home- Nơi khởi nguồn của những điều kì diệu…
“Dù cả thế giới có quay lưng với bạn, dù bạn đang cảm thấy bất...
Th3
Câu chuyện về Sản phẩm Sữa hạt Beli – Sữa Hạt Quốc Dân
Sữa Hạt Dinh Dưỡng Beli bắt nguồi từ một câu chuyện truyền cảm hứng… Có...
Th3