Bạch trà hay trà trắng là loại trà ít được biết đến nhiều như trà xanh hay trà đen. Thế nhưng theo nghiên cứu thì bạch trà có tiềm năng là loại trà có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhất.

Đối với nhiều người thì bạch trà là loại trà khá mới mẻ. Thế nhưng bạch trà đã ra đời từ rất lâu. Loại trà này được tin là đã đã xuất hiện vào thời nhà Đường. Tức là vào khoảng thế kỷ thứ 6.

Ghi chép đầu tiên có nhắc đến trà trắng là cuốn Đại Quan Trà Luận của vua Tống Huy Tông. Ông là người cực kỳ yêu trà và có sự hiểu biết cao về các loại trà cũng như văn hoá thưởng trà.

Trong sách thì vị vua có nhắc tới một loại trà mà ông rất yêu thích đó là An Cát Bạch Trà. Huyện An Cát bây giờ thuộc thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).

Cây trà ở An Cát có búp trà màu trắng như tuyết. Nước trà pha ra cũng có màu vàng nhạt. Thế nên mới được gọi là bạch trà. Mỗi cây trà cũng chỉ có một ít lá máu trắng như vậy nên trà rất quý hiếm.

Thế nhưng đến bây giờ thì cũng ít ai biết đến An Cát. Mà ở một nơi khác thì bạch trà được đưa lên tầm cao mới. Nơi đó có tên là Phúc Đỉnh, một huyện của Phúc Kiến ngày nay.

Vào năm 1857 thì ở Phúc Đỉnh thì người ta phát hiện ra một giống trà đặc biệt. Búp non của cây trà này rất lớn và được bao phủ bởi một lớp lông trắng rất dày. Hương thì thơm ngạt ngào mùi hoa và vị thì ngọt ngào.

Không chỉ hơn về chất lượng. Mà cây trà ở Phúc Đỉnh còn hơn số lượng. Cây trà không chỉ cho ra được lượng búp nõn cao, mà còn dễ nhân giống để có thể trồng ở nhiều nơi ở Phúc Đỉnh cũng như một số huyện khác của Phúc Kiến.

Vào năm 1891 thì bạch trà bắt đầu được xuất khẩu đi nhiều nước. Và dần dần trở nên nổi tiếng. Theo một số liệu cũ thì Phúc Kiến là nơi sản xuất lượng bạch trà chiếm 90% lượng bạch trà của thế giới.

Con số này có thể đã thay đổi. Vì không chỉ Trung Quốc mà một số nước khác cũng có làm trà trắng. Như Việt Nam, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya hay Nepal cũng đều đang sản xuất bạch trà.

Bạch trà hay trà trắng có tên như vậy là do có cánh trà trắng muốt nhờ bao phủ bởi lớp lông trắng. Thế nhưng đối với hiện nay thì bạch trà không hẳn là phải có cánh trà màu trắng.

Hiện nay thì bạch trà là một nhóm trà được phân loại dựa trên cách làm hơn là màu lá trà. Cách chế biến bạch trà là cực kỳ đơn giản không bao gồm những công đoạn như “vò” và “sao” như khi làm các loại trà khác.

Chính vì vậy nên khi mua bạch trà thì bạn có thể bắt gặp loại thì cánh trà trắng muốt. Có loại thì lẫn giữa lá trà trắng và những lá xanh hoặc nâu lớn hơn. Có loại thì chẳng có một cánh trà trắng nào.

CÁCH LÀM BẠCH TRÀ

Bạch trà là loại trà có công đoạn chế biến ngắn nhất. Thế nên lá bạch trà có hình thái gần như là lá trà tươi. Đồng thời trà trắng cũng giữ được phần lớn hương vị cũng như thành phần hoá học của lá trà tươi.

Công đoạn quan trọng nhất của việc làm bạch trà đó chính là làm héo. Làm héo là giai đoạn mà lá trà sẽ được xếp trên những chiếc nong bằng tre. Rồi phơi dưới ánh mặt trời.

Mục đích chính của giai đoạn làm héo đó chính là rút bớt lượng nước có trong lá trà. Ngoài ra thì các thành phần đạm và tinh bột thực vật sẽ phân hoá thành amino acid và đường. Tạo nên vị ngon của trà.

Một phần các amino acid này lại kết hợp với đường để tạo nên các hợp chất dễ bay hơi (volatile compounds). Tạo nên hương thơm cho cho trà.

Trong các loại trà thì bạch trà có giai đoạn làm héo dài nhất. Có thể kéo dài từ 24 cho đến 48 tiếng. Qua giai đoạn này thì bạch trà sẽ trở nên ngọt và thơm hơn.

Trong giai đoạn làm héo thì thành phần amino acid sẽ tăng gấp đôi sau 24 giờ. Chính vì vậy nên nên lá bạch trà thành phẩm có hương vị thơm ngon hơn cả lá trà tươi.

Giai đoạn làm héo dưới ánh mặt trời thường được thực hiện vào vụ xuân. Vào những ngày nắng gắt như mùa hè hay mưa nhiều thì bạch trà thường được làm héo trong nhà.

Đối với bạch trà thì vụ xuân luôn là vụ trà có hương vị tốt nhất. Theo sau đó là vụ thu. Và vụ trà hè thường có chất lượng kém nhất trong năm. Riêng mùa đông thì cây trà sẽ không được thu hoạch.

CÁC LOẠI BẠCH TRÀ

Bạch trà Việt Nam

Bạch trà đến từ Việt Nam thì có lẽ ít người Việt biết đến. Vì truyền thống của nước ta đó là uống trà xanh. Theo một số liệu từ năm 2007 thì 90% lượng trà được tiêu thụ ở Việt Nam là trà xanh.

Trà trắng của Việt Nam thường được làm từ lá của giống Đại Diệp Chủng (Assamica) và trà Shan Tuyết (Shan). Cả 2 giống đều có thân cao, lá trà to và sống lâu năm nên thường hay được gọi chung là trà cổ thụ.

Bạch trà làm từ giống trà Shan Tuyết thường có cánh trà dài và góc cạnh hơn. Hương vị thì có hơi hướng trà xanh nhưng vẫn ngọt ngào. Còn trà trắng làm từ giống Đại Diệp trà thường cánh nhỏ và tròn hơn. Hương ngọt đường nhiều hơn.

Ngoài ra thì gần đây còn xuất hiện thêm một loại trà làm từ Hậu Trục Trà (Crassicolumna). Một giống cây cũng thuộc họ Trà nhưng thành phần hoá học rất khác.

Loại trà này không có caffeine. Nhưng theo tài liệu thì cũng có chứa lượng chất chống oxy hoá khá lớn. Hương vị cũng ngọt trái cây giống như bạch trà thông thường.

Bạch trà làm từ Hậu Trục Trà thường được gọi trà trà móng rồng hay đuôi rồng. Riêng mình thì không rõ là tên này là chính thức hay do người bán tự đặt.

Bạch trà của Việt Nam cũng làm theo cách làm bạch trà truyền thống. Tuỳ theo giống và địa hình mà cũng sẽ có hương vị khác nhau. Cùng là trà trắng nhưng trà đến từ Suối Giàng (Yên Bái) hay Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) sẽ có sự khác biệt nhất định.

Bạch trà Trung Quốc

Ở Trung Quốc có nhiều loại bạch trà đến từ nhiều nơi. Nhưng bao viết này chúng ta sẽ nói đến 3 loại bạch trà đến từ Phúc Kiến. Vùng trà nổi tiếng của nước này. Ba loại trà được nói đến sẽ là:

  • Bạch Hào Ngân Châm
  • Bạch Mẫu Đơn
  • Thọ Mi

Bạch Hào Ngân Châm có hình dáng như tên gọi của mình. Lá trà chỉ bao gồm búp, nhỏ và dài như cây đinh bằng bạc (ngân châm). Và được bao phủ bởi một lớp lông trắng dày (bạch hào).

Bạch Mẫu Đơn thì bao gồm phần búp và bao gồm một hoặc hai lá kế tiếp. Bạch Mẫu Đơn có tên như vậy là do có mùi hương hoa giống như hoa Mẫu Đơn.

Còn Thọ Mi thì chỉ bao gồm phần lá trưởng thành chứ không có búp. Lá trà Thọ Mi thường được thu hoạch vào những đợt sau của vụ trà. Sau khi hai loại trà trên được thu hoạch.

Nếu xét về phẩm lá trà thì có thể nói Bạch Hào Ngân Châm là cao nhất. Và thấp nhất là Thọ Mi. Thế nhưng chất lượng trà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Bạch trà Thọ Mi khi xưa thường được bán cho nông dân vì nguyên liệu có chất lượng thấp. Thế nhưng loại trà này ngày càng được ưa chuộng nhờ vào có hương vị đặc biệt.

Loại trà này được làm héo bằng cách chất đống trong thời gian dài. Thế nên bạch trà Thọ Mi có độ lên men cao hơn bạch trà bình thường. Có thể lên đến 5-10%.

Nhờ vậy mà trà Thọ Mi có hương vi hơi hướng trà Ô Long. Nên những người thích uống trà Ô Long cũng sẽ dễ thích luôn hương vị của loại bạch trà này.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trà đó là vùng trà. Ở Phúc Kiến thì có Phúc Đỉnh và Chính Hoà là nổi tiếng và lâu đời nhất. Cùng một loại trà nhưng uống hai nơi đều khác nhau.

Như cùng là Bạch Hào Ngân Châm thì ở Phúc Đỉnh được làm từ giống Phúc Đỉnh Đại Bạch của riêng họ. Họ làm trà theo cách được biết đến rộng rãi. Bao gồm 3 bước: làm héo ngoài trời, làm héo trong nhà và sấy khô.

Còn Bạch Hào Ngân Châm từ Chính Hoà được làm từ một giống trà riêng. Có tên là Chính Hoà Đại Bạch. Người làm trà ở đây cũng có cách làm trà ngược lại người hàng xóm. Đó là: làm héo trong nhà, làm héo ngoài trời và sấy khô.

Thế nên cùng một loại trà Bạch Hào Ngân Châm nhưng lại có hương vị khác nhau. Trà của Phúc Đỉnh thì có cọng trắng, thơm mùi hoa hơn. Còn trà của Chính Hoà có cọng xám, nước mượt hơn do thời gian làm héo dài hơn (lên đến 3 ngày).

Và yếu tố nữa ảnh hưởng đến giá trà đó độ tuổi của bạch trà. Bạch trà có thể trữ trong thời gian dài. Trà càng lâu năm thì lại có giá càng đắt đỏ. Những bánh trà Thọ Mi hay Bạch Mẫu Đơn lâu năm được bán với giá cao ngất ngưởng.

Như Bạch Mẫu Đơn có thể xem là loại trà có sự phân hạng phức tạp nhất. Loại trà này còn được phân loại theo giống trà. Từ giống Đại Bạch. Cho đến Thuỷ Tiên rồi Tiểu Bạch (giống lá nhỏ).

Do nổi tiếng nên ở Việt Nam thì những loại trà này bị làm giả và bán với giá rẻ ở rất nhiều nơi. Trà thật thường giá sẽ cao. Thế nên bạn cần tìm những tiệm trà thật uy tín để tìm mua.

Bạch trà các nước

Hiện nay có khá nhiều nước làm được bạch trà. Như vùng Darjeeling của Ấn Độ thì họ làm bạch trà cũng từ giống trà Đại Diệp Chủng (Assamica). Hình thái cánh trà cũng như hương vị rất giống bạch trà Việt Nam.

epal thì có vùng trà Ilam cũng rất nổi tiếng. Bạch trà Nepal thường có lá nhỏ. Do giống trà họ dùng là trà lá nhỏ (Sinensis) chuyên để làm trà xanh và trà đen. Do có thời gian làm héo dài nên bạch trà của Nepal có màu ngả vàng và nước cũng hơi có màu cam nhạt.

TÁC DỤNG CỦA BẠCH TRÀ

Ở Phúc Kiến khi xưa thì lá trà trà còn được dùng để trị một số loại bệnh. Do không trải qua nhiều giai đoạn chế biến trà phức tạp. Thế nên lá bạch trà còn giữ được phần lớn dưỡng chất như lá trà tươi.

Trong tất cả các loại trà thì bạch trà và trà xanh có chứa nhiều polyphenol nhất. Một thành phần mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của lá trà.

Thậm chí bạch trà còn có chứa lượng flavone cao hơn hẳn tất cả các loại trà khác. Flavone là một thành phần có hoạt động chống oxy hoá rất mạnh.

Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là mặc dù có chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khoẻ. Thế nhưng bạch trà vẫn là loại trà không được biết đến nhiều. Thế nên nghiên cứu về lợi ích của loại trà này vẫn còn hạn chế.

Tác dụng của bạch trà bao gồm:

  • Giảm cân
  • Tốt cho da
  • Tăng cường chức năng não
  • Tốt cho tim mạch
  • Ngừa ung thư
  • Giảm tiểu đường
  • Ngừa vi khuẩn

Giảm cân

Trong các loại trà thì trà xanh được xem là loại trà giúp giảm cân và ngừa béo phì tốt nhất. Nhờ vào việc loại trà này có chứa một lượng thành phần catechin rất lớn.

Bạch trà cũng có chứa lượng catechin nhiều tương tự nên có thể khả năng giảm cân của loại trà cũng không kém gì so với trà xanh.

Một nghiên cứu vào năm 2009 cho thấy bạch trà có 2 tác dụng giảm cân. Đó là làm hạn chế quá trình tạo mô mỡ (adipogenesis) và thúc đẩy hoạt động phân giải mỡ (lipolysis).

Nói một cách đơn giản thì khi uống bạch trà thì bạn sẽ hạn chế được quá trình hình thành mỡ. Đồng thời giúp giảm lượng mỡ sẵn có. Qua đó giúp giảm cân.

Tốt cho da

Nếu bạn là người hay dùng mỹ phẩm thì cũng đã biết là nhiều thương hiệu bắt đầu thêm nhiều chiết xuất thảo mộc vào sản phẩm của họ.Và một thành phần được chú ý gần đây đó là chiết xuất bạch trà.

Không phải tự nhiên mà bạch trà lại xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm. Một nghiên cứu của Anh đã tìm hiểu tác dụng của 21 loại thảo mộc cho da. Và bạch trà đứng đầu tất cả.

Các nhà khoa học tập trung vào 2 thành phần xuất hiện trên da đó là elastin và collagen. Elastin giúp giữ độ đàn hồi của da và hỗ trợ việc hồi phục vết thương.

Còn collagen thì quá nổi tiếng rồi. Đây là hệ thống giúp da bạn căng (ít nếp nhăn) và cũng hỗ trợ độ đàn hồi của da. Thiếu collagen và elastin sẽ khiến da bạn chảy xệ và nhiều nếp nhăn.

Ở da có những loại enzyme giúp phân huỷ elastin và collagen. Bạch trà giúp hạn chế quá trình phân huỷ này. Qua đó giúp bạn hạn chế các vấn đề lạo hoá da và căng tràn hơn.

Bạn có thể mua bạch trà về uống. Sau đó giã nhỏ bã trà rồi đắp lên mặt như kiểu mặt nạ. Qua đó vừa chăm sóc da lại vừa tốt cho sức khoẻ nhờ việc uống trà.

Tăng cường chức năng não

Một trong những lý do mà nhiều người nghiện uống trà đó là khả năng giúp tỉnh táo và tạo cảm giác hưng phấn. Nhờ vậy nên bạn sẽ làm việc cũng như học tập hiệu quả hơn.

Lý do là trong trà có chứa thành phần caffeine và l-theanine. Caffeine có nhiều trong cà phê và trà nên sẽ giúp bạn tỉnh táo và tập trung ngay sau khi uống những thức uống này.

Trong các loại trà thì bạch trà có chứa lượng caffeine thuộc hàng thấp nhất. Thấp hơn trà xanh và thấp hơn nhiều so với trà đen. Thế nên bạch trà khi uống vào ban đêm có thể đỡ gây mất ngủ hơn.

Xem thêm:  Các Loại Trà Ngon Nổi Tiếng Của Việt Nam

L-theanine thì tạo nên cảm giác thư giãn và hưng phấn nhẹ. Đối với người uống trà thì họ còn gọi cảm giác này là “trà khí”. Trà càng có chất lượng tốt thì “trà khí” càng nhiều.

Trong lá trà thì l-theanine có thể chiếm tới 50% lượng amino acid. Và đối với lá bạch trà thì phần lông trắng bao bọc búp trà có chứa nhiều amino acid hơn hẳn cả lá trà.

Chính vì vậy nên nhiều người uống Bạch Trà Cổ Thụ  cho mình hay là họ cảm nhận được “trà khí” rất dữ dội. Vì loại trà này 100% là búp trà phủ lông trắng mà thôi!

Tốt cho tim mạch

Một trong những tác dụng được nghiên cứu nhiều nhất của việc uống trà xanh đó là khả năng bảo vệ tim mạch. Vì trong trà có chứa nhiều các thành phần chống oxy hoá.

Những loại thực phẩm có nhiều thành phần chống oxy hoá và có nhiều lợi ích cho sức khoẻ sẽ được gọi là “siêu thực phẩm”. Và trà xanh là một trong số những siêu thực phẩm tốt nhất.

Hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào tập trung vào những tác dụng cho tim mạch của bạch trà. Thế nhưng với việc bạch trà có hàm lượng chất chống oxy hoá catechin và polyphenol cao tương tự như trà xanh.

Thì có nhiều khả năng là bạch trà cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch giống như trà xanh.

Ngừa ung thư

Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO thì Việt Nam có đến 115.000 người chết vì ung thư mỗi năm. Và con số này đang tăng dần theo từng năm.

Cũng theo khuyến cáo của họ thì đến 50% trong số này có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp rất dễ áp dụng. Bao gồm giảm hút thuốc, uống rượu bia, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên và trị các bệnh truyền nhiễm đang gặp phải.

Ngoài ra thì bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất. Bạn cũng có thể uống thêm trà như một phần của chế độ dinh dưỡng này.

Về cơ bản thì trà không phải là thần dược giúp ngừa ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy uống trà chỉ giúp góp phần giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư mà thôi.

Đối với bạch trà thì đã có nghiên cứu cho thấy loại trà này có thể có tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Một nghiên cứu khác cho thấy tác dụng của chiết xuất bạch trà trong việc bảo vệ da khỏi tia UV và giúp ngừa ung thư da.

Giảm tiểu đường

Như đã nêu ở trên thì uống bạch trà thường xuyên sẽ có tác dụng giảm cân. Giúp bạn có một cân nặng hợp lý. Qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy bạch trà có khả năng làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy thì cần có thêm nghiên cứu lâm sàng để làm rõ hơn khả năng này của trà trắng.

Theo thống kê của IDF Diabetes Atlas thì nước ta có khoảng gần 3.8 triệu người trưởng thành bị mắc bệnh tiểu đường. Chiếm khoảng 5.7% số người trưởng thành cả nước.

CÁCH PHA BẠCH TRÀ

Trong số các loại trà thì bạch trà cũng có thể nói là loại trà dễ pha nhất. Bạn rất khó để pha loại trà này dở được. Pha kiểu gì thì mùi thơm của hoa hay ngọt trái cây vẫn sẽ luôn xuất hiện.

Để pha bạch trà thì bạn chỉ cần để ý một chút ở nhiệt độ. Bạch trà tốt nhất là nên được pha ở nhiệt độ khoảng 90 – 95 độ C. Khi đun nước vừa sôi thì bạn để yên bình đun như vậy khoảng 3 phút. Lúc này nhiệt độ nước giảm đi một chút thì pha trà sẽ tốt hơn.

Do không được vò nên lớp biểu bì của lá trà sẽ hơn dày một chút. Nên bạn cũng cần nên hãm trà lâu một chút. Như trà xanh chỉ cần hãm 1-3 phút là dùng được rồi. Còn bạch trà thì phải ít nhất là từ 3-5 phút.

TRỮ BẠCH TRÀ

Một trong những đặc tính của bạch trà là có thể trữ lâu được. Thời gian trữ có thể lên đến 10 hay 20 năm. Qua thời gian thì lá bạch trà chuyển hoá dần dần.

Khi trữ lâu thì hương hoa dần dần mất đi. Thay vào đó là vị mật ngọt của trái cây khô xuất hiện nhiều hơn. Nước trà cũng chuyển từ màu vàng nhạt sang màu nâu đỏ. Nước trà cũng mượt và ngọt hơn.

Do không bị ‘diệt men’ nên trong lá bạch trà còn rất nhiều thành phần enzyme. Những enzyme này đóng vai trò là chất xúc tác giúp oxy trong không khí chuyển hoá các thành phần hoá học của lá trà.

Do lá trà đã khô nên quá trình này sẽ diễn ra chậm và kéo dài rất lâu. Bạch trà khi trữ tầm 5 năm là đạt độ chín rất tốt rồi. Uống vào sẽ có hương vị giữa bạch trà và hồng trà.

Nguồn sưu tầm: danhtra.com

 

 

 

Bài viết liên quan

Bát nhã tâm kinh

Tâm kinh trí tuệ cứu cánh rộng lớn Khi bồ tát Quán Tự Tại hành...

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải(1996)

Đạo Phật lấy giác ngộ làm cội gốc, Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhàrtha) tọa thiền dưới...

Khoá học giúp ra quyết định sáng suốt

Nếu bạn bỏ lỡ khoá học này, mình sẽ tiếp tục ra những quyết định...

Ý Nghĩa Hình Tượng Bồ Tát – Quán Thế Âm – HT THÍCH THANH TỪ

Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời...

Bài thuốc ngâm chân và Văn hóa Đạo Hiếu của Người Dao

Và cái văn hóa đạo hiếu người dao nó có một câu chuyện rất là...

Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA

CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA là đơn vị chuyên về các bài...

Trả lời