“Tất cả những người làm điều xấu, hay gây đau khổ cho người khác thường không phải là người hạnh phúc. Người hạnh phúc luôn luôn mang đến điều hạnh phúc cho người khác vì họ thừa hạnh phúc. Còn người nào chưa hạnh phúc mới tìm mọi cách lấy hạnh phúc của người khác.
Ví dụ như tên giết người chẳng hạnh phúc tí nào, vì họ đau khổ nên mới giết người. Khi mình nhìn kỹ vào cuộc sống thì bất kỳ ai cũng đều đang có nỗi đau khổ của riêng họ. Mọi người ngồi đây tuy cười rất vui vẻ với nhau, nhưng trong lòng chúng ta có nhiều điều chưa hài lòng trong cuộc sống này, với ai đấy, công việc gì đấy, ở đâu đấy. Ai cũng có nỗi đau khổ riêng ở trong lòng. Và chỉ khi có hạnh phúc người ta mới chia sẻ đi được, còn khi người ta không hạnh phúc nên phải lấy đi hạnh phúc của những người khác. Cách hành xử đó là sai lầm nên càng ngày họ càng ghét người khác nhiều hơn.
Những người làm cho chúng ta đau khổ, chắc chắn họ đang có điều gì đó bất hạnh. Nếu chúng ta hiểu và tin điều đấy thì bắt đầu phát triển tình thương đối người kia. Bất kể ai cũng có thể làm cho ta đau khổ kể cả người yêu của chúng ta, vợ chồng, hay con cái, bạn bè v.v. Họ có đau khổ riêng của họ, nếu ta phát hiện ra điều này, chúng ta sẽ thấy có sự thông cảm từ bên trong. Khi ta thông cảm, ta sẽ có mong muốn giúp người kia hết khổ, đó là tình thương thực sự. Nhưng lòng mong muốn đó chỉ xuất hiện khi ta biết người kia khổ, còn nếu ta nghĩ người đó hạnh phúc thì sai. Có thể người đó đang bị đàn áp ở đâu đó trong lòng, nhưng họ không có trí tuệ để giải quyết nó, nên đã cầm đau khổ đó đổ sang cho người khác.
Ví dụ như bố mẹ không làm được điều gì thì bắt con phải làm điều đấy. Nếu bố mẹ không có bằng đại học thì con phải học đại học. Bố mẹ đau khổ vì có nỗi khổ trong quá khứ từ ông bà. Do đó những người làm ta đau khổ, có thể do họ có nỗi khổ đâu đó từ xung quanh. Khi vợ mình, chồng mình làm cho mình khó chịu cũng vì người ta đang có một nỗi khổ nào đó. Đừng nghĩ mình làm điều tử tế với họ như thế mà họ nỡ làm mình khổ. Hãy nghĩ chắc chắn họ đang có một nỗi khổ nên mới đi làm khổ mình như vậy. Nếu chúng ta làm việc này đủ lâu thì lòng bi được sinh ra. Lòng bi là sự thông cảm với người khác và mong muốn người khác thoát khỏi nỗi khổ đó.”
– Trích trà đàm “Liệu có thể yêu thương mà thiếu Từ Bi Hỷ Xả được không?” Hà Nội, 02/2012

Bài viết liên quan

10 điều răn dưỡng sinh – Hải Thượng Lãn Ông

Vệ sinh phép giữ thân mình Sao cho khoẻ mạnh an ninh mới là Mười...

Thiền sư Ajahn Chah hướng dẫn thiền căn bản

Bạn phải không được suy nghĩ quá nhiều. Nếu suy nghĩ, bạn phải suy nghĩ...

Xuân

Lũ mục đồng xua Xuân về lối cũ Phía núi xa ráng quái nuốt tầng...

PHẬT PHÁP TRỊ TẬN GỐC TÂM BỆNH

Lần này cũng như các lần trước, đoàn bác sĩ lên thăm bệnh cho Tăng...

Cuộc đời tôn giả MỤC KIỀN LIÊN

Cuộc đời tôn giả MỤC KIỀN LIÊN Tác giả: HELLMUTH HECKER Dịch giả: NGUYỄN ĐIỀU Lời nói...

Thuyết luân hồi

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh...

Trả lời