TIỀN, TRÍ TUỆ và SỰ BÌNH AN.

Đợt này em tập trung không dùng điện thoại chỉ thỉnh thoảng vào laptop check facebook và share bài Khóa Tu cho thế hệ trẻ, lại tình cờ được ông chú chia sẻ Video của Sư Ông Làng Mai – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ “Ý Niệm Về Tiền” hay quá ạ.
Nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13-10 em chúc anh em bạn bè đang làm Doanh Nhân luôn thật Trí Tuệ và An lạc và có thể biến cái không thể thành có thể. Không có tiền mà vẫn cống hiến và phụng sự được những điều lớn lao như trong Video Sư Ông chia sẻ ạ.

“Có người nói rằng, muốn thành công, muốn có hạnh phúc thì phải có tiền trước. Có tiền, mua tiền cũng được, chúng ta nên xét lại cái quan điểm đó, thậm chí có những người tu ở trong đạo Phật mà vẫn nghĩ rằng nếu không có tiền thì không có tu được, nếu không có tiền thì làm sao làm được một cái cốc, làm sao được làm được một cái Am, làm sao được làm được cái Chùa, làm sao để tiếp dẫn người cư sĩ và nhất là những người đã từng sống ở trong hoàn cảnh nghèo đói của các nước,… thì cái đầu chiếm cứ bởi ý niệm rằng là không có tiền thì mình không có làm được gì hết, sự thật, chúng ta nhìn quanh và chúng ta thấy rằng có những cái chùa khá đẹp, có lầu cát, có sơn son, thiếp vàng, có đại hồng chung rất lớn nhưng mà trong những cái chùa đó không có ai có hạnh phúc cả Từ Thầy trụ trì cho đến tăng thân, cho đến ban trị sự, nó có một cuộc đánh lộn thường xuyên vì danh, vì lợi, vì vậy cho nên chùa đó nó không khác một cái thùng rác, vì vậy cho nên đừng có tưởng là có tiền thì có thể làm được một cái trung tâm tu học, có thể xây dựng được hạnh cho mình và cho người. Nói như vậy cũng có nghĩa là chúng ta nói rằng không có tiền cũng được, Tiền là một phương tiền nhưng mà nếu chúng ta không có những cái khác nó căn bản hơn thì khi mà có tiền chúng ta rất đau khổ, nhìn quanh trên thế giới thì chúng ta thấy rằng có những người triều phú đau khổ cùng Và trong số những người tự tử mà chúng ta đếm không biết bao nhiêu là người giàu, cái bốn liếng của chúng ta để làm hạnh phúc, cái bốn liếng đầu tiên không phải là tiền, mà sự an lạc của chúng ta, nếu chúng ta có sự an lạc, nếu chúng ta có hạnh phúc, nếu chúng ta có sự tươi mát, nếu chúng ta có tử bi Thì chúng ta có thể thực hiện được cái sự nhật lớn độ sanh của chúng ta.
Giờ chúng ta không có một đồng nào ở trong túi Có người bị ám ảnh nói rằng nếu tôi không có tiền thì tôi nói không ai nghe cả Cho nên tôi phải có tiền người ta mới nghe, cái quan niệm đó được diễn bày trong câu là “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử, hết cơm, hết gạo, hết ông tôi” là nó biểu lộ cái ý niệm đó, nghĩa là có tiền thì người ta mới kính nể, điều đó chúng ta phải xét lại, có những cái chùa rất giàu Thầy trụ trì rất giàu, Chùa rất giàu nhưng mà chúng ta không có tu được, chúng ta đi tìm tới những cái chùa rất nghèo mà chúng ta sống, chúng ta mới có hạnh phúc, Tại sao vậy? Tại vì mình đi tu là mình muốn làm đệ tử của người có đức độ chứ mình đâu muốn làm đệ tử của người giàu, đó là đứng phương diện Lợi, còn phương dựng Danh thì có những người nói rằng Tôi phải có cái bằng cấp đó thì tôi nói mới nghe thậm chí ở trong cái giới Học tăng và học ni cũng có nhiều người nghĩ như vậy, và do đó cho nên không có chịu tu, không có chịu học, đi ra để kiếm một cái bằng gọi là gọi là bằng gì đó PSD hay là PS đứng, PS nằm hay PS ngồi gì đó, và trong cái quá trình đi kiếm như vậy, thì đi luôn không có tù học nữa, cái chuyện đó đã xảy ra rất nhiều đối với những cô, những chú đi sang Tây Phương và cả những cô, những chú đang ở Việt Nam nữa nghĩ rằng tôi không có cái bằng cấp thì tôi nói không có ai nghe, do đó cho nên tôi phải có tiền là một tôi phải có bằng cấp là hai hoặc là bằng cấp trước rồi mới làm ra tiền thì tự nhiên tôi nói bổn đạo sẽ nghe theo răm rắm, đó là những quan niệm rất sai lắm, chúng ta nhìn lại chúng ta thấy rằng những cái vị du tăng ngày xưa đó khi mà họ tới một cái đất mới, một miếng đất mới, họ không có cái đồng quẻng nào cả, họ chỉ có một cái cây tích trượng mà thôi, và tới cái chỗ nào họ nghĩ rằng có thể lấp đạo tràng thì họ chỉ cần chống tích trượng ở đó, chống tích trượng ở đó, và họ ngồi thiền họ đi kinh hành, họ mỉm cười, họ thở, một hồi thì người ta thấy được cái đạo đức của họ, người ta thấy cái hào quang nó toả ra từ cái nhân cách, của người của họ, và từ cái căn bản đó một cái cơ sở được xây dựng, và biết bao nhiêu cái cơ sở vĩ đại đã được tạo dựng trên căn bản của cái không có, hoàn toàn không có một cái đồng quẻng nào. Do đó cho nên cái đạo đức của mình, cái an lạc của, cái nụ cười của mình, cái sự tươi mát của mình, là cái căn bản có tất cả mọi sự thành tựu.
Tiền bạc chẳng qua chỉ là những phương tiện, mà những phương tiện đó khi không có đạo đức, khi không có hạnh phúc, thì nó trở thành những con rắn độc, nó trở thành những cây đuốc ngược gió, nó trở thành ra những cái khúc sương trần, rất là nguy hiểm, cứ nói ngay là trong cái phạm vi của tư của sự tu học mà thôi thì cũng đủ thấy!”

P/S: Nếu các Doanh Nhân có thể bỏ cái điện thoại 1-2 tiếng / ngày thay vào đó ngồi Thiền hoặc Thiền hành hoặc làm gì để tĩnh lặng một mình được thì sự trí tuệ và tập trung là rất lớn ạ. nửa năm vừa qua nhờ được ở Thiền viện tu tập Thiền mà em cảm giác đầu óc sáng ra nhiều, em đọc cả gần trăm đầu sách hay và cảm thấy ít bị mất chánh niệm trong các công việc mình làm hơn, đầu óc tập trung và trí tuệ cũng sáng hơn nhiều. Đúng không anh Tuan Ha hi hi
Vậy mọi người nghiên cứu thực hành Thiền nhé! Mà Thiền không phải chỉ có ngồi Thiền (mặc dù ngồi Thiền được là tốt nhất) Thiền chính là một lối sống đấy ạ. Trong mọi việc mình làm nếu đều có chánh niệm, biết rõ hơi thở hoặc tâm thức mình đang nghĩ gì không chạy theo nó để luôn an lạc tự do, hạnh phúc thì đó chính là Thiền đấy ạ, em sẽ chia sẻ thêm ở dưới comment ạ. Tất nhiên cái này phải là hành chức không chỉ là lý thuyết ạ, giống như muốn biết bơi tự do ở biển cả thì phải nhảy xuống cái ao tập trước 🙂
Chúc cả nhà luôn thật nhiều Năng Lượng Bình An và Trí Tuệ ạ.

Bài viết liên quan

ĐỪNG CÓ ẢO – TƯỞNG!

Hòa Thượng, Thiền Sư Thích Thanh Từ . Hôm nay Thầy có ít lời nhắc...

NHÌN LẠI MỘT ĐOẠN NHÂN DUYÊN.

( S P. Hòa Thượng Thường Chiếu ) Tôi đi tu từ lúc 7 tuổi,...

Ván Cờ Sinh Tử

Lời vào truyện. Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị thiền sư dạy Đạo cho môn sinh như...

Chiếc áo cũ

Câu chuyện được kể lại từ thời Phật giáo Thiền tông hưng thịnh, tức là thời đại Kiếm Thương (Kamukara), trong khoảng thế...

TIN NHÂN QUẢ, TẠO PHƯỚC ĐỨC, SỐNG CHÂN THƯỜNG

TIN NHÂN QUẢ, TẠO PHƯỚC ĐỨC, SỐNG CHÂN THƯỜNG -Nguyễn Thế Đăng Phật giáo là...

Tu để làm gì? Bao giờ Tu?

NHỮNG ĐIỀU TRƯỚC ĐÂY THƯỜNG NGHĨ… Trước đây cứ nghĩ rằng người giỏi hơn sẽ...

Trả lời