Bản chất của đời sống là Năng lượng

Tình thương là Năng Lượng

Ở đây năng lượng không còn giới hạn trong các đơn vị đo. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho quan hệ qua lại, tương tác giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Trong quá trình này, các cấu trúc sống và cả các cấu trúc không sống thực hiện trao đổi năng lượng với nhau.

Vậy bản chất đời sống là năng lượng. Phải chăng năng lượng đơn thuần do thức ăn mang lại?

Không phải vậy!

Ngoài các thức ăn trao đổi quan hệ tiêu hóa. Năng lượng còn được trao đổi qua các hệ thống điểm đặc biệt trong cơ thể. Mỗi điểm – ở nơi năng lượng trao đổi tích cực nhất – trùng hợp với vị trí huyệt(1) trong Y học Phương Đông.

Hình 1a: Các huyệt khắp cơ thể

Hệ thống huyệt phân bố khắp bề mặt cơ thể. Các huyệt tập hợp với nhau trên các đường kinh hoặc phân bố độc lập (Hình 1)

Hoạt động trao đổi năng lượng qua các huyệt tạo nên đám mây năng lượng xunh quanh cơ thể.

Chụp ảnh theo phương pháp Kirlian(2) người ta có thể quan sát được lớp hào quang này.

Hình 2: Hình ảnh hào quang của cơ thể

Các học viên của tôi cũng thường quan sát được vài mức đơn giản của lớp hào quang. Họ quan sát khá dễ dàng mà không nhất định phải tiến hành bài tập đặc biệt nào. Ở một số nước người ta tiến hành tuyển nhân viên dựa trên hào quang của cơ thể…

Năng lượng đầy ắp Vũ Trụ. Có muôn vàn cấu trúc cất giữ năng lượng. Hay nói chính xác hơn: các cấu trúc sống đều cất giữ năng lượng.

Khi ăn thức ăn, ta bẻ gẫy cấu trức năng lượng trong các hạt, củ hay thịt, cá… Năng lượng giải phóng từ thức ăn được cơ thể tích lũy và cung cấp dần cho các hoạt động trong ngày. Khoa học hiện đại có thể tính toán số calo mà cơ thể thu được từ thức ăn một cách chính xác. Tuy nhiên cơ thể sống không chỉ phụ thuộc và số calo mà còn sự hỗ trợ của nhiều nguồn năng lượng khác.

Dạng thức năng lượng đơn giản nhất tồn tại trong không khí. Theo triết lý của các Yogi(3) thì dạng năng lượng đó gọi là PRANA.

Cơ thể hấp thu PRANA qua bề mặt cơ thể. Đặc biệt nhờ hoạt động hô hấp mà PRANA được hấp thu mạnh nhất. Thông qua các kỹ thuật hô hấp đặc biệt mà người ta có thể tăng cường hấp thu nguồn năng lượng này.

Trên núi cao hoặc ở trong các rừng cây lá kim đặc biệt nhiều PRANA. Vì thế sống ở những nơi như vậy sức khỏe con người đặc biệt được cải thiện rất nhiều.

Các sinh vật cao cấp như con người còn tiến hành trao đổi những hình thức năng lượng đặc biệt.

Năng lượng tinh tế được “cất giấu” trong các câu chuyện cười, trong những tình huống hài hước…

Xây dựng một câu chuyện cười bao giờ cũng phải tạo ra tình huống bất ngờ. Khi kết thúc câu chuyện một cách bất ngờ, năng lượng được giải phóng và người chứng kiến được cười sảng khoái.

Các cấu trúc năng lượng trong sách vở còn tinh vi hơn. Tình tiết ly kỳ hấp dẫn chính là kiểu “bầy năng lượng” điển hình. Vì vậy mà nhiều người yêu thích truyện trinh thám hay tiểu thuyết.

Năng lượng là bản thể của Vũ Trụ nên nó còn tạo ra âm thanh. Ví dụ: điện chạy trong dây dẫn, khi ổ cắm vào nguồn thì tia lửa điện phát sinh… Các tia lửa điện phóng trong không khí phát ra tiếng nổ lách tách. Hay âm nhạc chính là một cấu trúc cất giữ năng lượng tinh tế. Hầu như không ai trả lời “không” khi được hỏi có thích âm nhạc không? Cũng chả có dân tộc nào không có những giai điệu riêng của dân tộc mình.

Từ lễ hội đêm của bộ lạc nguyên thủy nhất đến lễ đón nguyên thủ ở quốc gia tiên tiến nhất thì âm nhạc luôn là phần cử hành trang trọng hơn cả.

Khi lắng nghe một giai điệu ta đồng thời “mở” các “bẫy” năng lượng cất giấu giữa các nốt nhạc. Sự thực nếu các giai điệu càng réo rắt thì năng lượng bị “nhốt” trong “bẫy” càng nhiều. Không phải ta nghe âm thanh đơn thuần mà chính là đang hưởng thụ năng lượng giấu trong thinh không giữa các nốt nhạc.

Nếu chưa chấp nhận bản chất của đời sống là năng lượng thì những điều trên thực kỳ cục. Nhưng khi cảm nhận năng lượng là bản chất của đời sống chúng ta sẽ giải quyết được những rằn vặt lớn nhất…

Hằng ngày chúng ta nghe, nói, ăn, ngủ; hay làm việc, đi lại… thực ra là một quá trình trao đổi năng lượng.

Những tình cảm hình thành trong ta; vui, buồn, cáu… cũng có bản chất năng lượng.

Thông qua các hoạt động thể chất và tinh thần mà hiện tượng trao đổi năng lượng của cơ thể được diễn ra.

Các nhóm chức năng chuyển hóa năng lượng được nghiên cứu cụ thể trong Đông y học.
Ví dụ: Nhóm chức năng hoạt động tư duy, hoạt động tâm thần… được gọi là Tâm (tạng), liên quan đến tình cảm vui.

Nhóm chức năng hoạt động sinh dục, phát dục… được quy định là Thận (tạng), liên quan đến sự kinh khủng v.v

Khi cơ thể trao đổi năng lượng thông qua niềm vui quá nhiều thì toàn bộ nhóm chức năng thuộc Tâm tạng bị ảnh hưởng. Đông y học ghi: “vui quá hại Tâm”.

Tương tự như thế ta có: buồn quá hại Phế; nghĩ quá hại Tỳ; giận quá hại Can; sợ hãi quá hại Thận; khiểm đảm hãi Đởm và thương xót quá hại Tâm bào.

Phương Pháp quy nạp của Y học cổ truyền khiến ta hình dung năng lượng cơ thể còn được trao đổi thông qua cảm xúc.

Như vậy ta quan sát được sự trao đổi năng lượng với môi trường thông qua các hoạt động thể xác và tinh thần.

Bên cạnh các hoạt động như ăn, uống, bài tiết v.v, chúng ta còn trao đổi năng lượng thông qua cảm xúc vui, buồn, giận, nghĩ ngợi,…

Các hoạt động cơ thể đều tiêu hao nguồn năng lượng nhất định. Khi suy nghĩ, mừng, giận,… ta đều mất năng lượng. Thậm chí khi ăn, ta cũng mất khoảng một phần mười năng lượng để tiêu hao chính thức ăn.

Cũng thông qua các hoạt động thể xác và tinh thần mà cơ thể giải phóng năng lượng tích lũy được. Khi nguồn năng lượng tích lũy bị cạn kiệt , ta thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, ăn và ngủ…

Khi sợ hoặc cáu, năng lượng thường bị giải phóng đột ngột. Nếu bị sợ hãi, ta co rúm lại để đỡ thất thoát năng lượng. Khi cáu, ta đập phá hoặc quát tháo để giải phóng năng lượng dư đi.

Nếu quá trình trao đổi năng lượng diễn ra không kiểm soát được: thiếu hụt, tắc nghẽn hay giải phóng ồ ạt… đều gây mất quân bình cho cơ thể. Mọi trạng thái mệt mỏi về thể xác hay bất an trong tinh thần đều do tình trạng này gây nên. Mọi bệnh tật của cơ thể đều do quá trình trao đổi năng lượng bị rối loạn.

May mắn thay, mọi bất ổn đều khắc phục được nếu Thiền tập đúng cách.

Thiền tập có thể giúp đỡ triệt để nhất cho nhu cầu năng lượng của cơ thể. Đồng thời giải quyết những tắc nghẽn hay bùng nổ năng lượng khía cạnh sâu sắc nhất.

Không nghi ngờ gì nữa Thiền tập là nguyện vọng nổi bật của mỗi cá nhân cũng như toàn thể loài người.

Có thể trong cơn mưu sinh ta phủ nhận điều này. Nhưng khi bước sang tuổi xế bóng, nhìn lại mình mới thấy tiếc nuối.

Phần 2: HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI THÔN DÃ GIỮA THỜI ĐẠI VĂN MINH ĐẦY BỆNH TẬT

Bài viết liên quan

ĐI ĐỂ TRỞ VỀ!

* Ai đang sống nơi đây, phút giây phút giây ngày tháng? Muôn chim thú...

[ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN ] Các chương trình của Clb An Lạc

Để đảm bảo cho Clb An Lạc hoạt động đúng định hướng xuyên suốt của...

ĐI ĐỂ TRỞ VỀ…kỳ 3 – Phần III – LINH THIÊNG ĐỀN BÁC và HÀNH TRÌNH NHẶT RÁC TỪ TÂM

Hành trình Đi để trở về Ba Vì Dời khỏi nhà sàn, cả đoàn cùng...

Đi Để Trở Về Kỳ 3 – Phần 4: TRỞ VỀ VỚI NGÔI NHÀ CỦA TÂM AN LẠC

Tiếp nối dòng chia sẻ của Hành trình đi để trở về kỳ 3, Ngôi...

1 hành trình đáng nhớ… !

Hơn 3km đi bộ, trong không gian núi rừng, ánh điện nhập nhằng mờ ảo,...

HƯƠNG SEN ĐẦU HẠ

“Hương các loại hoa thơm Không ngược bay chiều gió Nhưng hương người đức hạnh...

Trả lời