Chương I:Tu Hành

1. Tu Hành: Tìm Lại “Bản Lai Diện Mục”
Pháp mônmà tatu họclà pháp Vô-thượng, là Pháp chẳng cóhình tướnggì, bởi vì nó là pháp ở trong tâm.
Xuất giatu hànhlà vìmục đíchtìm lạibản lai diện mục– khuôn mặt thật của mình trước khi đượccha mẹsanh ra. Khi các bạn chưasáng tỏviệc này thìtrí huệchưa khai mở; cũng giống nhưmặt trăngbị mây đen che kín, không thể hiển xuấtquang minhđược.
Tu đạolà vìgiải thoát, không bịchìm đắmtrongluân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗNgũ Uẩn(Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều “không” chăng?
Tu đạothì cần trừ tham, sân, si;đạt đếnchỗ thân, miệng, ý đềutrong sạch.
Từ thuởvô thủytới nay,nghiệp chướngmà mình tạo ra thì đầy ngập như núi cao. Ngày nay cácbạn xuất giatu hànhthìcần phảitiêu trừnghiệp chướngcủa mình đi.Nếu khôngkhéotu hành, mà ngược lại, tạotội nghiệp, thì núi caonghiệp chướngkia ngày càng đắp cao thêm;vĩnh viễnbạn không còn cách gìthoát khỏivòng sanh tử.
2. Cục Đá Cột Chân Người Tu
A. Tham, Sân, Si
Hễ bạnkhởi tâmđộng niệm thì tự mình đãsai lầmrồi đó, là bởi do cái “ngã”, cái “tôi”tồn tại. Đây là niệm rấtvi tế; chỉ do niệm này bắt đầu khởi dậy, mà tất cảý nghĩkhác dấy lên.
Cứ chê kẻ khác sai, kẻ khác xấu, còn mình thì luôn luôn đúng, luôn tốt; nghe người ta nói mình tốt thì vui, thì thích; bị kẻ khác chê xấu thì khó chịu, thì rầu; đó đều là nhân-ngã tướng- thấy thật có mình, có người. Khitu hànhmà còn có tướng nhân-ngã như thế thì không thểyên ổntu hành. Khi còn ngã-tướng thì làm gì cũng thấy có cái “ta”, coi cái “ta” này trọng lắm, phân địnhranh giới“ta” và “bọn họ”rõ rànglắm. Nhưvậy thìchẳng có lợi gì cho việc tu, mà ngày ngày lại do đó phát sinhphiền não.
Nếu bạn đắm trước,chấp chặtvào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (hình sắc,âm thanh, hương thơm,mùi vị, chạm xúc, vàý tưởng) thìtrí huệkhông thể khai phát đặng.
Tai các bạn lúc nào cũng thích nghe, nghe xem có ainói xấumình chăng; mắt lúc nào cũng thích nhìnhình sắcđẹp đẽ; đó là những thứ chẳng lợi cho việc tu.

Không trừ sạch tham, sân, si, thì không có cách gì khaitrí huệđâu!
Chỉ cần tham một thứ gì đó là đủ khiến tatrở lạivòngluân hồirồi!
Tham một thứ thì nhiều thêm một thứ. Ít đi mộtvọng niệmthì bớt đi một chút nghiệp, lại tăng thêm một phầngiải thoát.
Không nên nổi lòng tức giận, dù nhỏ như sợi lông;nếu khôngmình chẳngthể nhậpđạo đặng.
Nếu bạn vẫn còn lòng yêu đương,tình áitrong quan hệphụ mẫu, bạn bè,đồng sự,bà con…, thì trăm ngànvạn kiếpbạn vẫn mãi ở trongluân hồi. Nếu cóhạt giốngPhật thì sựtu hànhtương đốimau hơn.
Không nên để nhữngthứ xấuxa, rác rến chất đầy đầu não, thật làthống khổđấy! Không nên yêu thích cái đẹp; hãy mặc cái y này (chỉ áo cà-sa củachư Tăng, Ni) mà trực tiếp tới cõiTây Phương. Nếu bạn thích (mặc áo) đẹp thì sau này khi ởTây Phươngsẽtự nhiêny phụcđẹp mặc vào, khôngcần phảimay phải mua. Có kẻ chưa tớiTây Phươngsong hiện đã cóhình dángnhư ở đó rồi.
B.Ngã Mạn
Không nên học tánhcứng đầu,cố chấp.
Không nên có ngã-chấp (luôn nghĩ tới cái “ta”, luôn cho rằng “ta” đúng). Có ngã-chấp thìtrí huệkhông khai mở. Đùng nên sanh lòngcống caongã mạnbởi vì nóchướng ngạiđường Đạo.
Không dẹp sạchý niệmvề “ta” và “người” (nhân-ngã tướng), thì không cách gìgiải thoát. Sư-Phụ vốn dạy mình Pháp-môn Giải-thoát; Ngài nóiPháp khôngphải để thu nhậpnhân tài.
Nếu kẻ cótài năngsong không khéotu hành, do đó cứ nghĩlăng xăng, tính toán việc này việc nọ.Tu hànhlà tu ở sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; là mặc áo thô, ăn cơm đạm, coi thử bạn có khả năngtu luyệnđể đầu óc đượcthanh tịnhhay chăng.
C. Thiện ít. Ác nhiều
Trong tâm,thế lựcxấu ác thì mạnh còn khuynh hướng tốt thì yếu.
Thế tốt thì nói: “Tôi là tốt lắm đây”; thế xấu thì nói: “Tôi là tốt nhất đây!”Tư tưởngxấu ác luônđứng đầu, lấn áttư tưởngthiện; nênthiện chungcuộc bị ác đè bẹp. Đó là điều không tốt.
Từ thuởvô thủyđến nay, doý niệmthiện trong lòng ta ít ỏi còný niệmxấu ác lại nhiều, nên tự-tánhtrong sạch(Phật-tánh) bị che phủ, khôngxuất hiệnđược. Bởi vì niệm áctích lũyấy mà ta cứ khởivọng niệm, thích ngủ, thích hưởng thụ… mà không cách gì đề kháng đặng. Đó chính lànghiệp chướng; do đómình phải tu đểchế phụcnó.Nếu không, dù bạn đi đây đi đó nghe giảng, bạn chỉ là nghevô mộtđống màphiền nãothì vẫn đầy dẫy, chẳng chỗ nào thông đạt!
Khinghiệp chướngtới thìphiền nãokhởi. Khi khôngchánh niệmthì tà niệm khởi.
Lúc ấy, bạn thấy người nào cũng không hợp nhãn; thấy việc gì cũng chẳngvừa lòng. Có kẻvì vậymà muốn rời bỏ chùa; hoặc có kẻcảm thấykhông cóý vịgì nên muốnhoàn tục. Thật ra, không cần biết bạn có lý hayvô lý, hễ bạn khởiphiền nãolà bạn đãsai lầmrồi đó!
Khôngsợ hãithì tâm mớian định. Khi tâmsợ hãithì không thểan định.
Sợ hãitâm lýchỉ cho mình cảm nhận thôi, kẻ khác khôngcảm thấynhư mình; do đó, chỉ có mình làbất lợi. Khi mình khôngtự chủthì mới sợ. Sợ quá, sợ hoài, thì sanhphiền não. Khi ấy,tâm khôngan địnhthì sẽ chẳng cònĐạo tâmtu hànhnữa!
3. Nẻo Chánh ĐểTu Hành
A. Trừ Tướng
Hỏi: Thưa Thầy, khithực hànhmới thấy không giản dị!
Đáp: Đừng nói là “không giản dị.” Bạn cứ làm thì sẽhết sứcgiản dị!
Hỏi: Song con là kẻphàm phucho nên…
Đáp: Nói mình là “phàm phu”, tức là chấp trước!
Hỏi: Song con không cótu hànhgì…
Đáp: Đừng nên nói không cótu hành(rồi không tu). Bạncần phảilòng tin, rằng: “Tôi cũng có khả năngthành Phật. Tôi cũng có khả năng tutới nơitới chốn.” Nghĩ nhưvậy thìbạn mớitinh tấnhơn. Đừng nên cứ thường nói: “Tôi, tôi…”; bởi chính nó (quan niệmvề “tôi”) tác quái, làmchướng ngạibạn đấy!

Xưa kiacó mộtvị quantừ chức,xuất giatu hành. Ông ta sợ kẻ khác biết đượcthân phậncủa mình do đó không hềtiết lộthân thế cao quý (kẻ có chức vị cao,ăn mặcđầy đủ, thì rất dễ bịđọa lạcvì phú quý không thểvĩnh cửu). Ông ta làm đủ thứ việcthấp kémnhư lau chùi, quét dọn…; không aibiết thânthế của ông. Một ngày nọ, ông ta quét dọn rồi khai ngộ! Ông ta biết ra làxưa kiamình đã từng làm bể bao nhiêu cái chén cái bát của chùa, do đócấp tốcbồi thườngcho chùa.

Chính vì ông ta không cóý niệmvề cái “tôi” (ngã tướng) nên mới đượckhai ngộ. Bởi vậy, hãy trừ sạch ngã-tướng.

Cần phảikhông có tâmphân biệtthì mới trừ nỗi ngã-tướng. Khi cònchấp chặtvàoý niệmvề “tôi”, thì tu chẳng đến đâu. Trừ được ngã-tướng thìtrí huệmới khai phát.
Tu hành, không thểchấp trước.Chấp trướctức sanhphiền não.
Tu Đạolà cần trừ tham, sân, si; đạt tới thân, miệng,ý thanhtịnh.
Muốn trừ cái cái chấp về “tôi” thì phải từ nơi mặc áo thô, ăn cơm đạm màdụng cônggiảm bớtham muốn, không có tâmphân biệt, khôngsuy nghĩvề mình, về người, vềchúng sanh, hay vềthọ mạng.
Mọi thứ đều là anh-tôitranh chấpmà ra. Coi xem bạn có thể tu đến chỗ chẳng còn anh-tôi, mình-người chăng?
Bạncần tunhẫn;nhẫn nhục, nhẫn nại làcăn bản, gốc rễ của việc tu. Nếu bạn không thểtu nhẫn, thì chỉuổng côngmang ngoại biểu,hình tướngkẻ xuất gia!
Đừng nên cho mình lúc nào cũng đúng.Thái độnhư vậy không thểtu tâm.

Tu hànhkhông cần cóý niệmvề “tôi.” Không nên kể lể mìnhhồi xưa, lúc chưaxuất gia, thì cóchức phậnthế này,địa vịthế nọ; nếu làmvậy thìkhông thểbuông bỏmọi thứ, không thểtu Đạo. Khi đãxuất giathì chẳng cònchức phận,địa vị, học lực, bằng cấp,tài năng…;mọi ngườiđều như nhau cả.

Tốt thìmỉm cười, xấu cũngmỉm cười; bởi tốt hay xấu đều do tâmphân biệtđặt bày ra. Do đó, đừngphân biệt.

Khi gặp việc khiến bạn cao hứng,vui vẻ, hãy tự hỏi: “Ai đang vui vẻ?” Khi gặp chuyệnphiền não, hãy tự hỏi: “Ai đang buồn lo?”

Khi bạn cóý nghĩkhông tốt, hoặc khi cóphiền não, thì hãy hướng vềĐức PhậtA-Di-Đà mà nói. Hễ những thứý niệmxấu ấy đến, thì đập nát chúng ngay.

Do đó bạn cần niệm Đức A-Di-Đà, tự nói rằng: “Phiền não! Hãy mau đi khuất, chẳng có việc gì cho bây cả!” Đó là dùng tâm trị tâm vậy.
B. Xả Bỏ TâmPhân Biệt
Con đườngtucần phảitrải quagian khổ; như vậy mới có thểkhai ngộ. Không nênhy vọngmọi ngườiđối với mình tốt; nếu người tu chẳngvậy thìkhông khác gì kẻthế tục.

Tu hànhthì phải chịuthiệt thòi, thua lỗ; có vậy tu mớitiến bộ.

Tu hànhlà làm những việc mà không ai chịu làm; luôndũng mãnh,tinh tấn, chứ không phải tính toán, so đo rằng: “Việc này đâu phải để tôi làm!”; bởi đó làthái độchẳng khác người đời.

Làm những việc mà kẻ khác không làm, đó là cáchtu phướchuệ.Tu hànhkhông phải là làm việc tính toán so đo; khôngcần phảitoan tính,sắp đặt.

Điều tốt thì góp nhặt để học; điều xấu thì vất qua một bên. Tự mình trong lòngthông hiểulà đủ rồi;thuận theođây mà tu hạnh Nhẫn-nhục Ba-la-mật. Tu thì đừng hỏi “đúng” với “sai”, đừng kể “hữu lý” hay “vô lý.”

Tu thì đừng nóithị phi, ai đúng ai sai. Dù mình đúng lý mà người khác nói mình sai, mình cũng cứtiếp nhậný kiếnấy. Hễ bạn tự nhận mình sai – dù mình đúng – thìphiền nãosẽ không khởi; bằng ngược lại, tâm bạn sẽ không an,phiền nãosẽ kéo tới.

Trên đường tu, có rất nhiều thứ không giống với đường đời,thế tục; do đó, đừng nêntranh chấp“đúng” với “không đúng.”

Xưa, có hai ngườiđồ đệcùngtọa Thiền, một người ngồi rấtnghiêm trang, còn người kia thì nghiêng qua ngả lại; nhưng Sư-Phụ của họ lại lấy roi quất người ngồinghiêm trang. Nếu là người thời nay thì có lẽ y đãnổi giận, sanhphiền nãorồi; song ngườiđệ tửấy thì lạivô cùngxấu hổ, thỉnh vấn Sư-Phụ khai thịdạy bảo.

Tu hànhkhông phải làtranh chấp“đúng” với “sai.”Tu hànhcần phảicông phunhẫn nhục; dù mình đúng mà bị trách là sai, mình cũng phải nhận chịu.

Nếu bạn thật có lòng muốn tu, thì đó chính là phước của bạn; do vậycần tucả phước lẫn huệ. Mỗi người cần trừ sạch hết nhữngnghiệp chướngđã tạoxưa kia, rồi đừng tạo thêm nghiệp mới nữa; nhưvậy thìphước, huệ sẽ tăng gia.

(Phương pháp:Niệm Phật,lạy Phật,phát tâmlàm việc lao tác ở chùa,không tínhtoán. Hễ tính toán thì sanhphiền não, tức là tạo thêm nghiệp mới.)

C. TâmKiên Cố
Khờ khạo màtu hành, ngốc nghếch màăn uống,niệm Phậtcho nhiều.

Hôm nay là hôm nay. Ngày mai là ngày mai. Chuyện gì cũng đừng rớ tay,xỏ mũivào. Đó chính là tâmkiên cố, chính làtu hành.

Khi tu thì cứ tu, cần gì phảisuy nghĩ, tính toán nào là đi học Phật-học, lấy bằng cấp, làm này làm nọ? Đó đều không phải là chuyệntu hành.

Sau này, khi tôi (Hòa-ThượngQuảng Khâm) không còn, các bạn đừng buồn; chỉ nghe theo lời tôi màniệm Phật, tu Khổ-hạnh. Đối vớihoàn cảnhtốt hay xấu, đều không nênchấp trước,cần phảitùy duyên.

Tu hànhcần phảigạt bỏ cái thân. áo quần,ăn uống, chỗ ở đều phải giản dị.Cần phảimặc áo thô, ăn cơm lạt. Nếu quá chú trọng đến ăn, mặc, ở, thì bạn nào khác gì kẻ thế tục? Khi bạn coi nhẹ việc ăn, mặc, ở, thì mới trừ nổi tham, sân, si.

Khi những thứ ấy (áo quần,ăn uống, nhà cửa…) quásung túc, thìdục vọngsẽ phừng phừng, lòng tham sẽ cao ngất. Do đó, muốnbuông bỏthân tâmthì phải từ nơi ăn, mặc, ởhạ thủcông phu.

Khi có chuyện tốt xấu gì bạn cũng đừng đểhiện rangoài mặt. Như bạn sanh bệnh thì chớ để kẻ khác biết bạn bị bệnh. Như tôi tuy có bệnh, song ai nhìn tôi cũng nói: “Trông Thầythân thểkhỏe lắm”; không ai biết tôilúc ấycó bệnh cả.
D. Canh Gác Sáu Căn
a) Mắt

Khi thấy khuyết điểm,lỗi lầmcủa kẻ khác, đừng nên khỏi tâmphân biệt,so sánh. Hãyquán sátchính mình. Ai ai cũng cóPhật tánhcả.

Không nên tối ngày cứdòm ngólỗi xấu của người. Phảithường xuyêntự nhìm xem mình cólỗi lầm,sai tráigì hay không. Tu như vậy mới không đi ngược lại vời Đạo.

Phàm thấy việc gì cũng đừng quáchấp tướng. Thấytướng mạotốt thì chớ sanh lòngvui thích; thấytướng mạoxấu cũng chớ khởiphiền não.

b) Tai

Tu hànhcần phảitự tại. Đừngđể tâmvào lờidư luậnphê bìnhbạn này nọ.

Nói bạn tốt,phê bìnhbạn xấu: Đây chẳng phải là người ta sai, mà thật ra là bạn khôngan định.

Người khácphê bìnhbạn: Chính đây là nơi bạn phải tu.

Tu hànhcần cócảnh giớitớithử tháchthì mình mới tu đặng. Tự tu,tự ngộphiền nãolà Bồ-đề.Tu hànhchính là tu ở chỗ đó. Khi có kẻcông kíchmà tâm bạn vẫnan nhiên, bình lặng, không nổisóng gió; thì đó là tu.

Không phải nói rằng: “Mỗi ngày tôilạy Phậtbao nhiêu lạy,niệm Phậtbao nhiêu chuỗi”và cho như thế là đủ; phải biết đó là nhữngnhân duyênthiết yếu (song phải biết tu trong những lúc còn lại).

Khi bạn quét chùa sạch sẽ rồi, có Thầy lạihằn họcnói bạn quét chưa sạch. Nếu lúc đó bạn cùng Thầy ấybiện bác,giải thích, thì bạn còn tánh tình kẻ tục. Nếu bạnchấp nhậnlờimắng nhiếc, rồitrả lời: “Vâng, tôi sẽquét sạchngay”; thì đó làtu hành.

Khi tu tới chỗ cóchánh niệm, lòngsáng tỏ, thì tai bạn thíchnghe lờitốt hay lời xấu, bạn đều cảm nhận rất rõ. Khi tai bạn chỉ thíchnghe lờihay lời tốt, thì hãy đem lời xấu lại mà tu.

c) Miệng

Khi nói, lời lẽcần phảitinh (chỉ nói điểm chính) và giản (đơn giản). Khi lời khôngcần phảithốt ra, đừng nói!

Tu hànhđừng nênthị phi(chê bai,nói xấungười khác), đừng đặt điều.

Trongđạo Phật, sợ nhất là nóithị phi. Kẻ nói chuyệnthị philà kẻthị phi(khôngđáng tincậy), chỉ tạokhẩu nghiệp.Tu hànhchính là ở chỗ này mà tu thành;nếu khôngthì là kẻ chỉ biết ăn ngày ba bữa!

Đừng nóithị phi; vì nóithị phithì sẽ dẫn tới thất bại, và khiến kẻ khác không đượcyên ổn.

Muốn nói gì về người khác, trước hết hãy tự hỏilương tâmmình.

Đừng phê phán người khác là sai, là có lỗi.Lời nóimột khi thốt ra, bạn đãsai tráirồi. Do đó, cái miệng thật quan trọng lắm!

Mỗi ngày phải tự huấn luyện để lòng đừng tham, đừng nói lăng nhăng.

Khi mở miệng, hãy nói vềPhật Pháp, cầu sanhTây Phương.Chủng tử“thói quen thế tục” bạn đã trồng trong tâm quá đủ rồi; do đó, đừng nêntiếp tụcnói những lờithế tục, thi phi nữa!

Có kẻ khi nói thường làm cho người nghephiền não,tâm khôngthểan định; khiến người nghe không biết phải xử lý làm sao cho đúng.Đã vậy, y còn làm người ta phải nghe y mà chẳng biết y có nghe cho họ chăng? Kết quả là người nghephiền não,buồn bực, không cách gì giải khai nổi.

Trong chùa, không được hai, ba người tụm lại nói chuyện lăng nhăng; hoặc kết bè đảng,phê bìnhngười này kẻ nọ,thị phiđúng sai, trong lúc họ khônghiện diện. Nếu làm vậy sẽ dễ gây ra sựbất antrong chúng, phạm vào giớiquấy nhiễuđại-chúng.

Tu hànhcần phảitrong ngoàinhất trí, không tựmâu thuẫn; nghĩa là không được “khẩu thị tâm phi” (miệng nói một đằng, tâm nghĩ một ngả).

Tu hànhphải chú ý đếnkhẩu nghiệp. Miệng tốt thì tâm mới tốt. Đừng cho rằng: “Tôi miệng tuy không tốt, song lòng tốt!”

Sau khixuất giarồi, trong chùavẫn cókẻ nói chuyệnthị phi. Song le, bạn đừng cùng bọn họ nóithị philà đủ. Đừng nên cứ mở miệng làthị phihoài. Kẻ nào nói phiếm, lẻo mép về chuyện người khác, thì y là kẻthị phi.

Hễ cóthời giờrảnh rỗi, bạn hãylạy Phật,niệm Phật.

Khi bạn khởiphiền não, buồn lo, chớ nên kiếm kẻ khác nói này nói nọ. Nói lui nói tới, thế nào bạn cũng mắc vào thóithị philăng nhăng. Tốt nhất là hãylạy Phậtcho nhiều đểgiải trừphiền não.

Hỏi: Nghe Thầy giảng (về tiết thực) nên con không dám ăn nhiều quá, ăn no quá; songsức lựcyếu ớt, con phải làm sao đây?

Đáp: Cần ăn cho đủ. Chủ yếu là không tham,không chấptrước.

Không phải là hễ thức nào ngon thì ăn nhiều một chút, thức nào dở thì ăn ít một tí. Đừng tham cầu hương, vị, xúc, pháp.

Khi bạn khởiý nghĩxấu, đừngchấp trướcnó; hãy tự nhủ thầm: “Mình không nên nghĩ ác!” Không thể dùng hình phạt, bởi vì hình phạt chỉ làmtổn hạichính mình mà thôi.

Sự vật có tướng trạng thì dễ thấy. Việc vô hìnhvô tướngthì khó thấy (như nóithị phi…); ta cần có lòng cứng rắn, đừng để bị chúng lôi kéo.

Hỏi: Có nghiệpmang theothì làm sao khai trí huệ?

Đáp: Niệm “Nam mô A-Di-Đà Phật” cho nhiều.

Nếu các bạn noigương đức hạnhcủa Sư-Phụ (Hòa-ThượngQuảng Khâm) thì đi đâu cũngyên ổncả.

Thân thểgiả dốicủachúng takhó tránh bệnh tật; song, thân bệnh là bệnh nhỏ.

vọng tưởng, tham, sân, si mới là bệnh lớn. Cònvọng tưởnglà còntiếp nốichuỗiluân hồi, không dứt đượcvòng sanh tử.

Đểbảo đảmcó đượcchánh niệmở giây phútlâm chung,bình thườngmìnhcần phảiuống thuốc “A-Di-Đà Phật”;nếu không, chết rồi chẳng biết về đâu!

Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, phải luôn thể hộiPhật pháp,giác ngộđạo lý; vậy mới không uổng phíthời gian.Thời gianqua rất chóng, phải tận dụng nó để thể nghiệm. Nếu tu như vậy,ý nghĩxấu mới không có cơ hội nảy sanh; không làm vậy, sẽ không có đượcchánh niệm.

Khi miệng không nói thì tâmsuy nghĩ; song đừngsuy nghĩnhững thứ cósắc tướng, hình bóng; phảisuy nghĩthư ra ngoàisắc tướng.

E. Tâm Trường Viễn (bền bĩlâu dài)
Bạn chotu hànhdễ lắm sao?

Bây giờ, việcchúng talàm chỉ là thứ khổ công, khổ tu mà thôi. Bởi vìhiện tạichúng tachưa đoạn được tham, sân, si, do đó đây là giai đoạntu luyệntâm trí. Chờ khi những thứ ấy bị đoạn không còn mộtmảy may, thì mới gọi lànhập Đạo.

Tu hànhkhông phải là việc dễ “ăn” như đậu hủ, bỏ vô miệng là có thể ăn ngay!

Các bạn cần để 10 năm, 20 năm trì một câu “ADi ĐàPhật” không buông lơi,cộng thêmcông phuTín, Nguyện, Hành mới được.

Nếu các cô có Đạo-tâm, từ từ tu tới 40, 50 tuổi, không cóquái ngại,trở thành“lão sư bà”, thì lúc đó các cô mới có đặng một chút xíutự tại; song không phải làtự tạigì lắm. Nếu các cô khôngngộ Đạo, thì dù đến 40, 50 tuổi,phiền nãosẽ vẫn tràn ngập, dễ thànhđiên đảo.

Tu hànhcần giữTrung Đạo(trạng tháicân bằng). Đừng quá gấp, đừng chậm; phải như “tế thủy trường lưu”, nước chảy từ từ mà không ngừng.

Tu hành, phải giữTrung Đạobằngcông phubuông bỏvà nhìn thủng. Cần mặc áo thô, ăn cơm đạm, vàkhông chấptrước vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Song le, phảihành trìmột cáchtự nhiên; không phảimiễn cưỡng, bày đặt không ăn cơm, không mặc áo dù trời lạnh, hay không ngủ nghỉ đểchứng tỏmình là một taytu hànhcừ khôi! Khi tu tới mộttrình độnào đó,tự nhiênbạn sẽ không còn biết đói, không còn cần ngủ nghỉ nữa.

Hãytinh tấn,dũng mãnhtu hành. Tu tới lúc bạn không còn nhu yếu về ăn, mặc, ở, thì khi ấy bạn có thể lên núibế quan; như thế thì may ra bạn có thểthành tựu. Nếu tu chưa tớitrình độnhưvậy màbế quan, thì sau này sẽ gặpchướng ngại.

Trong quá trìnhtu hành, nảy sanhphiền nãolà việc không tốt.Cần phảikhông cóphiền não,lo âu, buồn vui, thì mới tốt.

Nếu có thểmỗi ngàyyên ổn,bình tĩnhđểniệm Phật,lạy Phật,tu trì, không có chuyện gì xảy ra, là tốt rồi; chớ nênvọng tưởngchuyện này chuyện nọ.

Khi không tạotội lỗi, thì đó làcông đứcrồi!

Hôm nay là hôm nay. Ngày mai là ngày mai.

Hôm nay không xảy ra chuyện bất tường, có thểniệm Phậtqua ngày, là đủ lắm rồi.

Việc ngày mai, để ngày mai – chớquái ngại, chớ âu lo.

4. Bản Sắc Của Việc Tu
Trừ bỏ nhân-ngã tướng (ý niệmvà sựchấp trướcvàoquan niệmcó mình và người) là việc mà người tu phải làm cho thấu. Làm được, đó gọi làcông phuthiệt.Nếu khônglàm được, bạn đi tới chỗ nào, chùa nào tu cũngvô ích. Tu tớitrình độnhư vậy,công phucủa bạn mớithành tựu.

Chuyện gì cũng là do “tôi, anh”, mình, người”tranh chấp, phân tranh mà ra. Xem bạn có khả năng tu tới chỗ không còn “mình, người” chăng?

Cứnhậm vậnmà làm,tùy duyênqua ngày, thì chuyện gì cũng chẳngquấy nhiễuđược tâm bạn. Mọi thứ: ăn, uống, ngủ, nghỉ, mặc, ở,thị phi,vinh nhục… hãylạnh lùngbuông bỏchúng đi. Khiquét sạchđược nhữngngoại duyênấy, thìtrí huệtrong tâm sẽtự nhiênkhai phát.

Tâm bìnhthường chính là Đạo: Mỗi ngày cứ giữ cho tâm đừng khởiphiền não,âu sầu, cũngkhông vuivẻthái quá.Đối đãivớimọi ngườithì không tốt cũng không xấu; cứtùy duyênmà kết mốigiao hảovới họ. Song, chớphan duyên, tức là đừnglợi dụnghọ để thủ lợi.

Lúc nào cũng phải chú ý đến sựkhởi tâmđộng niệm, sựsuy nghĩcủa mình. Khi cóý tưởngxấu thì phảilập tứcthức tỉnh, dẹp đi.

Tu hành,cần tuvớithái độvô ngại,ví nhưcon hạc làm tổ vậy. Con hạc khônglo lắnggì vềăn uốngcả; nó thích chỗ nào thì làm tổ chỗ đó. Khi nào muốn, nó lại tung cánh bay đinơi khác. Đó là giống chimtự do,tự tạinhất.

Khi tu, bạn phải cóthái độ“vô quái ngại” ởmọi nơi, mọi chốn. Được vậy, thì tâm mớian tĩnh, mớinhư như bất động.

Tu hành,cần tutới mức không cònquái ngạitronghoàn cảnhđộng hay tĩnh.

Thế nào là “động và tĩnh không còn quái ngại?” Tức là ở tronghoàn cảnhđộng mà tâm bạn không động: Bạn không bịhoàn cảnhđộng bên ngoàiảnh hưởnglàm tâm bạn lay chuyển,nghĩ ngợi. Và khi ở tronghoàn cảnhtĩnh lặng, bạn không cóý nghĩlà yên lặng.

Phải dùng tiếngniệm Phậtđểquét sạchhaitrạng tháibụi bặm đó, khiếnliên hoakhai mở; như vậy mới đắcchánh niệm. Khiniệm Phật, bạncần phảichuyển niệm –chuyển hóa, biếnác niệmthành chánh niệm!

Việc gì cũng phảibuông bỏ.Buông bỏchính làcông phu.

Bình thường,đối đãivới việc gì cũngbuông xảhết; không cóvướng mắc,quái ngạivào việc gì. Đó là để tránhtrường hợplúclâm chung, giây phúttối hậu,vọng tưởngnổi lên lôi kéo mình vào vòngluân hồibất tận.

Mục đíchviệc tu là để lúc chết, bạn không còn vướng bận, không cònquái ngạichuyện gì cả; chỉthảnh thơiđem theolinh quang(công đứctrí huệsáng suốt) của chính mình mà thôi!

Tu hành,cần phảiở chỗ nào cũng tu như nhau;đâu đâubạn cũng có thểtự tại. Tu là tu ở chỗ này đây.

Tu hành, cần không để chongoại cảnhbên ngoàiảnh hưởng, lôi kéo tâm mình.

Bạn cần chú ýtự tâm:Cần phảicó niềm vui khởi dậy từnội tâmchứ không phải là cái vui dohoàn cảnhtốt đẹpbên ngoài đưa đến. Do đó, bạn phải luônquan sáttự tâm,xem xétsựsuy nghĩcủa mình, và đừng chú ý tớingoại cảnh. Phải tu tới độ “tôi chẳng có gì cả” mới được!

Tu hànhlà tu ở phước lẫn huệ. Tu tới lúc bạn lớn tuổi, “lão” rồi, thì phước và huệ sẽ đầy đủ; bấy giờ,mọi ngườisẽcung kínhbạn (đừng tham đượccung kínhkhi còn trẻ, lúc còn thiếuphước huệ).

Khi bạntu chânthật,đúng đắn, thì dù bạn ở đâu người ta cũng sẽ tìm đến; ai ai cũngvui vẻmuốn cùng bạn đàm đạo.

Cần tuđến chỗchánh niệmlúc nào cũnghiện tiền. Cóchánh niệmthì mới có khả năngphân biệtthế nào là đúng, thế nào là sai; rồi từ đó mà hành động.

Tu hành, là tự mình tu. Tu tới lúc thể ngộ – ngộ cái khổ ở Ta-bà, cái khổ phảiluân hồi. Hễ ngộ một việc thì một chúttrí huệxuất hiện.

Tu hành,cần tutới lúc cótrí huệ. Chuyện gì tới tay, bạn đều biết vận dụng nó. Khi nói,cần phảibiết nói sao choviên dung. Khi mình đã đứng vững rồi thì mới có thể khiến cho người kháctin theovui vẻtiếp nhận.

trí huệmới không tạoác nghiệp. Do đó, phải tậpnuôi dưỡngtâm từbi vàthực hànhhạnhBồ Tát.

Tu hành,cần tucho cótướng mạotừ bi. Tu làm sao để người khác có thể thấy được vẻhiền hòa,từ bitrong ánh mắt của mình!

Khi một ngườitu hànhthành tựuthì những kẻ khác sẽ được nhờ phước. Lúc đó, ai ai cũngkhởi tâmdũng mãnh,tinh tấnhọc theo gương người ấy.

Khi ai cũng muốntu hànhthì hãy cùng nhau khuyến khích, cùng nhau tu.Nếu khôngvậy thìmọi ngườisẽ khởi chuyệnthị phi, sanh lòngđố kỵ,tranh chấp, và trở nênngu si; bấy giờ, việc tu ở chùa sẽ không cònyên ổnnữa.

Tu cho tốt thìtự nhiêncó ngườiủng hộ; chứ không phải bắt ép người ta mà được.

Đừng nênhy vọng, mong cầuthí chủlạicúng dườngnày nọ. Đừngỷ lạivàothí chủ. Bạn chỉ cầnnỗ lựctu hành; khi tuthành tựuthì Thiên, Long,Bát Bộđều tớiủng hộbạn.

Khingồi Thiền, thấycảnh giớitốt hay xấu đều đừngchấp trước; cũng đừng nói về nó.

Phật Phápthì không dính mắc, ngưng trệ nơicảnh giới Lạc, Minh và Không.

Khi thânkhinh an, nhẹ nhàng, thì tâm sẽhoan hỷ(Lạc); khi trong lòng ítvọng niệmthì tâm sẽsáng suốt(Minh); và khi chẳng có mộtý nghĩhayvọng niệmsanh khởithì đạt tớitrạng tháikhông.

Nếu bạnvướng mắcở cảnh giớ Lạc thì đọa và Dục-giới Thiên,chấp trướcvàocảnh giớiMinh thì kẹt trong Sắc-giới Thiên, và bám chặc vàocảnh giớiKhông thì mắc ở Vô-sắc-giới Thiên.

Bài viết liên quan

TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ TRONG THIỀN HỌC CỦA THIỀN SƯ PHÁP LOA
TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ TRONG THIỀN HỌC CỦA THIỀN SƯ PHÁP LOA

Dẫn nhập Tư tưởng Bát Nhã là cốt tủy của văn hóa Phật giáo. Tư...

Hương người đức hạnh ngược gió bay khắp mười phương
Hương người đức hạnh ngược gió bay khắp mười phương

Trong Kinh Pháp Cú số 54, Đức Phật đã dạy: Người Phật tử giữ đúng...

Tâm thái thiền
Tâm thái Thiền

Khi nói đến thiền ta thường liên tưởng đến vị Phật ngồi thiền tĩnh lặng...

Mười Bức Tranh Chăn Trâu Trong Thiền Tông – HT Thích Thanh Từ Giảng giải
Mười Bức Tranh Chăn Trâu Trong Thiền Tông – HT Thích Thanh Từ Giảng giải

TRANH SỐ 1: “TÌM TRÂU” Lời dẫn: Thiền Sư Quách Am. Dịch&Giảng: Hoà Thượng –...

Thiền Trúc Lâm Yên Tử – Dòng thiền Việt Nam
Sơ Tổ Trúc Lâm – Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Ngài tên húy là Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh hoàng...

THẤT TÌNH LỤC DỤC KHIẾN CON NGƯỜI TA PHẢI SA ĐỌA 6 NẺO LUÂN HỒI…!!!
THẤT TÌNH LỤC DỤC KHIẾN CON NGƯỜI TA PHẢI SA ĐỌA 6 NẺO LUÂN HỒI…!!!

1.Thất tình: Bảy thứ tình cảm mà mỗi chúng ta đều có như: Vui mừng,...

Để lại một bình luận