Tiếp phần I: THIỀN NĂNG LƯỢNG
Thời gian qua đi và ta đã dành bao sức lực cho hầu hết là những ảo vọng của cuộc đời. Trong một ngày không có lúc nào ta sống cho riêng mình. Có chăng chỉ có giấc ngủ mệt mỏi cuối ngày…
May mắn có một chuyến chu du lên vùng sơn cước ta mới giật mình vì hạnh phúc của người thôn dã sao mà giản dị thế!
Khi nhu cầu năng lượng của bản thân được thỏa mãn, các huyệt đạo và kinh lạc (1) thông suốt, tùy theo thời khí đóng mở, Tâm thức giản dị vui vẻ hồn nhiên như con trẻ. Người ta dễ dàng tìm được hạnh phúc trong cuộc sống.
Không bị mắc các chứng bệnh kỳ dị của xã hội văn minh, người thôn dã hưởng trọn tuổi trời.
Không tự tô vẽ mình như một học giả, cũng không phấn đấu để trở thành một vị thánh, người thôn dã chân thật sống có vui, có buồn, cáu giận và hờn ghen… rất Người!
Mọi hành vi và ý nghĩa của họ làm ta thấy xấu hổ. Họ cư xử thô lậu nhưng quan tâm đến nhau, đầy tình thân ái.
Nền văn minh của loại người đã thâm nhập mọi hang cùng ngõ hẻm. Không thể tìm đâu ra một người không bị cơn lốc của nền văn minh chi phối.
Không thể tìm ra một người có cấu trúc năng lượng quân bình. Không thể có một người thân, tâm xả bỏ, vô lo, vô ngại…
Bởi vậy người ta cần tìm đến Thiền.
Thiền là một quá trình tự điều chỉnh năng lượng tích cực nhất, thông qua sự thống nhất giữa cơ thể và tâm thức.
Thiền – trước tiên giúp người tập giải quyết vấn đề tắc nghẽn hay thiếu hụt năng lượng. Tiếp theo, nó giúp người tập làm chủ được quá trình trao đổi năng lượng với môi trường (tự nhiên và xã hội). Do đó tập Thiền giúp chúng ta khỏe mạnh và sống chan hòa hơn với đồng loại và thiên nhiên.
Vì mục tiêu ban đầu của Thiền năng lượng Tình thương gắn liền với vấn đề năng lượng nên tôi trình bày tên gọi như vậy: Thiền – Năng lượng.
Thành tố tiếp theo trong tên gọi: ” Tình thương” có ý nghĩa như thế nào? Tại sao lại có sự tổ hợp để trở thành một kinh nghiệm? Trong trương sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
Phần 3: NĂNG LƯỢNG TÌNH THƯƠNG
Bài viết liên quan
Bát nhã tâm kinh
Tâm kinh trí tuệ cứu cánh rộng lớn Khi bồ tát Quán Tự Tại hành...
Th7
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải(1996)
Đạo Phật lấy giác ngộ làm cội gốc, Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhàrtha) tọa thiền dưới...
Khoá học giúp ra quyết định sáng suốt
Nếu bạn bỏ lỡ khoá học này, mình sẽ tiếp tục ra những quyết định...
Th4
Ý Nghĩa Hình Tượng Bồ Tát – Quán Thế Âm – HT THÍCH THANH TỪ
Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời...
Th3
Bài thuốc ngâm chân và Văn hóa Đạo Hiếu của Người Dao
Và cái văn hóa đạo hiếu người dao nó có một câu chuyện rất là...
Th1
Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA
CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA là đơn vị chuyên về các bài...
Th1