Hành trình Đi để trở về Ba Vì

Dời khỏi nhà sàn, cả đoàn cùng lên đường tới địa điểm hết sức đặc biệt của Ba Vì.

Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn,
– Đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m.
– Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m.
– Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m.
Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là đỉnh Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản – một trong Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn,
– Đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m.
– Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m.
– Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m.
Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là đỉnh Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản – một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt ( Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh).
Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc một ngôi đền thờ một Người, một nhân vật lịch sử của thời đại – Đền thờ Bác Hồ , và đó chính là điểm đích mà cả đoàn đang “hành quân” đến.

Ngôi đền thiêng thờ Bác nằm ở độ cao 1.296 mét, là đỉnh cao nhất dãy Ba Vì.
Chuyện kể rằng, sinh thời Bác Hồ muốn tro cốt của mình sau này khi tạ thế sẽ được đặt ở ba quả đồi cao ở 3 miền Bắc – Trung – Nam, Di chúc có đoạn ghi
“Sau khi Hồ Chí Minh qua đời:

  • Không tổ chức đám linh đình, lãng phí thời gian và tiền bạc của dân;
  • Hỏa táng thi hài;
  • Tro hỏa táng chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành cho miền Bắc, Trung, Nam;
  • Mỗi hộp tro hỏa táng được chôn trên một quả đồi, không dựng tượng đồng, bia đá trên đó; ai đến thăm bác thì nên trồng một vài cây nơi bác an nghỉ. ’’Và ở Miền Bắc được chọn 1 địa điểm đó là Ba Vì. Vì thế, ý tưởng xây một đền thờ Bác ở đây theo di nguyện của Người được nêu ra và ngay lập tức đã được hưởng ứng nhiệt liệt. Công trình tưởng niệm Bác được khởi công ngày đầu tháng 3/1999 và hoàn thành cuối tháng 8/1999.

Đường ở đây sạch, thoáng mát. Vòng qua khúc cua này lại tới khúc cua khác, những bất ngờ này lại nối tiếp với bất ngờ kia, đó là khung cảnh hùng vĩ của đất trời trong buổi sáng sớm, gió và những tán cây vui tươi đầy tinh khôi. Từ trên nhìn xuống là những tầng mây trắng xốp, bồng bềnh. Một không gian đầy cảm hứng cho bất kỳ ai.

Xe tới bến đỗ – cốt 1100 của chặng đường lên đỉnh. Tiếng gió rì rào, không khí cứ như những ngày đầu đông đầy xúc cảm chứ không còn là mua hè oi nóng nơi phố thị ồn ào. Cả đoàn tập trung theo hàng, trang nghiêm và hoan hỉ. Tiếng hát, điệu múa của bài: “Một gia đình nhỏ – Một hạnh phúc to” tiếp tục ngân vang mở đầu cho một màn khởi động đầy an vui. Lúc này, nội quy đã được thông báo cụ thể, găng tay và túi nilong (túi phân hủy) đã được phân phát tới từng người. Ai nấy cũng đã sẵn sàng cho hành trình mong đợi. Theo kế hoạch, một nửa quãng đường đầu, cả đoàn sẽ cùng đi thiền hành, sau đó là “thiền nhặt rác” tới chân đền thờ Bác Hồ với tổng cộng 779 bậc thang “trở về”.

Mọi người đều im lặng, chỉ còn đâu đó là tiếng chim hót, tiếng gió thổi rì rào. Trời mùa hè buổi sớm trên núi mới thanh khiết làm sao, mát mẻ làm sao. Từng bước, từng bước chậm rãi, mọi nhân duyên như đang hội tụ về đây với chuyến hành trình đầy ý nghĩa này. Giữa đại ngàn oai linh hùng vĩ, 79 con tim tìm về với đỉnh thiêng, nơi hương hỏa của dân tộc.

Một nửa đoạn đường đầu tiên kết thúc, “công cuộc làm sạch môi trường” của “đội quân an lạc” chính thức bắt đầu, mỗi người một tay, mỗi người một khu vực, chai lọ, túi bóng, vỏ kẹo nhanh chóng được mọi người gom nhặt sạch sẽ. Với cuộc sống thường ngày hối hả, dễ gì mà ta có thể cúi xuống nhặt một mảnh rác ở ven đường, huống hồ là nhặt rác cho cả một đoạn đường dài mà rác lại còn len lỏi trong ngóc ngách, tích tụ lâu ngày, ắt hẳn là không sạch sẽ chút nào! Nhưng điều đặc biệt ở đây là, ngoài nhặt rác – làm sạch môi trường xung quanh chúng ta còn đồng thời “làm sạch” cho chính tâm hồn của mình. Nếu coi tâm ta là một khu vườn, những suy nghĩ tiêu cực, những điều muộn phiền lo toan là những “rác” trong khu vườn ấy thì chắc chắn, với cuộc sống đời thường, ai cũng có cho mình những “đống rác” không hề nhỏ. Và đống rác ấy mới chính là đống rác rất cần được dọn! Bởi, khi vườn tâm của ta được sạch sẽ, nó sẽ là điều kiện thuận lợi để những bông hoa an vui nở rộ. Giống như những bông hoa tô thắm cho đời, những bông hoa trong vườn tâm của bạn sẽ mang hoan hỉ cho những người xung quanh. Khi ta buông bỏ những chấp ngã, mở lòng với mọi người, trao gửi những yêu thương thông qua sự trân trọng với sự sống, với mẹ trái đất, đó chẳng phải là một cách thức để ta “dọn rác vườn tâm” chính mình? Giữa nơi linh thiêng của đất trời, cả đoàn đã có cho mình một trải nghiệm rất đáng nhớ. Để từ đây, sau khi trở về với cuộc sống thường ngày, chúng ta sẽ luôn biết cách giữ cho vườn tâm của mình và môi trường sống xung quanh được “xanh – sạch”.

Chặng đường gần tới đích, những chiếu túi đựng rác đã chứa “đầy” những “chiến lợi phẩm” cũng là khi vườn tâm của cả đoàn “vơi” nhiều những rác lo âu, chấp ngã.

Tâm thêm phần thanh tịnh, “đội quân An Lạc” cùng chuẩn bị cho buổi lễ dâng hương tại đền thờ Bác Hồ.

Ngôi đền linh thiêng mang phong cách kiến trúc truyền thống có mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng. Trông đền vững chãi và uy nghiêm… Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Hình ảnh Bác kính yêu ngồi thân thiện, an vui, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” khiến cho mỗi trái tim lại rưng rưng lên niềm xúc động. Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng khiến cho toàn thể không gian thêm phần linh thiêng, trang trọng.

Hương nhang đã thắp và hương tâm cũng đã tỏa, cả đoàn thành kính dâng lên Bác với lòng kính yêu nhất!

Bác đã ra đi biết bao mùa hoa nhưng những giá trị lớn lao người mang lại cho đất nước vẫn tiếp nối tới từng thế hệ, để ngày hôm nay, những người con an lạc được may mắn bày tỏ lòng thành, được may mắn tri ân người thông qua bài Kệ cầu nguyện hòa bình đầy ý nghĩa. Trong giây phút lắng đọng, đoàn còn nhận được những lời chỉ dạy vô cùng giá trị về “Cách thức xây dựng NGÔI NHÀ AN LẠC cho bản thân” của Sư thầy Thích Thật Bảo Trí – người thầy thân yêu đã cùng đồng hành, chỉ dẫn cho các chương trình An Lạc rất nhiều.

Con người sẽ phát triển tốt nếu được trưởng thành và nuôi dưỡng trong một môi trường tốt. Việc ta sống, ta tương tác với mọi người là một nhân tố lớn quyết định tới môi trường sống của bản thân và của những người xung quanh. Ta sống thân thiện với môi trường, với mẹ trái đất thì đó là một đóng góp to lớn cho việc xây dựng một môi trường sống xanh.Nhưng nó không chỉ dừng lại ở việc nhặt rác, bảo vệ môi trường đơn thuần. Khi ta hạn chế nói những lời tiêu cực, khiến người xung quanh không vui mà thay thế vào đó là những ái ngữ, những lời yêu thương cũng là một điều tuyệt vời để xây dựng “môi trường sống” thêm tươi đẹp, một môi trường an lạc thật sự. Ai cũng biết nói lời hay ý đẹp là tốt đấy, nhưng đâu dễ để làm được điều ấy, cuộc sống phức tạp lắm, tính ta như vậy rồi… Không sao đâu bạn nhé, giống như rác, đâu thể nhặt một lần là sạch hết, rác vườn tâm cũng vậy. Luôn nhặt rác trong tâm mọi lúc, mọi nơi trong chính những hành động nhỏ nhất, tập buông bỏ với những thứ giả tạm bên ngoài như hận thù, danh vọng hay địa vị, đó là cách vô cùng thiết thực để ta chăm chút cho những chồi non an lạc của mình.

Theo thời gian, trên mảnh vườn tâm ấy, ta còn xây dựng cho mình cả một ngôi nhà an lạc đầy vững chắc nữa:

“Giác ngộ vô sanh chính là nhà
Bản lai hiện diện chẳng gần xa”

Chúng ta luôn có cho mình một nơi chốn để an trú, ở nơi đó, ta luôn thấy thoải mái, ấm áp mà ta hay gọi nó là “nhà”.
| Vậy nếu nhà bạn ở Hà Nội nhưng bạn đang ở Vĩnh Phúc thì bạn sẽ không thể an trú, không thấy thoải mái và ấm áp?
| Nếu vì một lý do nào đó mà ngôi nhà ấy không còn nữa thì bạn có có được “an”?
| Ngôi nhà ấy chẳng qua chỉ là ngôi nhà tạm mà thôi…

Có một ngôi nhà mà sẽ luôn mang lại cho bạn cảm giác yên bình dù bạn có ở bất cứ đâu!
|| Đó chính là ngôi nhà an lạc ||
| Và chất liệu để xây lên ngôi nhà an lạc đó không phải là xi măng hay cốt thép.
| Chất liệu xây dựng nó là sự buông xả với những thứ loạn động bên ngoài, luôn hoan hỉ, an vui với chính giây phút hiện tại, mở lòng để đón nhận và trao gửi những yêu thương với mọi người với trái đất thân yêu!

Kết thúc bài viết phần 3 xin được chia sẻ câu thơ của Thầy Kết thúc bài viết phần 3 xin được chia sẻ câu thơ của Thầy Thích Thật Bảo Trí sáng tác sau thời khóa chia sẻ :Video Làm thế nào để tìm được ngôi nhà an lạc cho tâm mình

“Đền Bác rừng già chim hót ca
An lạc về đây thấy là nhà
Trụ thiền dứt niệm thôi vọng tưởng
Bản lai hiện diện chẳng gần xa!”

Bài viết: Linh Nguyễn (Light House Team)

Bài viết liên quan

Ý niệm về tiền – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

TIỀN, TRÍ TUỆ và SỰ BÌNH AN. Đợt này em tập trung không dùng điện...

KHÓA TU “TÌM LẠI CHÍNH MÌNH” CHO THẾ HỆ TRẺ

CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM DÀNH CHO GIỚI TRẺ Chủ đề: TÌM LẠI CHÍNH MÌNH Thời...

KHÓA TU “NGÀY THU AN LẠC” và XUẤT GIA GIEO DUYÊN

*** Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Được sự cho phép của...

ĐI ĐỂ TRỞ VỀ!

* Ai đang sống nơi đây, phút giây phút giây ngày tháng? Muôn chim thú...

[ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN ] Các chương trình của Clb An Lạc

Để đảm bảo cho Clb An Lạc hoạt động đúng định hướng xuyên suốt của...

Đi Để Trở Về Kỳ 3 – Phần 4: TRỞ VỀ VỚI NGÔI NHÀ CỦA TÂM AN LẠC

Tiếp nối dòng chia sẻ của Hành trình đi để trở về kỳ 3, Ngôi...

Trả lời