Tiếp nối dòng chia sẻ của Hành trình đi để trở về kỳ 3, Ngôi nhà của Tâm An Lạc đã được tìm thấy trong mỗi hành viên tham gia. Nhưng làm thế nào để ta luôn được an lạc tại ngôi nhà này xin mời cùng đọc bài viết nguyên văn của Chap Zen

Ai cũng có một
“ngôi nhà”, để trở về

Ai cũng có một ‘ngôi nhà’ để trở về. Đó là ngôi nhà tâm linh, tâm hồn, nội tâm trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được về sự trở về đó.

Bạn có thể đang rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Chẳng có gì khiến bạn phải bận lòng. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng ai đó hay một điều nào sẽ không khiến bạn cảm thấy khó chịu. Thử nghĩ về những điều khó chịu từng xảy ra và xem xem bạn có thể giữ được tâm trạng lạc quan hiện giờ? Vốn dĩ trạng thái vui vẻ sẽ chỉ là nhất thời, khi các điều kiện bất như ý đối với chúng ta tạm… đi ngủ đó thôi. Nếu bạn không có một tinh thần vững vàng thì khi những điều không tốt xảy đến, sự an lạc trong tâm ta rất dễ bị phá hủy.

Dường như cuộc sống ngày nay có quá nhiều thứ để đam mê khiến con người ta quên mất ‘ngôi nhà tâm linh’ của chính mình. Thậm chí, nhiều người còn trốn tránh không dám trở về đối diện với bản thân. Họ tìm nhiều cách để quên đi nỗi sợ đó khi đắm mình vào sự bận rộn với công việc, các mối quan hệ hay kế hoạch cho tương lai. Với nhiều người khác, đêm xuống là thời điểm chỉ còn lại mình ta với ta. Đó cũng là lúc họ ý thức rõ nét nhất về con người ẩn sâu bên trong mình mà ngày thường đã bị che đậy sau nhiều lớp mặt nạ khác nhau. Hơn lúc nào hết, họ được sống thật với bản thân mình. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là họ đã trở về với thế giới nội tâm trong họ. Sống thật với mình chỉ là sống thật với ý thức về bản thân, rằng mình vốn là kẻ yếu đuối hay có nhiều trăn trở. Còn thế giới nội tâm, ngôi nhà tâm linh thực sự lại bao gồm toàn bộ suy nghĩ, cảm xúc, cảm nhận của chúng ta về những vấn đề của bản thân mình trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài và người xung quanh.

Trở về ngôi nhà của mình đâu đến nỗi khó khăn hay đáng sợ. Phải chăng ngôi nhà đó chất chứa đầy bụi bặm với nỗi sợ hãi, sự yếu đuối, ghen ghét, đố kỵ, lo lắng, buồn chán, nghi hoặc… của bản ngã nên chẳng còn chỗ cho bạn về an trú nữa? Sẽ là sự thật nếu như bạn không sớm quay về mà dọn dẹp nó. Con người, với bản tính tự nhiên, thay vì quay về nhìn nhận lại mình thì thường có xu hướng giải quyết những vướng bận trong lòng bằng cách vươn ra bên ngoài. Khi buồn chán, chúng ta tìm đến những trò tiêu khiển. Khi tức giận, ta tìm cách thiêu đốt đối tượng gây nên cơn giận ấy bằng ngọn lửa đang ngùn ngụt bốc lên trong mình. Khi ghen tỵ với ai đó, chúng ta chê bai, bới móc những điều chưa tốt ở người kia để chứng minh sự thiếu tốt đẹp ở họ. Tất cả chỉ để làm tan đi những thứ cảm xúc tiêu cực đang dày vò tâm can ta. Tuy nhiên, những căn bệnh do tâm tạo nên phải được điều trị ở tâm chứ đâu phải nhờ tới yếu tố bên ngoài nào. Cho dù người khác đem đến cho bạn đau khổ nhưng tâm bạn sẽ đau trước khi có thể ‘trả thù’ được người ta. Vậy nên, thay vì tìm cách thỏa mãn tính hiếu thắng của bản ngã, bạn hãy quay về điều trị cơn bão lòng trong mình trước. Đó là vì sao chúng ta cần phải trở về ‘dọn dẹp nhà cửa’ nơi tâm mình.

hình ảnh

Hình ảnh thầy trò cùng thiền giữa thiên nhiên

Tuy nhiên, cần hơn hết là sự thăm viếng ngôi nhà tâm linh thường xuyên chứ đừng đợi đến khi nào bạn gặp vấn đề thì mới trở về. Đôi khi sẽ là quá muộn cho điều đó. Do không trở về thăm nhà thường xuyên nên những bụi bặm, rác rưởi kia mới giăng mắc đầy trong tâm bạn. Ngôi nhà tâm linh của bạn trở thành ‘nhà hoang’ như đúng nghĩa. Rồi đến khi sóng gió cuộc đời vô tình ập tới, bạn mới thấy nó chao đảo, chênh vênh đến thế nào. Thường xuyên quay về nhìn nhận lại tâm mình, bạn sẽ nhận biết được trong lòng mình đang vướng mắc những điều gì, còn điểm nào được hay chưa được, tốt hay chưa tốt cần thay đổi nơi mình. Mỗi sự thay đổi theo hướng tích cực cũng đồng nghĩa rằng bạn đang làm sạch, gia cố cho ‘ngôi nhà’ của mình thêm vững chắc để chuẩn bị cho những gì tồi tệ có thể đến. Bởi tất cả mọi thứ vốn đều do tâm chúng ta tạo nên, do bản ngã của ta đặt vào. Hiểu được điều này, ta tìm cách tháo gỡ mọi bám chấp của bản ngã thì lúc nào lòng ta cũng cảm thấy thênh thang mà đón nhận mọi thứ.

XEM VIDEO: TRỞ VỀ NGÔI NHÀ TÂM AN LẠC – Thầy Thích Thật Bảo Trí

Trước đây, Chap đã nhận ra rằng mỗi khi mình quá vui mừng về một chuyện gì đó thì ngay lập tức một điều không vui lại nhanh chóng ập đến. Điều không vui này sẽ làm mình thấy thất vọng, chán nản hơn so với lúc bình thường. Đó là do ý thức bản ngã trong Chap vẫn còn mờ nhạt. Điều thỏa mãn được mình thì khiến mình hài lòng nhưng bất chợt, thứ không hợp với mình xuất hiện thì lại tạo nên cảm giác chán nản, thất vọng cùng cực. Kể từ khi dành nhiều thời gian cho thế giới nội tâm, Chap ý thức hơn về việc mọi thứ đều xuất phát từ bản ngã của chính mình, dù là vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau. Vậy nên, Chap cố gắng thay đổi điều đó, tìm cách để gạt đi bản ngã để đón nhận mọi thứ một cách bình thản hơn. Sức mạnh nội tâm là thứ dần lớn lên khi cái tôi đã dần nhỏ lại. Ảnh hưởng của bản ngã bớt đi, sự buông bỏ được thực hiện. Đau khổ, bám chấp từ đó cũng vơi đi nhiều. Đó là thành quả cho sự trở về thường xuyên với ‘ngôi nhà’ tâm linh trong mình. Sự nhẹ nhàng nơi tâm khiến Chap cảm thấy ‘nhà mình’ đã trở nên thoáng đãng. Chap có thể mở lòng để đón nhận mọi thứ, mỉm cười nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn.

Vậy đó, ai cũng có một ‘ngôi nhà’ để trở về và mong rằng các bạn sẽ thường xuyên trở về để dọn dẹp, rửa trôi những cáu bẩn trong nó, để mở cửa đón ánh nắng của sự yêu thương và an lạc. Đừng đợi khi đêm xuống và chỉ còn mình mình thì mới là lúc bạn nhớ đến nó. Hãy về nhà bất cứ khi nào có thể, thậm chí là dành nhiều thời gian hơn để ‘nói chuyện’ với chính mình. Nhận diện và sửa đổi để phát huy sức mạnh trong nó.
Vậy đó, ai cũng có một ‘ngôi nhà’ để trở về và mong rằng các bạn sẽ thường xuyên trở về để dọn dẹp, rửa trôi những cáu bẩn trong nó, để mở cửa đón ánh nắng của sự yêu thương và an lạc. Đừng đợi khi đêm xuống và chỉ còn mình mình thì mới là lúc bạn nhớ đến nó. Hãy về nhà bất cứ khi nào có thể, thậm chí là dành nhiều thời gian hơn để ‘nói chuyện’ với chính mình. Nhận diện và sửa đổi để phát huy sức mạnh trong nó.
Vậy đó, ai cũng có một ‘ngôi nhà’ để trở về và mong rằng các bạn sẽ thường xuyên trở về để dọn dẹp, rửa trôi những cáu bẩn trong nó, để mở cửa đón ánh nắng của sự yêu thương và an lạc. Đừng đợi khi đêm xuống và chỉ còn mình mình thì mới là lúc bạn nhớ đến nó. Hãy về nhà bất cứ khi nào có thể, thậm chí là dành nhiều thời gian hơn để ‘nói chuyện’ với chính mình. Nhận diện và sửa đổi để phát huy sức mạnh trong nó.
(Bài viết nằm trong tác phẩm “Có một ‘ngôi nhà’ để trở về”)

Bài viết liên quan

Ý niệm về tiền – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

TIỀN, TRÍ TUỆ và SỰ BÌNH AN. Đợt này em tập trung không dùng điện...

KHÓA TU “TÌM LẠI CHÍNH MÌNH” CHO THẾ HỆ TRẺ

CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM DÀNH CHO GIỚI TRẺ Chủ đề: TÌM LẠI CHÍNH MÌNH Thời...

KHÓA TU “NGÀY THU AN LẠC” và XUẤT GIA GIEO DUYÊN

*** Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Được sự cho phép của...

ĐI ĐỂ TRỞ VỀ!

* Ai đang sống nơi đây, phút giây phút giây ngày tháng? Muôn chim thú...

[ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN ] Các chương trình của Clb An Lạc

Để đảm bảo cho Clb An Lạc hoạt động đúng định hướng xuyên suốt của...

ĐI ĐỂ TRỞ VỀ…kỳ 3 – Phần III – LINH THIÊNG ĐỀN BÁC và HÀNH TRÌNH NHẶT RÁC TỪ TÂM

Hành trình Đi để trở về Ba Vì Dời khỏi nhà sàn, cả đoàn cùng...

Trả lời