Có những cuốn sách mình đọc khi vừa mới lớn nên thật sự chưa cảm nhận hết giá trị của nó. Cuốn sách “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm” cũng nằm trong số đó.
Như lời đề từ của tác giả ngay đầu cuốn sách: “Trong thế giới này chẳng có gì sất… Tôi cảm thấy mình chẳng hiểu gì cả“. Cuốn sách đưa ta vào một lối nông nghiệp vô canh, thuận tự nhiên của một người nông dân không chuyên là Masanobu Fukuoka.
Người nông dân Masanobu Fukuoka đã buông bỏ công việc kiểm tra cây trồng tại Cục hải quan Yokohama để về quê làmnông nghiệp “vô canh” – trồng trọt không làm gì cảmột cách đúng nghĩa:
- Không bón phân
- Không nhổ cỏ
- Không cày xới đất
- Không dùng hóa chất
Tự nhiên vốn cân bằng. Chính con người chúng ta tự tách mình ra khỏi tự nhiên nên mới cảm thấy nó bất cân bằng. Con người là một phần trong tự nhiên. Thế nhưng, để phục vụ nhu cầu, con người chúng ta chỉ mới tận dụng thiên nhiên như cây, rừng, đất, nước, khoáng sản… cho mục đích phát triển kinh tế. Con người chúng ta chỉ đang biến thiên nhiên thành công cụ của mình chứ chưa sống hòa hợp với nó. Điều này chẳng phải là trái với tự nhiên sao?
Tự nhiên vốn thế, có sinh có diệt, có tiến hóa, có lụi tàn.Tất cả để duy trì sự cân bằng trong tự nhiên. Nó tương tự như lúc mình đi thiền, sư cô luôn nhắc nhở rằng nhắm mắt, buông xả và không làm gì cả. Không làm gì cả để những mọi thứ bên trong tự sinh, tự diệt rồi đưa đến trạng thái cân bằng.
Trongnông nghiệp vô canh, tác giả đã áp dụng phương pháp theo lối tự nhiên và không can thiệp gì cả. Cuối cùng thì? Năng suất lúa theo hình thức vô canh cao hơn so với chăm bón kỹ lưỡng (số liệu đã được tác giả đưa ra cụ thể trong sách).
Mình cũng đọc nhiều bài review về cuốn sách này và có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, xét ở góc độ nào đó, theo niềm tin nhà Phật rằng “sự thật là chân lý” thì:
- Phương pháp nông nghiệp vô canh của người nông dân Masanobu Fukuoka là thật.
- Năng suất cho ra sản lượng cao hơn phương pháp nông nghiệp truyền thống là thật.
Mình không nghĩ “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm” là cuốn sách khoa học, cũng chẳng phải là cuốn sách dạy làm nông nghiệp. Chúng ta nên đọc nó ở góc độ sự thật rằng, có một người nông dân đã “chẳng-làm-gì-cả” như thế nào.
Thông tin sách:
- Tác giả: Masanobu Fukuoka
- Số trang: 259
- Kích thước: 13 x 20 cm
- Nhà xuất bản: NXB Tổng Hợp
(Mình tìm link sách trên Tiki, Fahasa mà thấy sách ngừng bán rùi).
homaiquynh.
Cảm nhận về cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm”
Một phương pháp làm nông phi cơ giới hóa, một phương pháp làm nông mang con người trở về với cốt lõi tự nhiên. “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm” đưa Masanobu Fukuoka lên bậc thầy sáng tạo ra ngành nông nghiệp tự nhiên. Ai nói làm nông là khổ, làm nông là thực hiện liệu pháp thiền, giúp bạn kết nối với thần linh.
“Về căn bản, tôi tin việc làm nông tồn tại trên đời này là để phục vụ và để đạt tới Thượng đế.
Nông nghiệp tự nhiên là con đường. Thượng đế là Thiên nhiên, và Thiên nhiên là Thượng đế”.
Tác giả Masanobu Fukuoka từng là một kỹ sư nông nghiệp, ông gắng bó với các nghiên cứu về cây trồng và vi sinh vật. Ông thường tham gia vào đề tài phát triển những giống cây mới và tìm ra các loại bệnh cũng như thuốc chữa bệnh cho cây trồng. Sau một tai nạn, Fukuoka thay đổi lối sống và suy nghĩ. Ông bỏ viện nghiên cứu trở về vườn quýt của bố và tham gia trồng trọt nơi đây đến cuối đời. Sau những lần thử nghiệm và thất bại, ông đã sáng tạo ra cách làm nông tự nhiên mà không phụ thuộc vào bất kỳ hóa chất nào. Fukuoka đã tranh luận tại nhiều cuộc hội thảo khoa học, phương pháp của ông không chỉ đảm bảo được năng suất mà còn có ưu thế là không biến đổi tự nhiên và bảo vệ môi trường. Từ việc theo đuổi cách làm nông có phần trái ngược với nông nghiệp thương mại (đang phát triển ở thời điểm này), Fukuoka đã ngộ ra một chân lý theo ông về sau“Trong thế giới này chẳng có gì sất … Tôi cảm thấy mình chẳng hiểu gì cả”.
Fukuoka gọi phương pháp của mình là“Bốn nguyên tắc của nông nghiệp tự nhiên”, đó là không cày xới đất, không dùng phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ và không phụ thuộc vào hóa chất. Bằng cách trồng một loại cây là cỏ ba lá và rải giống trước khi cây trồng trên ruộng còn chưa thu hoạch, Fukuoka đã kiểm soát được cỏ dại và không cày xới đất tránh làm mất cấu trúc tự nhiên của đất. Để thay thế phân bón, Fukuoka đã dùng rơm rạ sau vụ mùa mang rải trở lại cánh đồng, vừa tạo độ ẩm, vừa trả chất hữu cơ về lại cho dất. Ông tin rằng, thiên nhiên tự biết cách cân bằng một cách hoàn hảo mà không cần bàn tay can thiệt quá sâu của con người. Ông đã bỏ ra một quãng thời gian dài để sàn lọc, tìm kiếm và tự thực hành để chứng minh phương pháp của mình. Fukuoka đã canh tác lúa, đại mạnh, hắc mạch (những cây lương thực chính yếu của Nhật) trên cánh đồng của chính ông và so sánh với những cánh đồng cơ giới bên cạnh. Ông còn áp dụng phương pháp này để trồng rau, trồng cây ăn quả và cải tạo đất xói lở, bạc màu rất hiệu quả mà không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học nào.
“Đất là kẻ cung cấp hào phóng, nhưng nó mỏng manh vàdễ bị tổn thương. Ta cần phải chú ý tới điều đó và hành động ! Bởi chữa lành đất đai cũng chính là chữa lành linh hồn con người”.
Fukuoka đã dành cuộc đời mình gắng bó với nông tự nhiên và cây trồng truyền thống của Nhật. Ông đã minh chứng bằng thực nghiệm cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các cơ quan chính phủ “Bốn nguyên tắc của nông nghiệp tự nhiên” của mình có thể áp dụng đại trà trên toàn đất nước Nhật Bản. Tại nhiều cuộc hội thảo, Fukuako đã kịch liệt phản đối nông nghiệp thương mại được chính phủ Nhật cổ vũ những năm 50 và 60, thế kỷ 20. Ông phản đối chính sách thay thế hàng loạt cánh đồng trồng cây nông nghiệp truyền thống của Nhật, bằng các giống lúa mạch ngoại nhập từ Mỹ và Châu Âu. Ông cũng phản đối ngành công nghiệp phân bón đang làm giàu bằng cách khuyến khích người nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học trong trồng trọt. Ông lên án các nhà khoa học cuồng công nghệ đang cuốn người nông dân vào các phương pháp trồng trọt phi tự nhiên như trồng các giống cây biến đổi gen, trồng cây trong lồng kính hoặc trồng cây trái vụ để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi phi lí của người tiêu dùng. Fukuoka cho rằng việc gọi tên những sản phẩm nông nghiệp từ các quy trình chăn nuôi, trồng trọt nói trên là thực phẩm sạch hay thực phẩm tự nhiên là vô vùng sai lầm.
“Những thứ rau trái này là sự pha trộn hóa học mọng nước của nitơ, phốt pho và kali với một chút trợ giúp từ hạt giống. Và chúng sẽ có hương vị đúng như thế. Còn trứng gà thương mại thì không gì hơn là một hỗn hợp thức ăn tổng hợp, các hóa chất và hoc môn. Đây chẳng phải là sản phẩm của tự nhiên, mà là một sản phẩm tổng hợp do con người tạo ra dưới hình dạng một quả trứng. Với những người nông dân tạo ra rau củ và trứng kiểu này, tôi gọi họ là nhà sản xuất”.
Một mặt cổ vũ cho nền nông nghiệp tự nhiên, nhưng ẩn chứa bên trong lối sống và làm việc của Fukuoka là triết lý về cuộc sống. Sự sống với ông không khác gì là Việc Sống, và con người là một phần không tách rời của tự nhiên. Có thể gọi phương pháp của Fukuako là không – làm – gì – cả. Thực chất phương pháp này không phải thụ động, phó mặc mọi thứ theo nghĩa đen là không – làm – gì – cả, mà là một giải pháp gián tiếp để tự nhiên tự điều chỉnh và cân bằng lẫn nhau. Theo Fukuoka, thiên nhiên thì kỳ bí, vô tận còn hiểu biết của con người là hữu hạn, chưa kể mỗi người, mỗi ngành nghề chỉ thấy cái giới hạn của chuyên môn mình, vậy nên không thể lấy cái hữu hạn để chi phối, cải tạo tự nhiên hoặc “chinh phục tự nhiên”.
“Một đối tượng được nhìn tách biệt khỏi tổng thể thì không còn là thứ có thực nữa”
Lối sống của Fukuoka đã thu hút không ít thanh niên thành thị rời bỏ chốn đô thị ồn ào, náo nhiệt, lặn lội tới trang trại của ông, cất lều và thực hành lối sống giản đơn nhất – trở về với cội nguồn tự nhiên. Một vài khách tham quan, kể cả các nhà khoa học đã tỏ ra nghi ngờ triết lý sống của Fukuoka. Họ gọi cách làm nông của Fukuoka là một bước lùi, là quay trở về nền nông nghiệp hoan sơ, không khoa học và không phù hợp với xu thế thương mại hóa kinh tế thị trường. Một số cho rằng Fukuoka là lão già lập dị, quái gở, nhưng ông vẫn bình thản, tự nhiên bởi vì ông tin vào chân lý của mình.“Mục đích tối thượng của việc làm nông không phải là trồng cây, mà là sự tu dưỡng và hoàn thiện con người”
Có một mối liên hệ giữa minh triết Fukuoka gắng bó với Phật và Lão. Trong Phật giáo có thuyếtVô niệm, tức là đạt đến cảnh giới không còn phân biệt giữa cái ta và cái sự vật bên ngoài, tâm vô niệm tức là tâm có thể dung hòa mọi sự vật, hiện tượng, mà không có tính phán xét, hơn thua. Và người ta gọi liệu pháp của Fukuoka là giải pháp Thiền trong nông nghiệp. Trong Lão giáo có thuyếtvô vi, để đạt tới cảnh giới cực thịnh, mỗi người phải biết rũ bỏ những dục vọng cá nhân, sống và làm thuận theo lẽ trời; Lão Tử còn cho rằng vũ trụ thì vô hạn, trong đó sự vật có lúc vơi, lúc đầy, nhưng về tổng thể thì tương đối hoàn chỉnh.
“Chúng ta được sinh ra và đang sống trên trái đất này là để trực diện với hiện thực của Việc Sống. Việc Sống không gì hơn là hệ quả của việc được sinh ra ……..”
Nhìn về hiện tại, những điều Fukuoka chia sẻ cách đây 40 năm (sách xuất bản lần đầu năm 1975) mà ngỡ như đang nói chuyện ngày nay. Khi con người ngày càng lạm dụng các hóa chất – mà một thời kỳ chúng ta xem là thành tựu công nghệ, đã gây những mối lo ngại về gia tăng bệnh tật, về ô nhiễm môi trường. Có phải chính chúng ta đang tự đầu độc mình. Chúng ta đang nhận lấy hậu quả vì đã làm trái với tự nhiên, “cưỡng bức tự nhiên”. Với tôi, cuốn sách rất bổ ích, vừa học hỏi thêm cách làm nông tự nhiên, có thể ứng dụng nó trong trồng trọt hoặc chăn nuôi, thay đổi những quan niệm trước đây về sử dụng thực phẩm. Vừa mở rộng thế giới quan của ta về các sự vật, hiện tượng chung quanh. Chúng ta phải đặt lại mình trong mối gắng kết và hài hòa với tự nhiên; mỗi cái cây, ngọn cỏ đều có linh hồn và sự sống của nó. Chúng ta không nên quá quan trọng một số vấn đề và một số sự vật.
Viết xong ngày 14/11/2016
Nguồn: tienkiss.wordpress
Bài viết liên quan
TỐT NGHIỆP KHÓA…UNG THƯ.
“Đất là kẻ cung cấp hào phóng nhưng nó mong manh và dễ bị tổn...
Th5
TẠI SAO NÊN KẾT HỢP DÙNG BỘT THỰC DƯỠNG TÂM AN CÙNG ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô, TRÊN HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH THUẬN NHIÊN.
Một bữa ăn chay thực dưỡng chuẩn khoa học là bữa ăn vừa đảm bảo...
Th3
CÔNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô
CÔNG DỤNG ĐƯỜNG MÍA HÀ THỦ Ô: 1: Cải thiện hệ miễn dịch 2: Ngừa...
Th3
Tác dụng kỳ diệu của Thở Bụng
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y...
Th2
Cách sử dụng EnzymeZ
🌱Enz mình dùng tốt nhất trước khi ăn 30p. Enz sẽ phát huy tốt khi...
Th8
Đức Phật nói về ăn chay, ăn thịt
Đức Phật nói về ăn thịt: Đức Phật không cấm tuyệt đối việc ăn thịt,...
Th7