Trong dược liệu có chứa nhiều thành phần kháng sinh hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Đông y và Tây y đều có những nghiên cứu để khẳng định tính hữu dụng của cây thuốc này với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

Theo quan điểm Đông y cây và lá xuyên tâm liên có tác dụng gì?

Rất nhiều tài liệu cổ ghi chép lại, dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào kinh phế và can. Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, thải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp, tiết niệu, viêm ngứa ngoài da…

Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có ghi xuyên tâm liên có tác dụng với những người bị viêm khớp, đau nhức xương, tiêu độc khi bị rắn cắn.

Ngoài ra, xuyên tâm liên còn được dân gian lưu truyền trong nhiều bài thuốc bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, chữa bế kinh hoặc một số bệnh do vi rút gây ra. Đông y thường dùng xuyên tâm liên trong các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp, tai mũi họng do vi khuẩn gây nên. Trong y học Trung quốc, lá xuyên tâm liên khô được sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn tiết niệu, đau buốt khi đi tiểu.

Những tác dụng của dược liệu theo quan điểm y học hiện đại

Theo kết quả nghiên cứu y học, trong cây dược liệu xuyên tâm liên có chứa nhiều acid hữu cơ, đường, tanin và paniculide A, B, C.

Riêng trong lá có deoxyan-drographolide, andrographolide, neoandrographolid, homoandrographolide và panicolide. ngoài ra còn có một lượng nhỏ andrographan, andrographon và andrographosterin.

Khi phân tích rễ cây người ta tìm thấy mono-O-methyl within, andrographis, panicolin và apigenin-7,4′-dimethyl ether.


Những thành phần này có nhiều công dụng cho sức khỏe. Cụ thể:

Chống viêm, kháng lại vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptococcus aureus, loại vi khuẩn gây bệnh tụ cầu vàng. Ngoài ra hoạt chất của dược liệu còn có tác dụng với vi khuẩn Enterococcus faecalis, Streptococcus pyogenes, Klebsiella pneumonia và Proteus Vulgaris.

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn tính, ho, bị đờm cổ lâu ngày, tức ngực, khó thở.

Dùng xuyên tâm liên có thể chấm dứt các phản ứng dây chuyền gây tổn hại tế bào, loại bỏ gốc tự do và ức chế các phản ứng oxy hóa khác.

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy dược liệu này còn có tác dụng làm giảm đau đầu, hạ sốt ở những người bị cảm.

Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng để bào chế các loại thuốc trị viêm loét dạ dày, viêm phổi, loại bỏ nọc độc khi bị rắn cắn.

Dược liệu còn có tác dụng cho nữ giới, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, bệnh gan hoặc vàng da.

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như tróc lở, mụn nhọt, viêm ngứa da, áp xe nhờ đặc tính kháng viêm, tiêu độc và loại bỏ vi khuẩn.

Bài viết liên quan

Bát nhã tâm kinh

Tâm kinh trí tuệ cứu cánh rộng lớn Khi bồ tát Quán Tự Tại hành...

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải(1996)

Đạo Phật lấy giác ngộ làm cội gốc, Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhàrtha) tọa thiền dưới...

Khoá học giúp ra quyết định sáng suốt

Nếu bạn bỏ lỡ khoá học này, mình sẽ tiếp tục ra những quyết định...

Ý Nghĩa Hình Tượng Bồ Tát – Quán Thế Âm – HT THÍCH THANH TỪ

Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời...

Bài thuốc ngâm chân và Văn hóa Đạo Hiếu của Người Dao

Và cái văn hóa đạo hiếu người dao nó có một câu chuyện rất là...

Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA

CÔNG TY CỔ PHẦN DAO DƯỢC TRIỆU GIA là đơn vị chuyên về các bài...

Trả lời