Trong trường hợp một cá nhân chuyên chú vào hành động như nó là, y sẽ hoàn thiện trách nhiệm một cách xuất sắc. Về phần bản thân, nó khiến hành động xuất hiện như một trạng thái trung gian (bardo) trong đời sống và vì thế mà đánh thức tính thấy (rigpa). Về phương diện xã hội, một hành động được hoàn thành khiến cho trách nhiệm liên đới được giải tỏa. Và đến lượt nó, một đối tượng cổ súy cho đời sống trách nhiệm thì sẽ kết tập được lòng tin của quần chúng. Chúng ta thử nghĩ xem, sẽ chẳng còn gì kết nối chúng ta lại với nhau nếu mất đi niềm tin! Có lẽ giá trị xã hội của việc thực hành bổn phận đã vượt khỏi tầm vóc cá thể một cách đầy tinh thần nhân văn như vậy!!!

Trong quá khứ xa xôi, người ta nhấn mạnh đến giải thoát tính trực ngộ trong trường hợp một bổn phận được hoàn thành. Ví dụ kinh điển là cuộc trao đổi về bổn phận giữa Krishna và người anh hùng Arjuna trong Chí Tôn Ca. Nhấn mạnh thêm nữa, trong văn hóa của dân tộc Nhật Bản có đề cập đến vị Phật Canon (Kwanon) như vị Thần Chủ đem lại cứu cánh giải thoát cho những người làm tròn bổn phận. Sự tín nhiệm này mạnh mẽ đến mức nó vẫn còn chi phối sâu sắc đời sống xã hội Nhật Bản cho đến đương đại, thậm chí mai hậu. Ngày nay, trái với truyền thống thăng hoa tinh thần trong thực hành bổn phận, người ta tiến hành khen thưởng cho đối tượng bằng giá trị vật chất. Điều này thì làm cho hành động trở nên bị ô uế từ gốc rễ! Trong ba nấc thang đầu tiên của 12 nhánh của Con Đường Giác Ngộ, bổn phận cùng với giới luật và nghi lễ tạo thành bộ ba đầu tiên. Chúng đơn giản và hiệu quả! Tuy nhiên, một hành giả sẽ chỉ thực sự thể nhập con đường tâm linh khi thực hành ba phạm trù này như nó là: Nghi lễ như nó là; chẳng vọng cầu! Giới luật như nó là; chẳng khắc kỷ! Bổn phận như nó là; chẳng siêu hình hay vật chất hóa! ……Thầy (07.12.2015)

Cũng dặn lòng không muốn nói về tâm linh nữa. Nhưng thấy bài viết này rất có giá trị cho nhiều người cư sĩ tại gia. Nhất là để định hướng tư duy cho những người Phật Tử khi mới vào cửa Đạo. Bức tượng Đức Kannon cao 62m tại chùa Daihonzan Naritasan ở Kurume, Fukuoka, Nhật Bản.

Bài viết liên quan

Trị bệnh như thế nào cho đúng

Tất cả chúng ta có bệnh, Phật dạy lấy thuốc mà trị chớ không phải...

Tâm thư từ lá gan

TÂM THƯ GỬI TỪ GAN Gửi anh – bạn NGƯỜI thân mến, Tôi Lá Gan...

Thiền tông Việt Nam cuối thể kỷ 20

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX (tiếp-3) SƠ TỔ TRÚC LÂM (1258-1308) Vua...

TẬP LUYỆN ĐỂ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

CƠ HỘI DUY NHẤT DÀNH CHO CÁC BẠN ĐANG BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG. KHÔNG ĐẾN...

Tại sao Phật Tử phải tu Thiền – HT.Thích Thanh Từ

Hôm nay chúng tôi nói thẳng về đường lối tu Thiền mà hiện chúng tôi...

Tại sao phải ngồi thiền – HT Thích Thanh Từ

Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được....

Trả lời