…D. BỎ THỜI KHÓA CÔNG PHU TRỞ THÀNH LƯỜI BIẾNG.
Người tu theo Thiền tông giờ nào cũng là giờ tu, hành động nào cũng là hành động tu, hằng chiếu soi tâm niệm mình không chút sơ hở. Nếu được như thế, thời khóa công phu đặt với người này trở thành vô nghĩa. Đợi đến thời khóa mới tu sao? Ngoài thời khóa ấy làm gì? Quả thật chỗ thiết yếu là tu từng tâm niệm. Nhưng cũng có một số người lười nhác, không thể hằng quán chiếu từng tâm niệm ở nội tâm, mà đặt thời khóa tu hành họ
lại chống đối. Họ bảo rằng người tu thiền giữ hình thức ấy làm gì? Giờ nào không phải là
giờ tu mà đặt thời khóa?

Thế nhưng, không có thời khóa, thì họ thả rong con khỉ ý thức chạy nhảy tứ tung, chẳng có phút giây an tĩnh. Lợi dụng sự không nặng thời khóa của người chân tu, họ mặc tình vui chơi lười biếng. Muốn trị bệnh này, người tu thiền cần phải khắc kỷ, nỗ lực tiến tu, nếu thấy tâm mình lơi lỏng liền phải thu nhiếp, phát thệ nguyện mạnh mẽ để sách tiến mình. Hằng phát nguyện tinh tấn là phương thuốc trị lành bệnh này.

Tóm lại, người tu thiền mắc bệnh tự tôn phải dùng lễ Phật sám hối để trị, người mắc bệnh phóng túng dùng giới luật để trị, người mắc bệnh nói nhiều dùng ít nói im lặng để trị, người mắc bệnh lười biếng dùng tinh tấn để trị. Người tu biết mình có bệnh, khéo dùng thuốc điều trị thì bệnh được lành, trên đường tiến đạo sẽ không thối chuyển. Ngược lại, có bệnh mà không biết, hoặc biết mà không chịu điều trị, chắc chắn người ấy sẽ bỏ cuộc nửa đường, có khi phải sa đọa là khác.
*
XI. KẾT LUẬN:
Yếu chỉ Thiền tông là kiến tánh khởi tu, ngay trong đời này hành giả giác ngộ bản tánh chân thật của mình, tất cả thứ giả dối sai lầm từ muôn đời mê chấp, buông xả hết để tâm thể thanh tịnh sáng suốt. Thiền tông khai thác cho chúng ta thấy một con người chân
thật từ vạn kiếp của chúng ta. Đó là đưa giá trị con người đến tột đỉnh của nó. Hạnh phúc
chân thật không thể có nơi con người giả dối này. Chỉ khi nào chúng ta nhận ra “bản lai diện mục” của mình, hằng sống với nó mới là chân hạnh phúc.

Bởi vì mọi cuộc luân hồi đau khổ ngang đây đã chấm dứt. Con người bao giờ cũng hướng về Vĩnh Cửu, song tự mình không biết Vĩnh Cửu ở đâu, người ta cứ ngỡ Vĩnh Cửu ở một phương trời xa lạ nào, không ngờ Vĩnh Cửu vẫn ở ngay trong cái thân vô thường giả dối này. Khác với các nhà tôn giáo xưa nay, tô điểm cái vĩnh cửu bằng một bộ mặt phấn son nồng nặc. Thiền tông vạch trần bộ mặt thật của Vĩnh Cửu hết sức bình dị đơn sơ. Chân lý bao giờ cũng giản dị, song vì sức tưởng tượng của con người biến chân lý trở thành cái huyền bí xa vời. Đạo, Chân tâm, Phật tánh, Pháp thân… chẳng phải gì xa lạ, chính là bộ mặt thật của con người chúng ta. Bộ mặt thật ấy bị phủ kín bởi những lớp bụi vọng tưởng điên đảo, chịu khó lau chùi sạch chúng thì bộ mặt thật xuất hiện đầy đủ.

Đừng dại khờ chạy tìm nó trên những đỉnh núi cao chót vót, dưới những vực thẳm sâu hun hút, trong những rừng rậm mịt mù, từ những phương trời xa tít. Chúng ta hãy dừng lại nhìn thẳng dưới gót chân của mình, quả thật bộ mặt thật đã nằm sẵn ở đây. Người khéo biết sống trở lại mình thì chân lý gần
gũi làm sao. Ai có thể ngờ rằng “Tâm bình thường là đạo”! Đây là tánh cách đơn giản
bình dị của nhà thiền. Chỉ ngại người ta khinh thường bỏ qua hòn ngọc báu, Thiền sư phải dùng đến diệu thuật hét điếc tai, đánh tóe lửa, chung qui cũng chỉ vì chỉ thẳng cái “tâm bình thường” cho mọi người. Song bình thường là phi thường, bởi vì nghĩa bình
thường của con người xưa nay là điên đảo, bỏ được cái điên đảo ấy mới gọi bình thường.

Thế nên nhận ra được bản tâm bình thường của mình, cần phải phủi sạch những thứ điên
đảo phi thường kia là chúng ta sống một cuộc sống thái bình, chấm dứt một cuộc đời lang thang ở tha phương viễn xứ, trở về cố hương an ổn muôn đời.
Để chấm dứt phần kết luận này chúng tôi mượn bài kệ của Thiền sư Huệ Sinh đời
Lý ở Việt Nam thu gọn hơn:

Pháp bản như vô pháp
Phi hữu diệc phi vô
Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sanh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng-già nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu
Tam-muội nhậm thông châu.
Pháp gốc như không pháp
Chẳng có cũng chẳng không
Nếu người biết pháp ấy
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng-già vắng lặng
Thuyền Bát-nhã rỗng không
Biết không, không giác có
Chánh định mặc thong dong.

Hết
Trích Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX – HT Thiền sư Thích Thanh Từ.

Bài viết liên quan

“ĐỈNH CAO CỦA ĐỜI NGƯỜI”
“ĐỈNH CAO CỦA ĐỜI NGƯỜI”

Trong cuộc sống này, không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải thể hiện,...

CHẠY TRỐN TỰ DO*
CHẠY TRỐN TỰ DO*

Tối qua trong lớp Tâm Lý Học Chuyển Hóa, một học viên đã hỏi tôi...

BIỂU TƯỢNG HOA SEN
BIỂU TƯỢNG HOA SEN

Trong đạo Phật biểu tượng hoa sen có những gì kỳ đặc? Hôm nay chúng...

Dũng mãnh bước đi
Dũng mãnh bước đi

– Cuộc đời rất kiên nhẫn dạy đi dạy lại một bài học, vì bạn...

Những câu nói để đời của cố HT.Thích Phổ Tuệ
Những câu nói để đời của cố HT.Thích Phổ Tuệ

Những câu nói bất hủ để đời của Đức Pháp chủ HĐTS GHPGVN cố trưởng...

Bài luận này giảng về vô ngã của Đạo Phật.
Bài luận này giảng về vô ngã của Đạo Phật.

Trí tuệ của ngài thật siêu việt, đúng là một bài viết thì không thể...

Để lại một bình luận