Một bài pháp của sư Buddharakkhita, con xin phép chia sẻ vì lợi ích của số đông, “mình sống trên đời mình phải tu tập hành thiền để chấp nhận được cái chết từng giây phút giây phút. Khi mình có kinh nghiệm chết từng giây phút như vậy thì mình chuẩn bị tốt hơn cho cái chết thứ hai không tránh được. Cái chết thứ hai không tránh được thường ngoài đời người ta bị giựt mình, nhưng đối với mình là CẢNH TỈNH. Khi mình biết được rằng cái chết không tránh khỏi và cộng thêm kinh nghiệm hành thiền, thì mình càng làm nhiều việc thiện hơn để nâng cấp từng kiếp sống cho đến mục tiêu cuối cùng”.

Hôm nay Sư sẽ cho quý vị biết Sư học Phật học như thế nào, hồi đó 23 tuổi chỉ biết chữ GOTAMA thôi, không biết Niết-bàn là gì, nhưng rồi ráng học, thành chư tăng hơn hai mươi mấy năm. Hôm nay sư chia sẻ cho quý vị về 3 loại chết.

Một cái tin rất vui cho người Phật tử là có thể chuẩn bị cho cái chết thứ ba.

BA LOẠI C.H.Ế.T

1) LOẠI C.H.Ế.T THỨ NHẤT mà Đức Phật dạy là mình ĐANG CHẾT TRONG TỪNG KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI, chứ không phải chết trong tương lai. Cũng giống như sự thay đổi trong ngũ uẩn của mình từ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.

Ví dụ: mình thấy tượng Đức Phật ở đây đẹp quá mình vui, khoảnh khắc này mình thấy như vậy, nhưng khoảnh khắc sau mình nhìn chỗ khác thì nó mất đi (thọ mất đi). Rồi lúc đầu thấy ông sư người Phi Châu thấy lạ, nhưng lát sau mình chấp nhận là có sư người Phi Châu (tưởng cũng thay đổi luôn)… Tất cả hiện tượng trong người mình từ những kinh nghiệm ghi nhận, cảm thọ… đều thay đổi từng khoảnh khắc, hay những tế bào trong người mình luôn luôn chết đi, biến đổi mà nếu mình KHÔNG CHẤP NHẬN được những cái đó thì mình rất khổ. Cho nên mình phải hiểu được và chấp nhận được là Đức Phật dạy MÌNH C.H.Ế.T TRONG TỪNG KHOẢNH KHẮC, TỪNG GIÂY PHÚT.

Ngoài đời chấp nhận cái chết bình thường, nhưng chỉ đạo Phật mới cho biết cái chết thực sự, cái chết của kinh nghiệm mà CHỈ CÓ HÀNH THIỀN, CÓ CHÁNH NIỆM MỚI THẤY THỰC SỰ ĐƯỢC SỰ SANH DIỆT, giúp chúng ta hiểu rằng Đức Phật đến đây không chỉ nói sách vở, mà còn là kinh nghiệm CÓ ĐÓ RỒI MẤT ĐÓ nó khác với cái chết bình thường của người đời. Nếu mình không chấp nhận được cái chết trong từng khoảnh khắc hiện tại thì khó có thể chấp nhận được cái chết trong tương lai.

2) LOẠI CHẾT THỨ HAI là cái chết thông thường mà tất cả chúng ta dù bất kì tôn giáo nào cũng chấp nhận: chết do già chết, bệnh chết, tai nạn chết… Và cái chết đó nó lệ thuộc vào NGHIỆP CỦA MÌNH. Có người sống 100 tuổi, có người sống 1 tuổi, mà chỉ qua đạo Phật mình mới có thể giải thích được. Khi mình chấp nhận được loại chết thứ nhất thì mình mới có thể chấp nhận được loại chết thứ hai này, mà để chấp nhận thì cần hành thiền.

Khi mình hành thiền, thì mình phải QUÁN TƯỞNG ĐẾN SỰ CHẾT, quán tưởng rằng mình sẽ chết, mình sẽ già, vợ mình, con mình cũng sẽ chết, người thân mình ai rồi cũng sẽ già, sẽ chết, và những người xung quanh mình, dù bất cứ chúng sanh nào cũng vậy. Khi mình hành thiền mình QUÁN TƯỞNG NHIỀU LẦN NHƯ VẬY thì đang chuẩn bị tâm lý cho mình: khi cái chết đến thật sự thì mình dễ dàng chấp nhận nó hơn.

Ngoài ra, hành thiền HƠI THỞ cũng rất quan trọng cho chúng ta khi cùng quán tưởng về cái chết. Trong một bài kinh của Đức Phật có dạy đó cũng là sự chuẩn bị khi bản thân mình chết đi hay người thân mình chết đi thì mình sẽ không có sự hối tiếc đau buồn và có sự chuẩn bị sẵn sàng. Có 3 điều quán tưởng mà mình luôn luôn làm khi mình hành thiền mỗi ngày là: quán sự già, bệnh, chết. Mỗi tối hãy tạo một nghi lễ hành thiền tại nhà và quán 3 điều trên.

Bên cạnh đó chúng ta cần quán tưởng thêm về những người tốt, như Ân Đức Phật rất tốt, Chúa cũng rất tốt… nhưng cả hai vị ấy cũng phải tuân theo luật vô thường là phải chết đi. Chúng ta sẽ thấy rằng dù Phật là người có nhiều đức tánh tốt cao thượng như vậy nhưng cũng sống đến 80 tuổi mà thôi, huống chi chúng ta. Khi hiểu về điều đó thì chúng ta sẽ suy tư đến loại chết thứ ba sau đây.

3) LOẠI CHẾT THỨ BA: là một cái chết tốt lành, là một tin tức tốt cho chúng ta. Cái chết ấy gọi là CÁI CHẾT BẤT TỬ LÀ CHẾT ĐỂ KHÔNG CÒN PHẢI CHẾT NỮA. Cái chết thứ nhất là chết trong từng khoảnh khắc, cái chết thứ hai là chết do chuyển biến, nhưng cái chết thứ ba thì khác. Nếu chúng ta sống mà làm tốt, làm thiện lành, có sự nỗ lực tu tập… thì khi chết chúng ta sẽ đến gần với cái chết thứ ba – CÁI CHẾT KHÔNG CÒN SANH NỮA – NIẾT-BÀN.

Một cái tin rất vui cho người Phật tử là có thể chuẩn bị cho cái chết thứ ba. Cái chết thứ hai mình không thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi lần mình chết đi là mỗi lần mình nâng cấp lên một cái tốt đẹp hơn cho đến khi tiến về cái chết thứ ba là HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG NIẾT-BÀN. Mỗi lần mình có tư tưởng như vậy thì là một lần mình tiến gần đến cái chết thứ ba. Để được nâng cấp như vậy thì mình phải làm gì? Thứ nhất mình làm phước, làm thiện lành, niệm Ân Đức Phật, nên quy y giữ giới… mình càng làm nhiều thì mình càng nâng cấp hoài, mà cứ nâng cấp hoài thì cái chết mình không còn sợ nữa, cho đến khi nào mình đạt được cái chết bất tử NIẾT-BÀN, thì mình đâu còn sợ chết nữa. Con cháu mình được sanh ra trong gia đình biết đạo Phật là quý lắm rồi, mình càng phải khuyến khích chúng tiếp tục làm phước tu tập hoài hoài.

Tóm lại, mình sống trên đời mình phải tu tập hành thiền để chấp nhận được cái chết từng giây phút giây phút. Khi mình có kinh nghiệm chết từng giây phút như vậy thì mình chuẩn bị tốt hơn cho cái chết thứ hai không tránh được. Cái chết thứ hai không tránh được thường ngoài đời người ta bị giựt mình, nhưng đối với mình là CẢNH TỈNH. Khi mình biết được rằng cái chết không tránh khỏi và cộng thêm kinh nghiệm hành thiền, thì mình càng làm nhiều việc thiện hơn để nâng cấp từng kiếp sống cho đến mục tiêu cuối cùng.

• Trích từ bài giảng của sư Buddharakkhita.
• Người dịch: Đạo hữu Nam Trang.

Src: ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ ĐỜI.

Shared by HERE & NOW.

Bài viết liên quan

Những lời khai thị từ Đức Liên Hoa Sinh

Có thể nói thân người là cực kỳ khó. Thế nên, thật là ngu mê...

Bài thơ về sự vô thường – Tế Công đời nhà Tống

Tế Công đời nhà Tống có làm bài thơ về sự vô thường: Tiếc thay...

TU TRONG MỌI HOÀN CẢNH

HỎI Thưa Thầy, khi xưa đức Phật và các thầy Tỳ-kheo không phải lao động...

Phật học tham vấn – độ chúng sanh

PHẬT HỌC THAM VẤN ( Sư Ông Trúc Lâm Tôn Sư ) Độ Chúng Sanh…?...

Hòa thượng Quảng Khâm – Cẩm nang tu đạo – Tu hành

Chương I: Tu Hành 1. Tu Hành: Tìm Lại “Bản Lai Diện Mục” Pháp môn mà ta tu...

Mười tám cõi địa ngục – Lời vàng của thầy tôi

1.1. Tám địa ngục nóng Tám địa ngục nóng nằm chồng chất lên nhau giống...

Trả lời